Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

ĐỜI SỐNG KHOÁI LẠC TRONG CHÚA (THI THIÊN 37:3-5)


 

Thứ hai  30/10/2023 – Từ 15 – 16 giờ

KINH THÁNH: 3Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, và làm điều lành; Khá ở trong xứ, và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài. 4Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, Thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước. 5Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, Và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi-thiên 37:3-5).

 

ĐỀ TÀI:  ĐỜI SỐNG KHOÁI LẠC TRONG CHÚA

CÂU GỐC:4Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, Thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước(Thi-thiên 37:4).

TS Phạm Thị Ngọc Huệ


Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2023

ĐỜI SỐNG KHOÁI LẠC TRONG CHÚA

 

GMV_BÀI GIẢNG_NGÀY THỨ HAI 30/10/2023

 

KINH THÁNH: 3Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, và làm điều lành; Khá ở trong xứ, và nuôi mình bằng sự thành tín của Ngài. 4Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, Thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước. 5Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, Và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi-thiên 37:3-5).

ĐỀ TÀI:  ĐỜI SỐNG KHOÁI LẠC TRONG CHÚA

CÂU GỐC:4Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, Thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước(Thi-thiên 37:4).

 

DÀN BÀI

 

DẪN NHẬP

Bối Cảnh Phân Đoạn Kinh Thánh Thi-thiên 37:

NỘI DUNG

I/ TÌM SỰ KHOÁI LẠC NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI  

          1/ Lời Chúa Chỉ Dẫn Cho Người Tìm Kiếm (Thi-thiên 16:1-11)

          2/ Đời Sống Khoái Lạc Là Làm Theo Ý Chúa  

II/ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HƯỞNG ĐƯỢC SỰ KHOÁI LẠC         

1/ Tin Cậy Vào Sự Thành Tín Của Chúa (c.3)

2/ Phó Thác và Nhờ Cậy Chúa (c. 5)

III Ý NGHĨA CỦA THI THIÊN 37:4 (Xem file không trích)

          1/ Giải Thích Từ Ngữ: Khoái Lạc;

          2/ Ý Nghĩa Của Thi-thiên 37:4

          3/ Phó Thác Đường Lối Mình Và Nhờ Cậy Nơi Chúa Thì Sẽ Được Gì?

IV/ ỨNG DỤNG CHO CHÚNG TA NGÀY NAY

          1/ Đời Sống Tin Cậy Vâng Lời

          2/ Sự Vui Thỏa Thật Trong Chúa

KẾT LUẬN  

          Kinh Thánh Khích Lệ

TS. Phạm Thị Ngọc Huệ

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

CHÚA GIÊ-SU LÀ CỦA TÔI

 (Dành tặng cho người đang tìm hiểu về Chúa Cứu Thế Giê-su,

và đã tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của đời mình.)

  NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ

Các từng trời rao sự hiển vinh

Đức Chúa Trời là Đấng quên mình

Ngày xưa Chúa đã thành Con trẻ

Mượn dạ Ma-ri, bởi Thánh Linh!

 

Dọn đường cho… Đức Chúa Giáng sinh,

Giê-su tên gọi vị Vua mình,

Tên Ngài! Đấng Thánh! Tiên tri báo,

Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên!

 

Lời rằng:

“Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi,

quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình” (c. 35a)

“Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng” (c.33).

Lời tự tình trong thiên trình Giáng thế của Chúa Giê-su, ngàn muôn thu vẫn không lu mờ!

 

Chúa Giê-su! Xuống thế, không là chuyện tình cờ, hởi người có tâm tình ơ hờ!

Người người đừng mơ… bổng dưng cửa mở, ngỏ thiên đàng sẵn chờ, người ngủ mơ!

Chúa Giê-su Giáng thế, mệnh truyền và giao kết: Hãy đến với Ngài với lòng tin trẻ thơ!

 

Tình Đức Chúa Trời đẹp như vần thơ… gian nan!

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian,

đến nỗi đã ban Con một của Ngài,

hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16)

Đó là tình yêu của Đức Chúa Trời… dành cho bạn!

Huyền nhiệm thay! Đức Chúa Trời Vô Hạn!

Quyền năng, Công bình, Nhân từ, … Tôi giống Ngài, tôi yêu bạn,

Món quà Thiên Chúa trao ban,

Chuyển giao cho bạn, nhận mau bạn hiền.

Có Ngài, mình hết ưu phiền,

Thênh thang vui bước… có liền Chúa tôi!

 

Phóng tác theo Kinh Thánh

Lu-ca 1:26-38, Giăng 3:16

NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

CẢM TƯỞNG CỦA MỘT THÀNH VIÊN LÃO THÀNH: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG GIÁO SƯ TẠI THÁNH KINH THẦN HỌC VIỆN-ĐẤNG CHRIST

 Thánh Kinh Thần Học Viện-Đấng Christ (CBTS.) là một Viện Thánh Kinh dạy và học theo phương pháp học online (trực tuyến) đến nay đã được 10 năm hoạt động. Dạy học online đang ngày trở nên phổ biến nhờ sự phát triển của internet và các công nghệ truyền thông kỹ thuật số. Giáo Sư và Sinh Viên hoàn toàn có thể tương tác trên máy tính có nối mang. Phương pháp dạy học này mang nhiều sự tiện lợi cho Giáo Sư và Sinh Viên.

 GS. TS. PHẠM THỊ NGỌC HUỆ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG GIÁO SƯ TẠI C.B.T.S.

Hình ảnh của Gs. Đoàn Viện C.B.T.S.

Học trực tuyến chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người trong thời buổi hiện nay. Một trong những lợi ích đầu tiên của việc học online đó chính là sự tiện lợi, vì được  thực hiện ngay tại nhà, hay bất cứ nơi đâu và thời điểm nào trong ngày. Tại CBTS. Giáo Sư của Viện mang lại nhiều lợi ích cho Sinh Viên (SV) của Viện qua việc học trực tuyến, thể hiện ở lòng nhiệt thành, cả ở tiêu điểm, của người dạy, lẫn người học đều nhiệt tình. Ai ai cũng có thể truy cập tìm kiếm tài liệu mở rộng mà không bị giới hạn bên trong giáo trình học tập của môn học. Điều này sẽ giúp cho kiến thức của SV càng tăng, các trích dẫn, footnote, dẫn chứng cho các bài làm trở nên sâu sắc, giúp khả năng tư duy và giải quyết các thắc mắc cho người tìm kiếm.

Khi học online, SV đồng thời cũng được Giáo Sư giúp cho làm quen được với thao tác làm việc trên máy tính, cộng tác qua các phần mềm giao tiếp thường xuyên được sử dụng cho cả các phương tiện khác như: Email, Zoom, Zalo, Messenger…. Điều này mang lại cho SV những lợi ích so với người không có những kỹ năng này. Theo đó, học trực tuyến xây dựng tính tự lập và tự kỷ luật cho chính mình một cách hiệu quả. Từ đó, khiến cho động lực để học hỏi có hiệu quả hơn đến từ chính người học. SV học trực tuyến phải tự chịu trách nhiệm về quá trình học tập của chính mình và tự trưởng thành. Theo đó, cũng làm cho tính tăng cường sự tương tác, giúp cho người nhút nhát, hướng nội có khả năng hoạt bát với SV khác nhiều hơn so với việc học trực tiếp trên lớp. SV có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình và tham gia quá trình tương tác thảo luận trên lớp cách mạnh dạn.

Bài đăng trong Đặc San

Thêm một giá trị khác rất quan trọng đó là các Giáo Sư hướng dẫn cho SV việc lưu trữ tài liệu học tập, đây là việc giúp cho người dạy và người học lưu lại “tài sản trí tuệ của mình,” qua những giáo trình, bài dạy đối với Giáo Sư; còn Sinh Viên là qua những bài viết của chính mình như: Viết ngắn, Thảo luận, Tương tác thảo luân, Phúc trình đọc sách, Suy tư thần học…. Theo thời gian, SV sẽ thấy chính mình được trưởng thành và được sâu nhiệm về Lời Chúa, kiến thức Kinh Thánh, kỹ năng viết lách, khả năng nhận định, biết phê bình các tài liệu tham khảo, cũng như tương tác thảo luận với bài của các bạn đồng môn…. Lưu trữ tài liệu cũng giải quyết được việc phải cất giữ quá nhiều sách vở (bằng giấy) chiếm chỗ trong căn phòng, đôi khi cũng sẽ gây ra những phiền toái. Lợi ích của việc học online là tất cả bài viết cá nhân, tài liệu học tập sẽ được lưu trữ với dung lượng lớn, trọn vẹn trong chiếc máy tính và chỉ có bạn độc quyền sử dụng nó, bạn chỉ cần mở ra tìm kiếm bất cứ lúc nào chính mình muốn tìm lại.


Bìa trước và sau quyển Đặc San - Thánh Kinh Thần Học Viện-Đấng Christ Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập.

            Qua 10 năm hoạt động của C.B.T.S., hình thức dạy học này càng ngày càng có nhiều người  tiếp cận và ghi danh học tập ngày càng đông, không giới hạn trong vùng, miền địa lý nào trong đất nước Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, như: Đức quốc, Úc Châu, Hàn quốc, Hoa kỳ, … Đây cũng là cơ hội để Thánh Kinh Thần Học Viện-Đấng Christ mở rộng phạm vi hoạt động, mỗi ngày càng hơn trong linh vụ đào tạo người hầu việc Đức Chúa Trời.

Nhìn chung, tất cả những lợi ích mà phương pháp dạy trực tuyến mang lại do chính các Giáo Sư của Viện C.B.T.S. là huấn luyện và đào tạo hướng đến sự chủ động trong học tập cho SV. Người dạy và người học có tính chủ động, tận dụng mọi thời gian và địa điểm để kết nối với nhiều tân Sinh Viên hơn. Bên cạnh đó còn chuyển mình cùng với xu hướng chuyển đổi số, tăng cơ hội cạnh tranh để phát triển mọi mặt trong Cơ Đốc Giáo Dục của Viện CBTS., khi các buổi dạy và học online được tổ chức chu đáo trong tình yêu của Đấng Christ, thì chắc chắn tỷ lệ SV sẽ mỗi ngày mỗi phát triển. Đặc biệt, tại CBTS., sẽ đem đến cho SV những nội dung và kiến thức quan trọng của các môn học qua các khóa học. Sự truyền tải những giá trị thực tiễn và giúp cho SV “Ôn cố truy tân”, khiến SV cảm thấy hứng thú, từ đó, nếu SV nào đã học do các Giáo Sư của Viện dạy dỗ, hiếm có SV nào muốn rời khỏi Viện khi chưa trang bị cho chính mình những khao khát, thỏa mãn sự hiểu biết sâu nhiệm về Lời Chúa và các mong muốn hiểu biết khác!


NHỮNG NÉT “ĐẶC THÙ” CHỈ CÓ TẠI CON THUYỀN C.B.T.S.


. Thư viện phong phú và cung cấp tài liệu cho SINH VIÊN TRA CỨU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

. Qua quá trình học tại Viện CBTS., kiến thức của SV tốt nghiệp xứng đáng với Văn bằng được nhận.

. Qua quá trình hoạt động 10 năm, Thánh Kinh Thần Học Viện-Đấng Christ vẫn duy trì việc cấp học bổng đến toàn phần cho các SV theo học.

 

TẠI SAO NÊN CHỌN THÁNH KINH THẦN HỌC VIỆN-ĐẤNG CHRIST?

(Trích https://www.cbts.online/)

. Tiếp nhận sinh viên từ mọi hệ phái Tin Lành.

. Cấp học bổng đến toàn phần cho sinh viên.

. Thuận tiện về thời gian học tập của sinh viên.

. Sinh viên có cơ hội trở nên người phục vụ tại C.B.T.S.

. Tư vấn mục vụ cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

. Sinh viên được tiếp cận với một thư viện phong phú tư liệu Cơ-đốc.

. Sinh viên được hướng dẫn bởi giáo sư đoàn đầy đức tin và yêu thương.


ĐỊA CHỈ GHI DANH


NƠI GHI DANH HỌC CHO SINH VIÊN MỚI – Sinh Viên Mới Được Hướng Dẫn Ghi Danh Tại Link Sau Đây: https://www.cbts.online/ghi-danh-h-c - Cũng có thể do người giới thiệu ghi danh giúp.


Các Sinh Viên đã học tại Viện thì sẽ được ghi danh học tiếp tục các khóa học tiếp theo. Khi có khóa học mới, SV sẽ được các Giáo Sư hay các bạn đồng học thông báo khi Viện có tuyển sinh khóa học mới.

GS. TS. PHẠM THỊ NGỌC HUỆ

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

VỮNG LÒNG THEO CHÚA TRONG THỜI ĐẠI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT SỐ ĐỂ HẦU VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI

GS. TS. PHẠM THỊ NGỌC HUỆ

KINH THÁNH NỀN TẢNG: Cô-lô-se 2:6-7; Ma-thi-ơ 28:18-20.

  • --se 2:6-7
    6Anh em đã nhận Đức Chúa Giê-xu Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy; 7hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững, tùy theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ.”

·        Ma-thi-ơ 28: 18-20

18 Hết cả quyền phép trên trời dưới đất đã giao cho ta. 19Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp-tem cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28: 19-20)

Dẫn Nhập

Qua ánh sáng của Thánh Kinh, người viết xin trình bày các phương tiện rao truyền Sứ Điệp của Chúa với chủ đề: Vững lòng theo Chúa trong thời đại ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để hầu việc Đức Chúa Trời, qua năm phần: (1) Theo Chúa bởi đức tin (Cô-lô-se 2:6-7); (2) Vâng theo Đại Mạng Lịnh (Ma-thi-ơ 28:18-20); (3) Đến tận cùng trái đất; (4) Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để hầu việc Đức Chúa Trời; (5) Kết luận. Những phần sau đây sẽ khai triển những điều được nêu trên.

1. THEO CHÚA BỞI ĐỨC TIN (Cô-lô-se 2:6-7)

Bối cảnh thư Cô-lô-se: Hội Thánh Cô-lô-se không phải do Phao-lô lập nên, vì ông chưa bao giờ đến đó (Côl. 2:1). Thư được viết lúc Phao-lô đang ở trong tù. Phao-lô viết thư cho Cô-lô-se vì các giáo lý tà giáo đã được giảng dạy tại đó. Thời đại của Phao-lô thư tín được chuyển đi bằng đường bộ, thư tay, đôi khi bằng đường thủy.

1.1 Xác lập đức tin vững chắc trong Chúa Giê-xu Christ (Côl. 2:3)

Tuyệt đối tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, vì “trong Ngài đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng” (Côl. 2:3). Kinh Thánh là Lời Chúa “Lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến nổi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng”[1] của người nghe và đem họ đến với Chúa Giê-xu; Lời Chúa là Lời có quyền phép, đời đời không thay đổi: 11Lời nói của ta cũng vậy, đã ra từ miệng ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến nó. 12Vì các ngươi sẽ đi ra vui vẻ, được đưa đi trong sự bình an. Trước mặt các ngươi, núi và đồi sẽ trổi tiếng ca hát, mọi cây cối ngoài đồng sẽ vỗ tay. 13Cây tùng sẽ mọc lên thay cho bụi gai, và cây sim sẽ lớn lên thay cho gai gốc; điều đó sẽ làm cho biết danh Đức Giê-hô-va, và là một dấu đời đời không hề tiệt diệt.” (Ê-sai 55:11-13).

Thánh Kinh không những là quyển sách lịch sử, chứa đựng sứ điệp mà còn có quyền năng cứu chuộc con người tội lỗi, biến đổi tâm hồn và tâm trí con người để họ sống giống như Chúa Cứu Thế Giê-xu. Những điều trình bày này có cơ sở để tin không? Nội chứng từ Thánh Kinh cho thấy rằng: “Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi Lời của Đấng Christ được rao giảng” (Rô-ma 10:17). Nhưng Lời Chúa được rao giảng thế nào? Nghiên cứu Kinh Thánh (Công Vụ 2:38-41)[2], cho thấy đó là Giáo lý nền tảng căn bản của Cơ Đốc giáo. Sứ đồ Phao-lô cũng xác định trong thư tín Cô-lô-se như sau: “Anh em đã bởi phép Báp-tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Đức Chúa Trời, là Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại” (Cô-lô-se 2:12). Sau khi nhận lấy Báp-tem rồi thì tín hữu sẽ làm gì để được trưởng thành trong Chúa? Câu hỏi sẽ được trả lời trong phần tiếp theo đây.

1.2 Trưởng thành để dạy dỗ đúng chân lý của Chúa cho người khác (Côl. 2:12)

Mãi mãi là con trẻ thuộc linh không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, mà Ngài muốn chúng ta phải lớn lên để không bị ai lừa gạt (Ê-phê-sô 4:14-15)[3]. Một đời sống con trẻ, là đời sống chỉ sinh ra nhiều sự thất bại thì không thể tránh khỏi sự rủa sả và trừng phạt (Ma-thi-ơ 7:15-19)[4]. Cơ Đốc nhân trưởng thành là ý muốn tốt đẹp của Đức Chúa Trời, trong thư Cô-lô-se cho biết: “Nguồn của sự trưởng thành là Đấng Christ; bằng chứng của sự trưởng thành mang tính xã hội: Cơ Đốc nhân trưởng thành đối xử tốt với chồng hoặc vợ, với con cái và người làm công hoặc người chủ của mình.”[5]

Tiếp nhận Lời Chúa là đón nhận chân lý vào cho chính mình. Sứ đồ Phao-lô đề cập đến sữa và đồ ăn cứng, được ví sánh như hai chế độ ăn uống thuộc linh: Sữa thiêng liêng (I Phi-e-rơ 2:2), bánh hằng sống (Ma-thi-ơ 4:4), và đồ ăn đặc (Hê-bơ-rơ 5:11-14). Sứ đồ Phao-lô muốn nhắc nhở, trẻ sơ sinh uống sữa là lẽ tự nhiên, còn chấp nhận được, nhưng khi lớn khôn, cần phải ăn thức ăn cứng mới đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để trưởng thành trong Chúa, phải học Lời Chúa, giấu Lời Chúa trong lòng để không phạm tội cùng Ngài. Mỗi ngày nhờ Lời Chúa mà được trưởng thành thuộc linh, phân biệt được điều lành điều dữ.

Bối cảnh của Hội Thánh Cô-lô-se đứng trước sự tấn công của tà giáo. Tà giáo tại Cô-lô-se: Tà giáo nầy dường như là sự pha trộn tôn giáo Hi-lạp, Do-thái và Ðông phương, một thứ phụng thờ “tư tưởng cao siêu” diễn hành dưới nhãn hiệu “triết học” (Cô-lô-se 2:8). Nó hô hào thờ lạy các thiên sứ như là trung gian giữa Ðức Chúa Trời và loài người (Côl. 2:18), lại nhấn mạnh vào sự triệt để vâng giữ một vài qui tắc Do-thái, đến nỗi gần thành ra chủ nghĩa khổ tu (2:16-21). Nó được nêu lên bằng những đại ngôn tự tôn, và được kể là một phần Tin Lành Ðấng Christ.[6]

Trước tình thế đó,  Sứ đồ Phao-lô có cách dạy dỗ khôn ngoan, là nhấn mạnh về đức tin đã đặt nơi Chúa, về quyền phép của Đức Chúa Trời, khiến con người châm rễ, lập nền vững chắc trong Chúa. Ông đã nhắc lại: “Anh em đã bởi Báp-tem được chọn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài, bởi đức tin” (Côl. 2:7a). Đó là nền tảng thần học mà  Sứ đồ Phao-lô đã cung cấp cho tín hữu ở Cô-lô-se ngày xưa, điều này, vẫn còn giá trị mãi cho đến ngày hôm nay và tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu, “Thầy nào, trò nấy”, “Cha nào, con nấy”, “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”, ý chỉ thế hệ người đời sau, tiếp thu được gì của thế hệ đi trước thì họ cũng thể hiện những đức tính, đạo đức, v.v… mà họ đã hấp thu được và nó cũng có nghĩa nhận được điều gì thì sẽ cho ra giống như vậy.

Thánh  Phao-lô đã dạy dỗ những điều nêu trên, để cho Cơ Đốc nhân trưởng thành biết mà tạ ơn Chúa. Thực hiện điều Chúa Giê-xu mong muốn là người bước theo Chúa phải trưởng thành, lập nền vững chắc trong Chúa bởi đức tin. Và hãy biết tạ ơn Chúa vì Ngài đã cung cấp linh lương của Ngài (Lời Chúa) để con người được thánh hóa mỗi ngày, và biết lớn tiếng tạ ơn Chúa, về những điều Chúa ban cho không kể xiết.

1.3 Cảm tạ Chúa là thái độ của Cơ Đốc nhân trưởng thành (Côl. 2:7c)

Hãy châm rễ và lập nền trong Ngài” (Côl. 2:7a),  Sứ đồ Phao-lô dùng mệnh lệnh cách “hãy”, có nghĩa là phải làm, và làm bởi đức tin là nền tảng trong Chúa Giê-xu Christ. Ngược dòng thời gian, chúng ta nhìn lại, Sứ đồ Phao-lô là ai, mà ông lại biết cảm tạ Chúa? Câu chuyện về Sứ đồ Phao lô là một trong những lời chứng có ảnh hưởng nhất đối với Cơ Đốc giáo.

Sau-lơ, sau này đổi tên là Phao-lô (Công Vụ 13:9), được Lu-ca mô tả như là một hung thần dữ tợn, “Sau-lơ tàn hại Hội Thánh: Sấn vào các nhà, dùng sức mạnh bắt đàn ông, đàn bà mà bỏ tù” (Cv. 8:3). Nhưng ông đã bị Chúa bắt phục trên đường đi Đa-mách (Cv. 9:3-5)[7]. Sau-lơ thắc mắc nên thưa rằng: “Lạy Chúa, Chúa là ai? Chúa phán rằng: Ta là Giê-xu mà ngươi bắt bớ” (Cv. 9:5). Và sau đó  ông chịu phép Báp-tem, “… người được sáng mắt; rồi chờ dậy và chịu phép Báp-tem” (Cv. 9:18). Sau khi Sứ đồ Phao-lô được Chúa kêu gọi, ông được huấn luyện và phục vụ Chúa. Ông thường dâng lời tạ ơn về mọi điều trong danh Chúa Giê-xu (Cô-lô-se 3:15,17). Phao-lô cho rằng những người theo Chúa phải biết tạ ơn về mọi điều, vì Chúa tể trị và Ngài đang làm điều ích lợi cho con dân Ngài (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18)[8].

Trong các thư tín, Sứ đồ Phao-lô đã giúp độc giả gây dựng lòng biết ơn theo khía cạnh thần học, ông viết về sự cảm tạ nhiều hơn bất kỳ trước giả Tân Ước nào khác. Trong thần học, khi luận về Đức Chúa Trời, có hai phân biệt rõ ràng. Ông, nói về các thuộc tánh của Đức Chúa Trời và về các mỹ đức của Ngài. Các mỹ đức của Đức Chúa Trời mà con người bắt chước được như: Đức thánh khiết, công nghĩa, nhân từ, chân thật, thành tín v.v…; những thuộc tính của Chúa, con người không bắt chước được như: Đức Chúa Trời là Đấng thần linh, Đấng tự hữu hằng hữu, Đấng toàn năng, toàn tại, toàn tri v.v… Câu Kinh Thánh sau đây mô tả những điều trình bày ở trên: “Hãy ngợi khen Đức Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; sự nhân từ Ngài còn đến đời đời.” (Thi Thiên 107:1).

Chúa là chân lý muôn đời: “Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Giê-xu Christ.” (I Cô-rinh-tô 3:11). Tôn vinh, cảm tạ Chúa, con người nhận được nhiều phước hạnh ban cho từ Ngài, đó là sự bình an (Cô-lô-se 3:15), được Chúa ban cho sức mạnh đắc thắng trong trận chiến tâm linh, được ban cho giáp trụ để chống lại những sự tấn công của ma quỉ v.v… Cảm tạ Chúa là biểu hiện đẹp và cần phải làm của người Cơ Đốc, trong đó, hành động tạ ơn qua việc vâng phục, thi hành Đại Mạng Lịnh trước khi Chúa Giê-xu thăng thiên, nhằm đem tội nhân về cho Chúa, mở rộng Vương quốc của Đức Chúa Trời được quan tâm hơn hết. Bước kế tiếp, người viết sẽ trình bày Đại Mạng Lịnh của Chúa Giê-xu, được Phúc Âm Ma-thi-ơ ghi lại (Ma-thi-ơ 28:18-20).

2. VÂNG THEO ĐẠI MẠNG LỊNH (Ma-thi-ơ 28:18-20)

Đại Mạng Lịnh sống động, được thôi thúc bởi ba động từ: Hãy đi, làm phép Báp-tem,và dạy dỗ. Mục tiêu của chúng ta khi ra đi loan báo Phúc Âm cho người thế gian biết Chúa và họ nhận được sự cứu rỗi của Chúa bằng cách tin. Và thêm nữa, trọng trách của chúng ta là thực hiện việc môn đồ hóa muôn dân cho Chúa Giê-xu Christ. Chứng nhân cho Chúa không phải bởi sức riêng của mình hoàn thành Đại Mạng Lịnh của Chúa được, mà phải nương cậy vào Thánh Linh của Chúa, được ban cho trong ngày lễ Ngũ Tuần: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Jé-ru-sa-lem, xứ Gui-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Công vụ các Sứ đồ 1:8). Như vậy, phạm vi để truyền bá Tin Lành của Chúa Giê-xu là toàn thế giới, được trình bày tiếp theo đây, và những phần kế tiếp sẽ mô tả phương cách, cũng như các phương tiện Cơ Đốc nhân môn đồ hóa muôn dân cho Chúa Cứu Thế Giê-xu.

2.1 Nhân Danh Chúa ra đi dạy dỗ Tin Lành cho người khác                                   

Lời Chúa nói cách cụ thể với các môn đồ trước khi Ngài thăng thiên: “Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta” (Ma-thi-ơ 28:18b). Kinh Thánh cho biết rõ Chúa Giê-xu có cả quyền phép ở trên trời cũng như ở dưới đất. Đấng đã có, ắt hẳn sẽ cho con cái của Ngài, để trong chiến trận thuộc linh, Cơ Đốc nhân có được sức mạnh của Chúa để chiến thắng chúa đời này, chính là Sa-tan, “vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy” (Ê-phê-sô 6:12).

Trước khi đi dạy dỗ Tin Lành cho người khác, thì chính bản thân người đó phải được trang bị khí giới của Chúa là Lời Chúa để chiến đấu cùng các thần dữ của thế gian mờ tối. Quyền phép của Chúa Giê-xu từ đâu mà có? Kinh Thánh dạy rằng: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời” (Giăng 1:1) và “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ở giữa chúng ta đầy ơn và lẽ thật” (Gi. 1:14a). Một trong những công việc của Chúa Giê-xu khi Ngài đến thế gian là tuyển lựa môn đồ và Ngài dạy dỗ họ, sau đó Ngài sai phái họ ra đi.

Phúc Âm ghi lại Lời Chúa: “21Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai Ta thể nào, Ta cũng sai các ngươi thể ấy, 22Khi Ngài phán điều đó rồi, thì hà hơi trên môn đồ mà rằng: Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh. 23Kẻ nào mà các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó” (Gi. 20:21-23). Người Cơ Đốc, khi ra đi phục vụ Chúa thì cũng phải nhận được sự sai phái từ Chúa, cũng như Chúa Giê-xu nhận sự sai phái của Đức Chúa Cha. Trên thực tế cho thấy, Chúa chỉ sai phái những người đã trưởng thành trong Chúa. Những người này đã nhận được sự dạy dỗ của Chúa. Nhận được sự ban Thánh Linh của Chúa để hoàn thành sứ mạng được giao.

            2.1.1 Cơ Đốc nhân nhận được sự dạy dỗ đã trưởng thành

Trò chuyện với Đức Chúa Trời sẽ nuôi dưỡng linh hồn con người, vì Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua Lời của Ngài, còn chúng ta nói với Ngài qua lời cầu nguyện. Lời Chúa dạy: “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng của Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 4:4), và “Hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn” (1 Phi-e-rơ 2:2). Nội chứng từ Kinh Thánh cho biết rằng chính Lời của Chúa sẽ làm cho con người trưởng thành, có đời sống đẹp lòng Chúa, được lòng người: “16Hãy bước theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt, 17vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh” (Ga-la-ti 5:16,17a).

Làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ phát triển bông trái của Thánh Linh: “Lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (Gal.5:22). Nếu chúng ta nhờ bởi Thánh Linh thánh hóa đời sống của chính mình, thì hãy bước theo Thánh Linh để luôn nhận được sự dạy dỗ, vì Chúa Thánh Linh là Đấng bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình. Bí quyết để trưởng thành trong Chúa là nhận được sự thánh hóa mỗi ngày, qua sự vận hành của Đức Thánh Linh trên đời sống của mỗi người khi họ luôn luôn ở bên cạnh Chúa, nghe được Lời Ngài phán bảo và làm theo Lời Ngài.

Khi Chúa Giê-xu còn ở trên đất, Ngài có chiến lược rao giảng Tin Lành toàn cầu thông qua các sứ đồ và các môn đồ của Ngài. Phần kết thúc của Phúc Âm Ma-thi-ơ đã ghi nhận điều đó rất rõ ràng. Chúa Giê-xu đã lập các sứ đồ, hướng dẫn và huấn luyện họ, sau đó thì mới sai phái các vị ấy ra đi. Vâng Lời Chúa các sứ đồ đã ra đi, dạy cho mọi người điều mà họ đã nhận được từ Chúa. Chuyên tâm học hỏi Kinh Thánh, Đức Thánh Linh sẽ soi sáng cho chúng ta hiểu được Lời Ngài. Nhưng! làm sao để giảng dạy Lời Ngài cho có kết quả, đưa tội nhân về cho Chúa? Phần tiếp theo, sẽ cho chúng ta biết điều vừa nêu ra.

            2.1.2 Nhận được Tin Lành thế nào thì dạy lại như thế ấy

Khi Chúa Giê-xu cho các sứ đồ biết về việc Ngài được Đức Chúa Trời trao cho thẩm quyền, Ngài truyền cho họ một mệnh lệnh “Vậy, hãy đi”, chữ “vậy” là liên từ nối thẩm quyền của Ngài với công tác Ngài ủy nhiệm cho các môn đệ. Điều này cho thấy trước khi Chúa giao cho chúng ta trách nhiệm, Ngài cũng trang bị những gì chúng ta cần, để hoàn thành công tác đó. Muốn hiểu được đúng ý của Chúa Giê-xu, chúng ta phải tìm hiểu Ngài đã dạy gì cho các người đi theo Ngài?

Một ví dụ điển hình, đó là bài giảng của Sứ đồ Phi-e-rơ là một trong những người được Chúa Giê-xu kêu gọi từ lúc ban đầu, ông đã đi theo Chúa học hỏi, chứng kiến những việc làm của Chúa và ông cũng đã nhận được Tin Lành của Chúa Giê-xu. Đến khi ông giảng một bài giảng có đến độ ba ngàn người đã qui phục Chúa và chịu phép Báp-tem, được Kinh Thánh ghi lại (Công-vụ các Sứ-đồ 2:41). Như vậy, Phi-e-rơ đã giảng về Tin Lành của Chúa Giê-xu như thế nào?

Tin Lành là gì? Thánh Kinh định nghĩa Tin Lành như sau: “10Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì này, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; 11ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sinh cho các ngươi một Đấng Cứu thế, là Christ, là Chúa” (Lu-ca 2:10-11). Theo Kinh Thánh “Tin Lành” là tin tức tốt lành, tin mừng lớn cho muôn dân. Ấy là, Đấng được Đức Chúa Trời chọn làm thầy tế lễ, tiên tri, và nhà vua cho nhân loại, chính là Thiên Chúa; Ngài đã chịu sinh ra làm người để cứu chuộc nhân loại.

Bài giảng đầu tiên của Sứ đồ Phi-e-rơ (Công-vụ các Sứ-đồ 2:14-41), cho chúng ta biết, giảng Tin Lành là giảng về: Sự giáng sinh, Sự chết, Sự sống lại, Sự thăng thiên và Sự tái lâm của Đức Chúa Giê-xu Christ; Sự Đức Chúa Giê-xu Christ ban Đức Thánh Linh và Báp-tem Hội Thánh của Ngài bằng Thánh Linh. Thánh Kinh cho biết Thánh Linh ở cùng Hội Thánh Ngài. Vào thời kỳ này, bài giảng của Sứ đồ Phi-e-rơ là giảng cho những người Y-sơ-ra-en, đã quen thuộc với các sự dạy dỗ của Thánh Kinh về các điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời. Ngày nay, khi giảng Tin Lành cho những người không phải là dân Y-sơ-ra-en, thì chúng ta phải dùng chính Lời của Đức Chúa Trời để giải thích. Dựa vào lời giảng của Sứ đồ Phao-lô cho dân Hy-lạp tại thành A-thên, được ghi lại trong Công-Vụ các Sứ-Đồ 17:16-34, chúng ta thấy có các yếu tố sau đây (nhằm giới thiệu Đức Chúa Trời của Kinh Thánh cho những người đang thờ thần tượng): Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa (Sáng-thế Ký 1:1) và Đấng ban sự sống cho muôn vật; Loài người là dòng dõi của Đức Chúa Trời, mang lấy ảnh tượng của Ngài (Sáng. 1:26-28); Sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ đến trên mỗi người; Sự chết, sự sống lại, và sự thăng thiên của Đức Chúa Giê-xu Christ.

Chúng ta giải thích (dạy dỗ) cho người nghe để họ hiểu được: Vì sao Đức Chúa Giê-xu Christ đã phải chịu chết, Ngài sống lại, và thăng thiên; Đức Chúa Giê-xu Christ ban Đức Thánh Linh và Báp-tem cho Hội Thánh của Ngài bằng Thánh Linh; Kêu gọi người nghe hối cải, xưng tội và từ bỏ tội lỗi dựa và nền tảng của Thánh Kinh, “Kỳ đã trọn, Vương Quốc Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin Tin Lành” (Mác 1:15). Lời Kinh Thánh dạy: “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Con người “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi” (Gia-cơ 4:8).

            Sứ đồ Phao-lô là người đã được Chúa Giê-xu kêu gọi, ông đã nhận được Tin Lành của Chúa và ông đã ra đi truyền giáo, lập nhiều Hội Thánh (ở Tiểu Á, châu Âu v.v…). Thư Ga-la-ti 1:1, ghi lại lời khẳng định của ông: “Phao-lô mà sứ đồ, chẳng phải bởi loài người, cũng không nhờ một người nào, bèn là bởi Đức Chúa Giê-xu Christ và Đức Chúa Trời, tức là Cha, Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại”.  Sứ đồ Phao-lô làm đúng Lời Chúa dạy, ông là một trong những sứ đồ làm đẹp lòng Chúa nên có nhiều kết quả trong nhà Ngài. Bằng chứng là các thư tín của ông được Kinh Thánh ghi lại, để ngày hôm nay chúng ta có mà học tập, thêm đức tin, châm rễ, lập nền vững chắc trong Chúa khi thi hành Đại Mạng Lịnh của Chúa giao một cách mạnh mẽ. Gương sáng của  Sứ đồ Phao-lô cho chúng ta ngày nay thấy được việc nhận được Tin Lành thế nào thì dạy lại như thế ấy mới nhận được phước hạnh từ Chúa. Ngày nay, trong nhiều việc phải làm để tạ ơn Chúa, có công việc quan trọng nhất đó là: Mở rộng Vương quốc của Đức Chúa Trời.

2.2 Mở rộng Nước Đức Chúa Trời qua việc Báp-tem

Chúa Giê-xu phán cùng các môn đồ rằng: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép Báp-tem, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.” (Mác 16:15-16). Nếu tin vào Tin Lành mà không chịu phép Báp-têm thì chẳng khác nào như người không tin. Chịu phép Báp-têm, là dấu của sự cứu rỗi theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Giê-xu Christ: “Phép Báp-tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Ðức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Ðức Chúa Giê-xu Christ.” (I Phi-e-rơ 3:21).

Khi nói rằng được cứu rỗi bởi đức tin, nghĩa là trong đức tin ấy đã bao gồm chế độ của giao ước mới, là phép Báp-têm. Chính nhờ vào sự Báp-tem mà Vương quốc của Đức Chúa Trời được mở rộng thêm hơn ở trên đất qua các Hội Thánh hữu hình. Hội Thánh đầu tiên được thành lập sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên và bài giảng của Sứ đồ Phi-e-rơ được Kinh Thánh ghi lại (Công-vụ các Sứ-đồ 2:14-41). Phép Báp-tem ngày nay dành cho thân hữu trở thành tân tín hữu, là nghi lễ noi gương theo Chúa Giê-xu: “Khi ấy, Đức Chúa Giê-xu từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép Báp-tem.” (Ma-thi-ơ 3:13). Tại sao Chúa Giê-xu lại chịu phép Báp-tem? Lý do: “Vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình”[9]. Chúa Giê-xu là Đấng Thánh, Ngài vô tội, không cần phải ăn năn, nhưng Ngài nhận lễ Báp-tem để liên hiệp chính Ngài với con người tội lỗi.

Lý do khác là: Chúa Giê-xu chịu phép Báp-tem là phép Báp-tem bằng nước tượng trưng cho sự chết của Ngài. Ngài đã chết thay cho chúng ta là những tội nhân. Sự chịu phép Báp-tem của Chúa Giê-xu là vào thời điểm Ngài được biệt riêng ra cho chức vụ của thầy tế lễ, “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (II Cô-rinh-tô 5:21).

Sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng chúng ta được cứu qua phép Báp-tem (I Phi-e-rơ 3:21)[10]. Chúa Giê-xu phán, “Những kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu.” (Giăng 6:37). Làm phép Báp-tem cho tân tín hữu là lệnh truyền của Chúa Giê-xu trong Ba Ngôi Thiên Chúa (Ma-thi-ơ 28:19)[11]. Nếu bạn đang sống trong tội lỗi mà muốn được sự tha thứ, xin hãy đến ăn năn cùng Chúa Giê-xu, Ngài sẽ tha thứ và tiếp nhận các bạn làm con cái của Ngài, luôn luôn ở dưới sự dẫn dắt của Chúa để được hưởng phước hạnh của thiên đàng.

2.3 Phục vụ Chúa dưới sự dẫn dắt luôn luôn của Ngài

Đầu Phúc Âm Ma-thi-ơ chúng ta được biết Em-ma-nu-en, có nghĩa là: “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (Ma-thi-ơ 1:23). Đến cuối Phúc Âm Ma-thi-ơ chính Chúa Giê-xu xác nhận Ngài ở cùng con cái Ngài cho đến tận thế, “Và này, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mat. 18:20). Chúa Giê-xu cũng cho biết: “Nếu ai muốn theo Ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta” (Lu-ca 9:23). Đây là mối quan hệ khắng khít giữa Chúa và con cái Ngài, như gốc nho và nhánh nho: “Ta là cây nho, các ngươi là nhánh” (Giăng 15:5), chữ “là” trong câu này rất quí báu. Cơ Đốc nhân chúng ta không phải xin làm nhánh mà đương nhiên là nhánh nho trong ân sủng của Cha Thánh trên trời. Bởi vì Ngài phán chúng ta là nhánh, thì chúng ta là nhánh. Đây là đặc ân và phước hạnh to lớn khi trung tín ở trong nhà Chúa cho đến cuối cùng cuộc đời của mỗi người trên đất. Lời hứa của Chúa là lời chắc chắn, các môn đồ đầu tiên nắm chắc lời hứa đó đã không ngần ngại vâng phục Chúa, giảng giải Lời Chúa.

Sự tử đạo của Ê-tiên là lời khích lệ cho con cái Chúa ngày hôm nay, là tấm gương sáng cho người đi truyền giáo, môn đệ hóa muôn dân cho Chúa. Lời Chúa ghi lại sự chết của Ê-tiên và lời cầu nguyện cuối cùng không oán trách của ông (Công-vụ các Sứ-đồ 7:59-60)[12]. Chỉ có quyền năng của lời Kinh Thánh mới làm thay đổi lòng người, thay đổi thói quen cố hữu của bản chất loài người và thay đổi cả cộng đồng.

Danh hiệu Em-ma-nu-ên chỉ xuất hiện ba lần trong Thánh Kinh: Hai lần trong Cựu Ước (Ê-sai 7:14, 8:8) và một lần trong Tân Ước (Ma-thi-ơ 1:23), nhưng khái niệm “Đức Chúa Trời ở cùng” con cái của Chúa được nhắc nhiều lần trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, yêu thương và thánh khiết; vì thế, người nào được vinh dự có Chúa ở cùng là một phước hạnh rất lớn. Vua Đa-vít đã chia sẻ kinh nghiệm được Chúa ở cùng như sau: Khi có Chúa bên cạnh, ông không phải lo lắng gì; thậm chí có lúc ông đang đi giữa hiểm nguy có thể mất mạng, Đa-vít cũng không sợ hãi vì Chúa bảo vệ ông (Thi Thiên 23:1-4).

Lời hứa của Chúa: “Em-ma-mu-ên”, Chúa ở cùng chúng ta luôn cho đến tận thế (Ma-thi-ơ 28:20). Chúng ta theo Chúa, hầu việc, phát triển Hội Thánh của Chúa, mỗi người không làm một mình mà có Ngài đồng hành. Chúng ta có Đấng Chí Cao, Chủ Tể ở cùng, hướng dẫn và ban năng quyền, vì vậy, khi thực hiện sứ mạng của Chúa giao, chúng ta cứ vững bước tiến và không sợ hãi. Sứ mạng dạy dỗ này không chỉ được các sứ đồ thực hiện, mà cũng không giới hạn trong thế hệ nào vì Chúa Giê-xu nói: “Và này ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” (Mat. 28:20)[13] Như vậy, ngày hôm nay Đại Mạng Lịnh của Chúa Giê-xu trước khi Ngài thăng thiên cũng dành cho tất cả các Cơ Đốc nhân, không phân biệt những người ở hàng giáo phẩm hay tín đồ.

Muốn môn đồ hóa người khác thì trước hết người đó phải có lời Chúa làm kim chỉ nam, là chân lý để phục vụ Chúa không sai trật. Thánh Linh trong từng Lời Kinh Thánh sẽ soi sáng cho những ai có đức tin nhờ cậy vào Ngài. Quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ tác động trong ý chí và tình cảm, tấm lòng, tâm linh của chính mỗi người. Sự biến đổi không diễn ra theo tính quần chúng hay phong trào mang tính tập thể, mà do nơi một sức sống mạnh mẽ từ trong tâm linh của mỗi con người có Chúa ngự trị.

Ngày nay, có một số con cái Chúa hiểu chưa đầy đủ về Đại Mạng Lịnh của Ngài. Họ chỉ nhắc nhở nhau để ra đi chia sẻ Phúc Âm. Tuy vậy, cũng không sai, nhưng để đầy đủ hơn theo quan điểm Thánh Kinh nhấn mạnh rằng: Chúa muốn mỗi một người tin nhận Ngài đều  thành một môn đồ chứ không phải chỉ là “con đỏ thuộc linh” (là những người không trưởng thành trong Chúa dù là tín hữu lâu năm). Phần tiếp theo đây, người viết sẽ nghiên cứu đến phạm vi của việc môn đồ hóa muôn dân, “hãy đi dạy dỗ muôn dân” (28:19a).      

3. ĐẾN TẬN CÙNG TRÁI ĐẤT

            “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân” (28:19a), Lời Chúa dạy Tin Lành của Chúa phải được giảng ra khắp đất, “Ngài phán cùng sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người” (Mác 16:15); “Tin Lành này về Nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến” (Ma-thi-ơ 24:14), sự cuối cùng được giải thích đó là ngày tận thế. Không những chỉ làm chứng nhân mà còn phải dạy Lời Chúa cho tín hữu, “và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mat. 28:20). Câu 20b, có nghĩa là: Chúa hiện diện khắp mọi nơi, “đức tin đặt vào lời hứa Ngài làm cho chúng ta nhận biết sự hiện diện của Ngài trong đời sống của chúng ta một cách cá nhân, bằng cách đó, chúng ta bước đi trong mối thông công cùng Ngài.”[14]

            Sự đi ra rao giảng Tin Lành là do Thiên Chúa sai phái, tiếp tục kế hoạch của Chúa Giê-xu, “Cha đã sai Ta thế nào, Ta cũng sai các ngươi thể ấy” (Giăng 20:21b). Sứ đồ Phao-lô cho thấy rằng nếu không giảng Tin Lành thì đó là sự khốn khó cho ông: “Ví bằng tôi rao truyền Tin Lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình, vì có lẽ cần buộc tôi; còn không rao truyền Tin Lành thì khốn khó cho tôi thay.” (1 Cô-rinh-tô 9:16). Ngày nay, sự sai phái để ra đi để mở mang Nước Đức Chúa Trời vẫn còn được tiếp diễn, nghĩa là sứ mạng rao giảng Tin Mừng đó phải được mọi con dân của Chúa ở khắp thế giới đều thực hiện, cho đến ngày Chúa Giê-xu Christ tái lâm.

Mục tiêu của sứ mệnh là “dạy dỗ muôn dân trở thành môn đồ của Chúa. Nhưng, dạy dỗ muôn dân trở thành môn đồ Chúa Giê-xu như thế nào? Việc đào tạo môn đồ không chỉ là truyền đạt sự hiểu biết của chính mình cho người khác, mà phải hướng dẫn mọi người chú ý học Kinh Thánh, nhằm giúp cho chính họ bước theo Chúa Giê-xu. Đấng Gương Mẫu, từ đó họ bắt chước Chúa, rồi sống theo lối sống của ngài và làm công việc ngài giao phó, Kinh Thánh cho biết: “Vì Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như Ta đã làm cho các ngươi.”(Giăng 13:15).

            Trong mọi công việc làm phục vụ Chúa, Ngài hứa: “Và này, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:20b). Chúa Giê-xu đã nhấn mạnh thêm bởi cụm từ “và này… thường”, để nhắc nhớ rằng Chúa Giê-xu Christ, chính Ngài là Đức Chúa Trời. Đấng quyền năng, toàn tại, toàn tri, Đấng đời đời, không bao giờ thay đổi v.v… Cho nên, khi thi hành sứ mệnh Chúa Giê-xu giao, chúng ta không phải sợ điều gì. Vì Đấng Lãnh Đạo không đòi hỏi chúng ta đi thành lập Hội Thánh Chúa bằng sức của con người.

Hội Thánh của Chúa được thành lập từ sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên. Ban đầu, tại Jé-ru-sa-lem cho đến ngày nay khắp mọi châu lục đều có. Tuy nhiên, số người đầu phục Chúa, phục vụ Ngài không phải là tất cả mọi người trên thế giới này, mà chỉ độ khoảng 2,18 tỷ người, thống kê sau đây cho thấy:

Ngày nay, Cơ Đốc Giáo được xem là tôn giáo lớn nhất thế giới. Theo diễn đàn Pew về đời sống tôn giáo và cộng đồng. Tới năm 2010 đã có 2,18 tỉ Cơ Đốc nhân trên toàn thế giới, chiếm gần một phần ba dân số toàn cầu. Top 3 quốc gia có số lượng Cơ Đốc nhân lớn nhất: Hoa Kỳ – 246.780.000 (chiếm 79,5% dân số); Brazil – 175.770.000 (chiếm 90,2% dân số); Mexico – 107.780.000 (chiếm 95% dân số)[15]

Tại Việt Nam:

Chính phủ Hoa Kỳ ước tính dân số Việt Nam là 94.3 triệu người (tính đến tháng 07/2015). Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, khoảng 95% dân số nhận có đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Hơn nửa dân số coi mình theo đạo Phật. Trong cộng đồng đó, Phật giáo Bắc Tông là tôn giáo chính của người Kinh là dân tộc chiếm đa số, còn khoảng 1.2% dân số, hầu hết là nhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam Tông. Công giáo La Mã chiếm 7% dân số; đạo Cao Đài chiếm 2.5 - 4%; đạo Hòa Hảo chiếm 1.5 đến 3%; và đạo Tin lành chiếm 1 đến 2%.[16]

Theo thống kê của “Trung tâm nghiên cứu về Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu, có trụ sở đặt tại Viện Thần Học Gordon Conwell, đã xuất bản một bản báo cáo xuất sắc về Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu vào tháng 6 năm 2013.” Từ bản báo cáo này,  chúng ta sẽ nhận diện được top 20 nước có Chỉ Số Tăng Trưởng Hàng Năm Của Cơ Đốc Giáo Cao Nhất. Xem danh sách trong Bảng 1., chúng ta cũng có thể tính toán số năm để số lượng Cơ Đốc nhân tăng gấp đôi, dựa trên Chỉ Số Tăng Trưởng Hàng Năm Của Cơ Đốc Giáo. Chỉ số tăng trưởng Cơ Đốc cao nhất nằm ở trong những nhóm tôn giáo phi Cơ Đốc: Hin-đu, phi tín ngưỡng, Phật Giáo, Hồi Giáo và Nhóm Tôn Giáo Sắc Tộc (Benin và Sudan). Đa số các nước ở trong top 20 tập trung vào ba khu vực: Đông Á, Tây Phi và Bán Đảo Ả Rập. Rõ ràng ở những quốc gia đó đang diễn ra rất nhiều điều đáng quan tâm. Chúng ta hãy nhìn sâu vào những nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng của Cơ Đốc giáo tại mỗi khu vực. [17]

Bảng 1. Top 20 quốc gia có chỉ số tăng trưởng Cơ Đốc giáo cao nhất.

Bảng 1

Tiếp theo, người viết sẽ trình bày các phương tiện truyền thông Cơ Đốc giáo mà các Sứ đồ ngày xưa và người ngày nay đã sử dụng để thực thi Đại Mạng Lịnh của Chúa Giê-xu Christ.

            3.1 Thời các sứ đồ        

            “Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9), “Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” (Ma-thi-ơ 24:14), là kế hoạch cứu rỗi toàn cầu của Đức Chúa Trời. Nhưng! Ai là người mang sứ điệp giải cứu của Đức Chúa Trời đến cho tội nhân? Kinh Thánh Ma-thi-ơ đã cho biết, trước hết là môn đồ đã từng đi theo Chúa Giê-xu khi Ngài còn trên đất và sau đó là các Cơ Đốc nhân qua các thời đại, đến hiện nay, và liên tục cho đến ngày Chúa Giê-xu Christ tái lâm (Mat. 28:18-20). Một câu hỏi khác, liên quan đến việc truyền thông Cơ Đốc giáo là: Các phương tiện cụ thể nào mà các Sứ đồ đã sử dụng để rao truyền Tin Lành của Chúa?

            Các phương tiện đã được sử dụng như: Trực tiếp (mặt đối mặt), giao thông (đường thủy, đường bộ), thư tín, Kinh Thánh chép tay. Lời giảng của Phi-e-rơ được sách Lịch sử của Tân Ước (Công-vụ các Sứ-đồ 2:14-41) ghi lại là bằng chứng hùng hồn nhất. Phương pháp truyền thông bằng lời, với mặt đối mặt, rao giảng Lời Chúa là cách không bao giờ xưa cũ. Được Chúa Giê-xu sử dụng, các Sứ đồ sử dụng và ngày nay vẫn còn phù hợp, chắc chắn trong tương lai cũng thế và có thể nói là tiện dụng nhất. Vì khỏi phải trang bị thêm công cụ nào nữa, thí dụ, nếu ứng dụng cho cá nhân chứng đạo, sẽ thực hiện được mọi lúc, mọi nơi, chứng nhân và thân hữu sẽ thông công nhau qua lời nói, và họ sẽ hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời cho con người. Về giao thông, “Để tiện thông tin, di chuyển, quân đội, hàng hóa, thuế khóa, đế quốc xây dựng hệ thống đường bộ, hải cảng, các thuyền vận tải lớn. Ví dụ:  Sứ đồ Phao-lô đã đi theo thuyền này tại cảng My-ra, xứ Ly-si – Công vụ 26:7).”[18] Khởi đầu những đường này chỉ có mục đích quân sự và kinh tế để di chuyển quân đội và trao đổi hàng hóa, nhưng sau đã đem lại ích lợi nhiều trong việc truyền bá Cơ Đốc Giáo.

            Đặc biệt là con đường La-mã

Một trong những công nghệ đầu tiên được dùng để phục vụ Đấng Christ là hệ thống đường xá, được bổ sung trong thời kỳ đế quốc La-mã. Mặc dù dân Do Thái căm ghét việc người La-mã đô hộ, nhưng chính bối cảnh này đã khiến Phúc Âm được rao truyền thật nhanh chóng sau sự kiện Đấng Christ thăng thiên trong sách Công-vụ đoạn 1… Những gì mà một thương gia có thể làm để đem lại lợi nhuận về tài chính thì một Cơ Đốc nhân có thể làm để rao truyền Phúc Âm.[19]  

            Phương tiện truyền thông qua thư tín và Kinh Thánh chép tay có liên quan với nhau. Trong Kinh Thánh Tân Ước, thư tín của  Sứ đồ Phao-lô viết cho các Hội Thánh và viết cho cá nhân và thư được chuyển cho các nơi khác đọc nữa, thí dụ: “Anh em đọc thư này rồi, hãy đưa cho Hội Thánh Lao-đi-xê đọc với, anh em cũng phải đọc thơ ở Lao-đi-xê gởi đến nữa.” (Cô-lô-se 4:16). Sau đó, những lá thư này đã trở thành Kinh điển, và lưu truyền cho đến ngày hôm nay (Rô-ma, 1 và 2 Cô-rinh-tô, Ga-la-ta, Phi-lip, 1 Tê-sa-lô-ni-ca và Phi--môn v.v…).

Ngày nay người ta được biết rõ về công việc viết sách Tân Ước hơn là so với thời xưa, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm không chắc chắn lắm và nhiều tháng năm vẫn còn nghi vấn. Nhưng các học giả phần đông đồng ý một điều: Lá thư thứ nhất của Phao-lô gửi người Tê-sa-lô-ni-ca, viết từ thành Cô-rinh-tô vào khoảng năm 50 sau Chúa là bản văn Tân Ước lâu đời nhất thuộc Tân Ước, còn giữ nguyên được bản chính. Thư đó và những thư Phao-lô viết tiếp theo sau đã khởi đầu sự hình thành sách Tân Ước.[20]

            Nhờ những thư tín của  Sứ đồ Phao-lô và các trước giả Kinh Thánh khác (Ma-thi-ơ, Giăng, Lu-ca, v.v…) mà các Cơ Đốc nhân ngày nay hiểu được sự mặc khải của Chúa. Nhờ Kinh Thánh chúng ta gặp được Lời hằng sống là Chúa Giê-xu. Nhưng! Sự mặc khải này, cũng đòi hỏi Cơ Đốc nhân có đức tin hành động đó là sự đáp ứng và là sự thay đổi (2 Cô-rinh-tô 5:17)[21]. Do đó, Kinh Thánh không chỉ để nghiên cứu lý thuyết, mà Kinh Thánh là phương tiện để đưa dẫn con người đến với Đức Chúa Trời. Giá trị của Kinh Thánh và từ khi chưa được “Kinh điển”[22] vẫn là Kinh Thánh chép tay (thời kỳ này máy in chưa có).

            Sau thời kỳ các Sứ đồ cho đến ngày nay, có nhiều phương tiện truyền thông được đưa vào sử dụng như: “Máy in, có từ năm 1440, do Johannes Gutenberg sáng chế; Điện tín, được giới thiệu vào ngày 24/05/1844 do Samuel Morse phát minh và tin nhắn đầu tiên của ông là: “Đức Chúa Trời đang làm gì?”; Và phát sóng: Đài phát thanh và truyền hình, có vào đầu thế kỷ thứ hai mươi.”[23] “Những công nghệ phát sóng đã trở nên hiệu quả. Theo Ben Armstrong trong quyển sách Hội Thánh Truyền điện của ông, có nhiều người đã trở thành Cơ Đốc nhân giữa năm 1850 và năm 1950 hơn tất cả những năm trước cộng lại”[24] Những gì dường như không thể làm để “Tin Lành này về Vương quốc Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất…” (Ma-thi-ơ 24:14) của ngày trước, thì ngày nay đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, nhờ vào sự truyền thông của thời đại “kỹ thuật số”[25]. Để hầu việc Đức Chúa Trời cách hiệu quả hơn, Cơ Đốc nhân ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số như thế nào? Câu trả lời, đó là tìm ra loại “dòng”[26] nào phù hợp dể sử dụng.

            3.2 Ngày nay (Các loại dòng)

Hiện nay, có những dòng như: Facebook; Tin nhắn; Email; Twitter; Kết quả tìm kiếm; Wikipedia; Chương trình đọc tin tức; YouTube, v.v… Người viết nhận thấy có hai dòng: Facebook và email là thông dụng vì dễ sử dụng và mức độ tương tác cao giữa cá nhân và cá nhân với nhau.

Facebook là trang đứng đầu trong các trang mà nhiều người dành nhiều thời gian trực tuyến. Người ta luôn xem cập nhật trạng thái và đăng tin của họ. Tùy vào đối tượng mục tiêu của bạn mà đây có thể là cách tốt nhất để bước vào dòng chảy của người khác; Email như là công cụ của mối quan hệ và phương tiện giao tiếp trực tuyến của họ v.v… nhưng đây có thể là nơi mà mục vụ của bạn cần phải vươn đến trong tương lai.[27]

Ngoài ra, còn có trang YouTube là một trong mười trang web hàng đầu trên Web, theo “nguồn Alexa, the Web Information Company, httt://alexa.com/topsites/countries/US”[28] Giống như Facebook, Youtube cũng được coi như một mạng xã hội. Nó được phát triển trên Google, nơi  cho phép người dùng có thể xem, đăng tải các clip với các đề tài rất đa dạng, từ các video phim, âm nhạc, truyền hình, học tập, đến các clip thực mà chúng ta gặp ngoài đời sống để chia sẻ với bạn bè hay bình luận các nội dung video thông qua Internet hoàn toàn miễn phí. Tùy vào mục đích của người sử dụng mà Youtube có những lợi ích khác nhau. Chỉ riêng về ứng dụng YouTube để rao giảng Lời Chúa thì rất tuyệt vời, những clip quay bài giảng của quí Mục Sư đăng lên, Cơ Đốc nhân xa gần, truy cập vào là nghe được và mở lại lúc nào thuận tiện. Đồng thời các thông tin ở các Hội Thánh khắp mọi nơi được chuyển đi nhanh chóng, kịp thời không giới hạn không thời gian trên thế giới, nơi nào có mạng Internet thì đều truy cập được, nhất là dâng lời cầu thay cho nhau hay tiếp trợ những nhu cầu cần thiết. Các dòng được nêu trên, người viết thiết nghĩ có ba dòng là Facebook, Email và YouTube là phù hợp để ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào công việc hầu việc Đức Chúa Trời hiện nay.

4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT SỐ ĐỂ HẦU VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI 

            Khi đề cập đến công nghệ kỹ thuật số thì không thể không đề cập đến mạng Internet phủ khắp toàn cầu. Thomas L. Friedman đã viết vào sổ tay của mình: “Thế giới là phẳng”[29] Như vậy, thế giới có phẳng như Friedman nói hay không? Hiện nay, thế giới phẳng thế nào? Theo Friedman mô tả thì phẳng là phẳng về mặt kinh tế, hay đúng ra, đang được san phẳng vì đang được biến thành siêu nhỏ. Phần tiếp theo người viết sẽ trình bày một số vấn đề về thực trạng xã hội ngày nay trước sự phát triển của Internet ảnh hưởng thế nào đến “thế giới là phẳng” hay thế giới không phẳng ở điểm nào? Trong đó, người Cơ Đốc cũng ứng dụng những thành tựu này để hầu việc Đức Chúa Trời rất sôi động.

4.1 Thực trạng xã hội ngày nay: Thế giới phẳng hay không phẳng?

Điều gì xuất hiện khiến cho ông Friedman bảo rằng “Thế giới là phẳng”? Thế giới phẳng là câu chuyện về những biến động lớn diễn ra trong thời đại của chúng ta, nhờ vào sự tiến bộ nhanh chóng trong lãnh vực công nghệ và thông tin liên lạc đã nối liền mọi người trên thế giới lại gần nhau, giúp cho một số quốc gia trở nên vô cùng phồn thịnh và đòi hỏi chúng ta phải tiến nhanh hơn nếu không muốn bị tụt hậu. Chính sự kết nối nhanh chóng của mạng Internet khiến những nơi dù có khoảng cách địa lý rất xa, thí dụ như hai nơi cách nhau đến nửa vòng trái đất cũng liên lạc nhau trong tít tắc chỉ qua một cái nhấp chuột (muose), từ đó, thế giới như được san phẳng và đang được biến thành siêu nhỏ. Tuy nhiên, cho dù “quá trình làm phẳng này đang xảy ra với tốc độ thiên lệch [warp] và trực tiếp hay gián tiếp đụng chạm đến rất nhiều người trên hành tinh ngay lập tức. Sự chuyển đổi sang kỷ nguyên mới này càng nhanh và càng rộng, thì càng có khả năng cho sự hỗn loạn.”[30]

Khi thế giới là phẳng, bất cứ ai với trí thông minh, tiếp cận đến Google và máy tính, điện thoại thông minh, đều có thể tham gia vào cuộc đổi mới này. Khi thế giới là phẳng, người ta có thể kết nối làm chung việc mà không cần phải di cư, điều này đã làm thay đổi những cách suy nghĩ truyền thống. Một thế giới phẳng có vẻ là cơ hội phát triển cho bất cứ một quốc gia nào, xã hội, doanh nghiệp và bất cứ cá nhân nào thích nghi được với môi trường phẳng của thế giới và biết cách ứng xử hợp lý. Bằng cách sử dụng tốt nhất các công cụ mà nó đã tạo ra, trong đó quan trọng nhất là sự hợp tác giữa các cá nhân và cá nhân trên toàn thế giới, như vậy nó mang tính toàn cầu. Theo Friedman, thời đại hiện nay là thời Toàn cầu hóa 3.0. Điều này có nghĩa là gì?

            4.1.1 Thế giới phẳng

Trước khi đến thời đại 3.0, người viết cũng tìm hiểu về hai thời đại trước là kỷ nguyên 1.0 và 2.0. Friedman đã tóm lược lịch sử phát triển thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa theo ba kỷ nguyên phát triển chủ yếu. 

Kỷ nguyên thứ nhất (hay toàn cầu hóa 1.0) xảy ra từ năm 1492 đến 1800 khi Columbus tình cờ khám phá ra châu Mỹ, kích thích sự phát triển thương mại giữa thế giới cũ và thế giới mới kèm theo sự mở rộng của chế độ thực dân và sự tận dụng sức mạnh cơ bắp của con người là động lực chủ yếu. Toàn cầu hóa trong giai đoạn này xảy ra ở cấp độ quốc gia trong quá trình cạnh tranh và sự cố gắng vươn mình ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ.

Giai đoạn 2.0 bắt đầu từ năm 1800 đến khoảng năm 2000 với sự gián đoạn của cuộc Đại Khủng hoảng ở Mỹ vào thập niên 20 của thế kỷ 20, và hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Tác nhân chủ yếu của toàn cầu hóa thời gian này là do sự phát triển vượt bậc của thông tin, vận tải, và sự thống trị kinh tế và ảnh hưởng chính trị của các công ty đa quốc gia lên vai trò chính phủ. Vấn đề cốt lõi của toàn cầu hóa của thế kỷ 20 là sự vươn mình của các tập đoàn kinh tế đã phá vỡ các rào cản cho sự hội nhập kinh tế quốc tế.[31]

“Toàn cầu hoá 3.0 ngày càng nhiều sẽ được dẫn dắt không chỉ bởi các cá nhân mà cũng bởi các nhóm cá nhân – phi Tây phương, không da trắng – đa dạng hơn nhiều. Các cá nhân từ mọi nơi của thế giới phẳng đều được trao quyền.”[32] Như vậy, cơ hội làm việc, được trao quyền cho các cá nhân không phân biệt chủng tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ. Mọi nền văn hóa, tôn giáo đều được tham gia.

Hành động toàn cầu là đặc tính mới và quan trọng nhất của toàn cầu hoá 3.0, các công ty to và nhỏ cũng được trao quyền như nhau. Và cái đòn bẩy cho phép các cá nhân và các nhóm gia nhập trong việc toàn cầu hóa không phải là sức ngựa, hay phần cứng, mà là phần mềm tất cả các loại ứng dụng mới cho các công cụ kỹ thuật số (Facebook, Google, YouTube, Yahoo, eBay, Twitter, Wikipedia, v.v…), cùng chung với sự sáng tạo ra một mạng cáp quang toàn cầu, biến tất cả con người ở khắp mọi nơi trên quả đất này thành như người lân cận nhau.

Sự toàn cầu hóa ảnh hưởng trên toàn thế giới, thông tin đa dạng ở khắp mọi nơi xuất hiện nhanh chóng trên mạng xã hội (Facebook, Google, YouTube , v.v…) và chưa bao giờ con người có nhiều của cải, phương tiện phục vụ đời sống như hiện nay. Nhưng, những vật chất hỗ trợ cho cuộc sống được tiện nghi hơn cũng không phải tạo an toàn tất cả. Và chưa bao giờ con người cảm thấy âu lo, bất ổn, bơ vơ, khốn khổ như hiện nay. Thí dụ như các biến cố ngày 11/09/2001, sóng thần ở Á châu, bão Katrina ở Mỹ năm 2005, ... Và hiện nay là đại dịch  COVID-19, càng khiến con người hôm nay ý thức hơn về sự mỏng manh, phù du của phận con người. Chính trong bối cảnh đó, tôn giáo đã trở lại để lấp đầy sự trống rỗng và thất vọng của con người hôm nay.

Một trong những vấn đề của cơn bão Katrina là nhu cầu tâm linh của những người tỵ nạn chạy từ vùng bị bão sang các tiểu bang như Texas. Sơ Bề Trên Theresa Phạm Thị Hằng từ dòng Nữ Đa Minh ở Houston (nhà tu đang đón nhận hàng trăm người Việt từ Louisiana chạy sang), nói với Đài BBC Việt Ngữ rằng bà không tin là có chuyện Thượng Đế trừng phạt con người.

Bà nói không ai có thể giải thích được phép mầu nhiệm của Thượng Đế, và qua những thiên tai lớn như thế này, người ta chỉ có thể cầu nguyện với Thượng Đế. Theo bà, không phải Thượng ̣Đế gây ra đau khổ cho con người mà chính con người gây ra cho nhau, hoặc do thiên tai gây ra, nhưng ‘những đau khổ đó có ý nghĩa ở đằng sau, và chỉ khi chúng ta cầu nguyện thì mới thấy được cái mầu nhiệm của nó’. Trong những ngày vừa qua xảy ra chúng ta có thể thấy được Chân Thiện Mỹ trong đó. Chân là thấy được sự mỏng manh của con người, sự giả tạo của vật chất, thấy sự dữ tợn của thiên tai, và từ đó, mình chỉ có một cuộc đời thì phải sống sao cho đẹp, cho có ý nghĩa.[33]

Khi đánh từ khóa “bão Katrina” vào Google tìm kiếm, trong tít tắc có khoảng 61.000 kết quả (0,51 giây), một lượng thông tin quá đầy đủ hiện ra trước mắt người có mong muốn tìm điều mình cần. Một câu nói trở thành câu quen thuộc của người thường xuyên tìm kiếm thông tin trên mạng Internet là: “Trăm năm trong cõi người ta, việc gì không biết thì tra gu-gồ (Google)”. Tiện ích của việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số đã cho thấy rõ ràng, người Cơ Đốc cũng nhân dịp tiện này cũng dùng điện thoại thông minh, laptop, máy tính bàn kết nối Internet để phục vụ Đức Chúa Trời. Qua các Website, Facebook, Youtube, v.v… các Hội Thánh, cá nhân Cơ Đốc nhân đã chuyển tải nhiều nội dung như: Bài giảng, bài làm chứng cá nhân, truyện ngắn, bài học Kinh Thánh hàng ngày, v.v… thí dụ như các Website: https://www.fba.org/; https://hoithanh.com/; https://www.facebook.com/htbaptitandien/ https://www.facebook.com/FirstBaptistChurchAtlanta/, v.v… đã làm tốt việc truyền thông trên Internet.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng trung tính, trái lại, nó đang gây nhiều căng thẳng, thiệt thòi và nguy hại cho những người nghèo vì sự vào cuộc phải có nhiều  điều kiện, như: Công nghệ, phương tiện, kiến thức v.v… đủ để đáp ứng cho công nghệ kỹ thuật số đòi hỏi. Đối với nhiều người hôm nay, đây là một hệ thống xem ra họat động tốt trong lãnh vực sản xuất, công nghệ thông tin và dịch vụ. Nhưng! Lại quá nghiệt ngã, đối với những người không có điều kiện học hành, ở vùng sâu, vùng xa, núi cao rừng vắng. Nó đang làm giàu cho những người giàu và những người có trình độ cao, nhưng lại làm xa dần, tạo khoảng đáng lo ngại cho những người nghèo. Như vậy, Thế giới cũng không hoàn toàn là phẳng!

            4.1.2 Thế giới không phẳng

Theo Josef Sayer, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam – Viện Triết Học cho biết:

Dưới tác động của toàn cầu hóa, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang tăng lên từng bước. Trong khi đó, số người giàu nhất chỉ chiếm năm phần trăm dân số thế giới (tính trên cơ sở GDP), nhưng họ lại sở hữu một số lượng tài sản nhiều gấp 90 lần so với 20% những người nghèo nhất của thế giới. Nỗi lo sợ các nhóm xã hội cụ thể hay thậm chí, tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi những bất lợi nảy sinh từ chính những cơ hội của toàn cầu hóa trong tương lai đang đặt ra một vấn đề là, liệu còn có thể làm gì được để đạt đến một toàn cầu hóa công bằng hơn?[34]

Thử định nghĩa vai trò của Hội Thánh của Chúa trong bối cảnh toàn cầu hoá và mất công bằng xã hội? Các mặt trái, mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là khủng hoảng kinh tế, lạm phát, đói nghèo, mất công bằng xã hội, cạnh tranh khốc liệt, v.v… Hội Thánh của Chúa là phải có vai trò quan tâm đến xã hội, phục vụ xã hội nhằm hạn chế bớt những mặt tiêu cực này. Đồng thời triển khai mạnh mẽ sứ mạng môn đồ hóa muôn dân, để tha nhân hưởng được ơn phước từ trời, trong đó mọi người đều có danh phận làm con của Chúa, không có sự bất công vì Chúa là Đấng Công Bình. Hội thánh cần cầu nguyện Chúa để quyền năng của Chúa biến cải lòng người để người không còn bóc lột người tạo sự bất công trong xã hội.

Hội Thánh kêu gọi nhắc nhở tín hữu ý thức trách nhiệm xã hội để làm gương tốt cho muôn dân. Trong đó, cần quan tâm khai thác việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để hầu việc Đức Chúa Trời ở thời đại toàn cầu hoá 3.0 (với sự ra đời của internet, phần mềm kỹ thuật số đang diễn ra hiện nay). “Về cơ bản, Cơ Đốc giáo là một sự kiện truyền thông. Nó là Đức Chúa Trời tiết lộ chính mình Ngài cho thế giới này. Và Đức Chúa Trời sử dụng một lượng lớn các phương tiện truyền thông để thực hiện mặc khải đó.”[35]

Như vậy, nếu Cơ Đốc giáo là sự kiện truyền thông, thì Cơ Đốc nhân phải biết sử dụng Internet cho tốt. Muốn vậy, chúng ta phải có tư duy chiến lược. Điều này nghĩa là mục vụ của chúng ta phải tập trung vào các thành tố hơn là kỹ thuật. Những thành tố bao gồm: Con người – Công nghệ – Tiến trình. Sở dĩ tập trung vào các thành tố hơn là kỹ thuật vì chỉ có những con người tham gia vào mục vụ trực tuyến, thì trong tiến trình sử dụng công nghệ mới bảo đảm rằng các nhiệm vụ đã hoạch định được thực hiện mới tiến tới sự hoàn thành. Thí dụ như:

Dự án Kinh Thánh số bắt đầu như là một ý tưởng vào năm 2009 khi tổ chức Faith Comes By Hearing (tạm dịch “Nghe đem đến đức tin”) đã tìm cách để tạo ra sự truy cập mở và miễn phí trên nhiều nền tảng đến Kinh Thánh và cả một danh mục Kinh Thánh âm thanh phát triển lớn nhất trên thế giới v.v… Trong 37 năm đầu của chức vụ này, hãng FCBH đã ước tính đạt khoảng 50 triệu người nghe Kinh Thánh số. Trong vòng hai năm rưỡi trôi qua, FCBH đã theo dõi sự tham gia hơn 90 triệu người, đó là những kết nối có nguồn gốc từ 92% của các nước trên hành tinh.[36]

Theo trích dẫn trên, cho thấy, những người thực hiện dự án Kinh Thánh Số bắt đầu từ một ý tưởng vào năm 2009, trong tiến trình 37 năm sau thì đạt được hơn 90 triệu người tham gia, có nguồn gốc kết nối từ 92% các các nước trên toàn thế giới. Đáp ứng được Đại Mạng Lịnh của Chúa Giê-xu Christ trước khi Ngài thăng thiên, “Và, Phúc Âm về Vương Quốc Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng trên toàn thế giới để làm chứng cho muôn dân…” (Ma-thi-ơ 24:14).

Cho dù việc toàn cầu hóa có mặt tích cực như: Mặt nào đó, giúp cho mọi người có cơ hội để tiếp xúc với mọi thông tin, tin tức trên thế giới. Điều này rất hữu ích cho việc học tập nguyên cứu tìm tòi những tài nguyên trong học tập. Nó giúp cho thế giới được phẳng và chúng ta được tiếp xúc với nhau dễ dàng hơn trong quan hệ gia đình, công việc, v.v… Bên cạnh những thuận lợi và thành công của toàn cầu hóa mang lại, khi nhìn vào bức tranh xã hội hôm nay, qua những phương tiện truyền thông, cũng như quan sát thực tế và qua kinh nghiệm tiếp cận cụ thể, chúng ta có cảm nhận rất rõ, thấy được sự phong phú về vật chất, nên cơn lốc hưởng thụ và thực dụng dưới nhiều hình thức tăng lên. Đặc biệt, đối với đức tin, chúng ta đang gặp những thách đố rất lớn. Theo đó, cũng có những điều tiêu cực kéo theo, “có hàng trăm triệu người trên hành tinh này đã bị quá trình làm phẳng bỏ lại đằng sau hay cảm thấy bị ngợp trước nó”[37]

Nhưng, đối với Đức Chúa Trời, việc con người đi đến toàn cầu hóa cũng là ý muốn của Chúa. Ý niệm toàn cầu hóa đã được Chúa Giê-xu Christ sử dụng (Tin Lành này về Nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất), vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Cho nên, Chúa Giê-xu đã trao cho các môn đồ đầu tiên của Chúa một mạng lệnh truyền giáo có lời hứa kèm theo được Ma-thi-ơ ghi lại (Mat. 28:18-20). Và Cơ Đốc nhân bước theo Chúa bởi đức tin mình đã nhận được, “6Anh em đã nhận Đức Chúa Giê-xu Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy; 7hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững, tùy theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ.” (Cô-lô-se 2:6-7).

Lời Chúa đã dạy Cơ Đốc nhân phải làm muối của đất và làm ánh sáng của thế gian (Ma-thi-ơ 5:13a, 14a). Thì trong sự toàn cầu hóa thế giới có nhiều biến động, nhưng vai trò của bản chất Tin Lành vẫn giữ vững vì đó là sứ mạng của Chúa đã trao cho các môn đồ của Ngài, ngày trước cũng như ngày nay, không bao giờ thay đổi. Hiểu được điều này để trong mọi hoàn cảnh, một câu tuyên bố sứ mạng được viết rõ ràng sẽ dễ dàng cho chứng nhân hiểu được mục vụ của chính mình cần phải làm gì và xác định những gì không được làm. Phần tiếp theo, người viết trình bày phần thực hành thực tế về việc sử dụng công nghệ thông tin để thiết lập các công cụ phù hợp.

4.2 Sử dụng công nghệ thông tin để hầu việc Đức Chúa Trời

Có sự liên quan giữa toàn cầu hóa và công nghệ: Công nghệ giúp cho mọi quốc gia, khu vực, công ty, tập đoàn, cá nhân tiếp cận, kết nối thông tin cách nhanh chóng và tiện lợi. Thông qua Internet, Word Wide Web (www) giúp việc truy cập, truyền tải, tìm kiếm thông tin trên phạm vi toàn cầu. Các công cụ khác của công nghệ thông tin như phần mền vi tính, thư điện tử, voice chat v.v… giúp việc hợp tác, giao dịch ít bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Những thuận tiện này được áp dụng cho cả trong và ngoài Hội Thánh Chúa, không phân biệt đối tượng sử dụng.

Đề cập đến việc hầu việc Đức Chúa Trời, có câu hỏi ai là người hầu việc Ngài? Câu trả lời là: Không phải chỉ có mục sư, truyền đạo, chấp sự trong Hội Thánh mới là người hầu việc Chúa, mà mọi con cái Chúa đều phải hầu việc Ngài. Sứ đồ Phao-lô nói: “7Vả, chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà sống, cũng chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà chết; 8vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết, đều thuộc về Chúa cả.” (Rô-ma 14:7-8). Mọi công ăn việc làm của Cơ Đốc nhân đều là phương tiện để chúng ta sống cho Chúa và hầu việc Ngài. Và điều Kinh Thánh nhắc nhỡ: “23Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, 24 biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa.” (Cô-lô-se 3:23-24).

Làm thế nào để sử dụng công nghệ thông tin hầu việc Đức Chúa Trời?

Định nghĩa Công nghệ thông tin (IT – Information Technology): Là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.[38]

Như vậy, người sử dụng công nghệ thông tin là phải hiểu biết về sử dụng máy tính và phần mềm máy tính. Tuy nhiên, đây chỉ là các công nghệ, con người sử dụng chúng không làm cho họ trở nên hiện đại, thông minh, khôn ngoan, công bằng hơn. Mà nó chỉ giúp cho người sử dụng có khả năng liên lạc, cạnh tranh, và cộng tác nhanh và xa hơn. Trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng vậy, Cơ Đốc nhân dùng các công nghệ làm các phương tiện để phục vụ Đức Chúa Trời. Vì đây là sử dụng công nghệ, nên phải tìm người hiểu biết về chúng, cho nên Hội Thánh cần phải chọn lựa nhân sự để phụ trách.

4.2.1 Chọn lựa nhân sự phụ trách

Nếu Đạo Chúa, tự bản chất, không cần một mảnh đất riêng nào để sống và cũng chẳng hề đồng hóa với bất cứ chế độ chính trị hay nền văn hóa nào, thì nhiệm vụ của mỗi người tín hữu là phải sống Đạo và trình bày Đạo trong mọi môi trường văn hóa và mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Con người là một trong ba thành tố tạo nên mục vụ kỹ thuật số (Con người; Công nghệ và Tiến trình). Chọn người để phụ trách mục vụ kỹ thuật số để trình bày chân lý của Đức Chúa Trời, thì ngoài việc chọn người có kỹ năng chuyên môn, người đó cũng phải được huấn luyện về lẽ Đạo của Đức Chúa Trời.

Có các vấn đề cần xem xét như: Ai chịu trách nhiệm về mục vụ kỹ thuật số? Hay công việc này của ai? Điều trọng yếu là cần có một cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm chung. Người này không cần thiết phải là người rành về kỹ thuật, công việc chủ yếu là tâm điểm để liên lạc cho bất kỳ vấn đề nào xảy ra với mục vụ này, một cách thường xuyên, kịp thời, không được trễ nãi. Có thể nói đây là người quản lý trang Web; Kế đến, cần có người thiết kế và thực hiện nó? Người này có thể là nhân viên có kỹ thuật và thời gian, không nên dùng cộng tác viên. Cũng có thể mời một người tư vấn bên ngoài. Mục vụ này cần thiết có chi tài chánh; cũng cần có tình nguyện viên: Đối với nhiều mục vụ, tình nguyện viên đóng vai trò quan trọng trong sự thành công, đôi khi sự thành công đến 100%, có thể phần việc của họ là viết nội dung không quan trọng cho trang Web, quảng bá trang Web v.v…; Khi thiết lập một kênh thông tin, thì phải hướng đến việc cho đối tượng nào sử dụng. Cho nên, cần xác định nhóm người sử dụng chính và lập kế hoạch chiến lược cho nhóm người đó là điều quan trọng. Đối với nhiều mục vụ, khách dùng có thể là nhà tài trợ, tình nguyện viên, thành viên Hội Thánh, và những người bạn có cùng sở thích, quan điểm v.v… Việc chọn nhân sự để phụ trách rất quan trọng, vì chính những người này, sẽ xem xét trong các dòng chảy kỹ thuật số dòng nào phù hợp, đáp ứng được nhu cầu truyền thông của Tin Lành thì chọn ra và thiết lập.

4.2.2 Chọn dòng và thiết lập

“Mục đích chính của các công cụ kỹ thuật số bây giờ là mối quan hệ, chứ không phải là thông tin. Khi nghĩ về các công cụ kỹ thuật số cho mục vụ của bạn, hãy tập trung vào cách để phát triển mối quan hệ với những người ủng hộ bạn”[39] Điều quan trọng khác cần phải được quan tâm nghiên cứu đó là: Làm thế nào để chúng ta hiểu được những thói quen sử dụng phương tiện kỹ thuật số của người dùng. Cũng cần tìm hiểu giao diện, Website nào hiển thị tốt trên các thiết bị di động, để chúng ta đáp ứng theo dòng chảy của họ. Nếu chúng ta không đến với họ trước, thì những người đó sẽ kết nối với người khác, từ đó, mối quan hệ cá nhân của chúng ta sẽ mất khách hàng tiềm năng.

Tác giả David T. Bourageois, trong tác phẩm Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số, cung cấp “Mười trang web hàng đầu trên Web”[40] như sau:

1

Google

Google.com

2

Facebook

Facebook.com

3

YouTube

Youtube.com

4

Yahoo

Yahoo.com

5

Amazon.com

Amazon.com

6

Wikipedia

Wikipedia.org

7

eBay

ebay.com

8

Twitter

Twitter.com

9

Craigslist.org

Craigslist.org

10

Windows Live

Live.com

              Nhận xét bảng liệt kê “Mười trang web hàng đầu trên Web” chúng ta nhận thấy Facebook đứng hàng thứ hai trong danh sách truy cập nhiều nhất. “CEO Facebook cho biết, trong ngày 24/8/2015, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã cán mốc một tỷ người truy cập, tức trung bình trên thế giới cứ 7 người thì có một người sử dụng Facebook để kết nối với gia đình, bạn bè v.v… chỉ trong một ngày.[41] Sự phổ thông của Facebook giúp cho người viết quan tâm chọn lựa và thiết lập cho mục vụ kỹ thuật số để phục vụ Đức Chúa Trời trong linh vụ rao truyền Tin Lành của Chúa đến khắp cùng trái đất. Một dòng khác, không được liệt kê nhưng được chọn lựa đó là thiết lập Website.

              Người viết đã chọn được hai dòng là Facebook và Website, bây giờ đến giai đoạn thiết lập. Cũng không có gì khó khăn trong giai đoạn này, vì đối với Facebook chỉ cần vào Google đánh từ khóa “thiết lập Facebook”, nhấn enter, sẽ có khoảng 2.480.000 kết quả trong 0,41 giây. Trước tiên vào đường dẫn http://facebook.com, nơi đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách thiết lập tài khoản Facebook (vì đây là kỹ thuật, dành cho người biết sử dụng công cụ kỹ thuật số - như đã nêu trong mục Chọn lựa nhân sự phụ trách, nên người viết xin phép không trình bày chi tiết.) Đối với việc thiết lập Website, người viết đề nghị người dùng đến các nơi cung cấp Hosting chuyên nghiệp để mua, nơi đây sẽ có người hướng dẫn để lựa chọn dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người dùng. Cách khác, công nghệ hơn, là chúng ta tận dụng tiện ích của Internet: Vào Google đánh từ khóa “cung cấp website”, thì có khoảng 698.000 kết quả (0,47 giây), chúng ta vào các link dẫn đến các trang quảng cáo để tìm kiếm đến địa chỉ ưa thích. Nơi đây sẽ có nhân viên tư vấn và đưa những yêu cầu để người dùng mua dịch vụ đúng với yêu cầu của Hội Thánh.

            Facebook và Website sẽ hỗ trợ nhau, tạo sự phong phú tỏ rõ tính sinh động, thêm tiện ích cho người dùng lẫn người đưa tin. Thí dụ: Website https://www.fba.org/https://www.facebook.com/FirstBaptistChurchAtlanta/ hỗ trợ nhau. Khi vào trang Facebook, trang chủ có lời giới thiệu: Trang Facebook chính thức cho First Baptist Church Atlanta - Tiến sĩ Charles Stanley - Mục sư Senior www.fba.org. Nhà thờ Baptist tại Atlanta (Georgia), đã giới thiệu đến người dùng về Hội Thánh, những mục vụ, lịch thờ phượng, kể cả những link liên kết, là những hoạt động trực thuộc Hội Thánh như: InTouch.org, In Touch Messenger, Online Bookstore,  This Week on TV.

            Thực tế đã chứng minh các Hội Thánh đã ứng dụng sự tiện ích của công nghệ kỹ thuật số qua việc chọn dòng và thiết lập trang Web để phục vụ Đức Chúa Trời. Người viết nhận thấy các Giáo Sư của Thánh Kinh Viện Việt Nam (V.B.I – https://www.thevbi.net/ và nhiều con cái Chúa khác, cũng đã phát huy tính năng động, tiện ích của trang Facebook và trang Website để truyền rao Danh Chúa, huấn luyện môn đồ, giới thiệu Lời Chúa qua các bài giảng, bài làm chứng, bài học Kinh Thánh hàng ngày, v.v… Theo đây, người viết sẽ chia sẻ một mô hình truyền giáo qua Facebook và Website.

4.2.3 Facebook và Website

Về cơ bản, mạng xã hội (Facebook, YouTube, v.v…) giống như một trang Web mở với nhiều ứng dụng khác nhau. Mạng xã hội khác với trang Web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng. Trang Web cũng giống như trang báo điện tử, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn càng tốt; Còn mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, với các công cụ dễ tương tác để mọi người tự tương tác và tạo ra dòng tin, rồi cùng lan truyền dòng tin đó.

Mô hình truyền giáo qua Facebook và Website

Theo phương pháp “Bốn Định Luật Thuộc Linh của Bill Bright”[42]

            Định Luật một: Thượng Đế thương yêu bạn và đã hoạch định một chương trình kỳ diệu cho đời sống bạn. “Vì Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nỗi hy sinh Con Một của Ngài, để tất cả những người tin nhận Con Thượng Đế đều không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh viễn” (Giăng 3:16 BDY)[43].

            Định Luật hai: Con người phạm tội và bị phân cách với Thượng Đế nên không thể hiểu biết cùng kinh nghiệm được tình yêu và chương trình của Thượng Đế đối với đời sống mình. Con người là tội lỗi, “Vì mọi người đều phạm tội, không còn phản chiếu vinh quang Thượng Đế” (Rô-ma 3:23); Và “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Thượng Đế là đời sống vĩnh viễn trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta” (Rô. 6:23).

Định Luật ba: Chúa Cứu Thế Giê-xu là giải pháp duy nhất của Thượng Đế đối với tội lỗi của loài người. Nhờ Chúa Cứu Thế Giê-xu bạn có thể nhận biết cùng kinh nghiệm thương yêu cả chương trình của Thượng Đế đối với đời sống bạn. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chết thay cho chúng ta, “Nhưng Thượng Đế đã chứng tỏ tình yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi Chúa Cứu Thế chịu chết thay chúng ta là người tội lỗi” (5:8). Ngài là con đường duy nhất dẫn con người đi đến cùng Đức Chúa Trời, “Ta là Con đường, Chân lý và Nguồn sống. Nếu không nhờ ta, không ai được đến với Cha” (Giăng 14:6).

Định Luật bốn: Mỗi người chúng ta phải đích thân tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của riêng mình, nhiên hậu chúng ta mới có thể hiểu biết cùng kinh nghiệm thương yêu của Thượng Đế đối với cuộc đời chúng ta. Chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-xu qua đức tin, “Vậy anh em được cứu rỗi nhờ ân phúc Thượng Đế, do đức tin nơi Chúa Cứu Thế. Đây là một tặng phẩm của Thượng Đế, chứ không do anh em. Không phải là kết quả của công đức anh em, nên chẳng ai có thể khoe khoang” (Ê-Phê-sô 2:8-9). Chúa Cứu Thế Giê-xu đang chờ đợi chúng ta, “Này, Ta đứng bên ngoài gõ cửa, nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa ra. Ta sẽ vào, v.v…” (Khải huyền 3:20). Tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu là phải từ bỏ bản ngã của mình, tin cậy và mời Ngài ngự vào đời sống chúng ta. Xin Chúa tha thứ tội lỗi và biến cải chúng ta theo ý muốn của Ngài.

Bạn Có Thể Tiếp Nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu ngay bây giờ bằng sự cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-xu, con cần Ngài. Con xin mở cửa cuộc đời con để tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa và Chủ của con. Con cám ơn Ngài đã tha tội cho con. Xin Chúa ngự trị trên ngai của đời sống con. Xin Ngài biến cải con trở thành con người như Chúa muốn.

                        Thánh Kinh hứa ban sự sống đời đời cho mọi người tiếp nhận Chúa Giê-xu, “Thượng Đế tuyên bố Ngài và Chúa Cứu Thế là Nguồn sống. Ai tiếp nhận Con Thượng Đế mới có sự sống. Ai khước từ Con Thượng Đế làm sao có sự sống được? Tôi viết điều đó để anh em biết rõ nhờ tin Con Thượng Đế mà anh em được sống vĩnh viễn” (1 Giăng 5:11-13). Ngay lúc bởi đức tin bạn tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, có nhiều việc xảy ra: Chúa Cứu Thế ngự vào đời sống bạn (Khải Huyền 3:20); Mọi tội lỗi của bạn được tha thứ (Khải. 1:14); Bạn trở nên con cái của Thượng Đế (Giăng 1:12).

Những Đề Nghị Giúp Cho Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành: Sự tăng trưởng thuộc linh là kết quả của lòng tin cậy Chúa Cứu Thế Giê-xu, “Người công bình sẽ sống bởi đức tin.” (Ga-la-ti 3:11); Đến với Thượng Đế qua sự cầu nguyện hằng ngày (Giăng 15:7); Đọc Lời Chúa  mỗi ngày, bắt đầu với Phúc Âm Giăng (Công vụ 7:11). Vâng phục Chúa từng giây phút (Giăng 14:21). Làm chứng về Chúa bằng chính nếp sống và lời nói của bạn (Ma-thi-ơ 4:19).

Nhận định về Bốn Định Luật Thuộc Linh

            Lợi điểm: Dễ thực hành, chỉ cần biết đọc chữ thì có thể thực hành phương pháp nầy. Trong lúc trình bày Phúc Âm chứng đạo viên sẽ cầm sách đọc và giải thích cho thân hữu.
Các lẽ đạo Thánh Kinh và Thần học trong sách nhỏ nầy rất vững chải đặt nền tảng trên các câu Thánh Kinh quen thuộc. Khi sử dụng sách nhỏ Bốn Định Luật Thuộc Linh sẽ tạo nên thân thiện giữa vòng chứng đạo viên và thân hữu mà không cần phải ép buộc hoặc thúc bách. Phương pháp này có thể dùng để chứng đạo tư gia, tại tiệm ăn, các cuộc gặp gỡ công cộng hoặc riêng tư. Điều khích lệ là mở đầu với lời khẳng định: “Đức Chúa Trời thương yêu bạn”. Có những câu Thánh Kinh minh họa giúp cho chứng đạo viên làm chứng cách tự tin vì biết sẽ nói gì. Nhất là chú trọng đến công tác của Đức Thánh Linh vận hành cùng chứng nhân của Chúa.

Điểm yếu: Trước hết là việc trình bày Phúc Âm bằng cách cầm sách Bốn Định Luật Thuộc Linh đọc cho thân hữu nghe, giống như làm những điều rập khuôn nên có vẻ máy móc thiếu sự linh động và có thể như là đánh mất sự hướng dẫn của Thánh Linh. Phương pháp trên cũng không nhấn mạnh về sự ăn năn. Cách trình bày Phúc Âm đó quá đơn giản, và những câu hỏi về lai thế không được giải đáp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chứng nhân không cần phải nói nhiều vì chính Đức Thánh Linh sẽ cáo trách khiến cho tội nhân ăn năn mà quay về đầu phục Chúa.

Mỗi Cơ Đốc nhân cần hiểu rõ, khi chúng ta được Chúa chọn, dâng đời sống chính mình cho Chúa và thi hành Đại Mạng Lịnh của Ngài, là do chúng ta được ơn phước từ Đức Chúa Trời ban cho, chứ không phải là một công việc làm. Chúng ta là ống dẫn phước của Chúa đến cho người khác, qua việc cùng nhau truyền giáo và phát triển Hội Thánh của Ngài trên đất. Ngày nay, thời đại kỹ thuật số chúng ta cũng phải hầu việc Đức Chúa Trời trên nền tảng của Kinh Thánh và Thần Học của Chúa Giê-xu. Sứ Điệp của Ngài không thay đổi, và cần phải giữ vững nguyên tắc từ gần ra xa: “Nhưng khi Ðức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Công vụ các Sứ đồ 1:8).

4.3 Những lợi ích từ việc ứng dụng công cụ kỹ thuật số

Internet là công cụ truyền thông lớn nhất từng được phát minh bởi con người, nó còn hình thành ra các ứng dụng, các trang mạng xã hội như Yahoo, Facebook, Blog, Twitter, Skype, Zalo, v.v... Chúng ta có thể sử dụng các trang mạng ấy để học hỏi thêm những điều xung quanh mình, giao lưu kết bạn với những người bạn phương xa hay đơn giản là viết nên đôi dòng tâm sự của mình, xem các chương trình giải trí, v.v… Đối với những người sử dụng Internet để phục vụ Chúa cũng giống như vậy. Tuy nhiên, với những ích lợi kể trên, mạng truyền thông kỹ thuật số còn mang lại những tiện ích vượt tầm cao hơn nữa như:
Giới thiệu Lời Chúa đến mọi người, ở khắp mọi nơi hầu cho Tin Lành của Chúa được truyền rao khắp đất, như Lời Chúa đã phán: “Và Phúc Âm này về Vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng ra khắp đất…” (Ma-thi-ơ 24:14).

Sử dụng Internet sẽ tối đa hóa mục vụ truyền thông về việc rao truyền Phúc Âm. Đây là sự thay đổi về phương pháp, về hình thức, khác với phương cách truyền thống là mặt đối mặt. Nhưng, cho dù cách nào đi nữa, chúng ta là những người được Chúa chọn để truyền giáo, cũng nên vững lòng, vững đức tin mà bước đi theo Chúa, nắm chắc vào Kinh Thánh là Lời của Chúa. Sứ điệp của Chúa khi chuyển tải cho con dân Chúa hay người chưa tin thì luôn giữ nguyên như được chép trong Thánh Kinh.

            Chân lý của Chúa sẽ được truyền đi nhanh chóng, dưới tốc độ của ánh sáng. Cho nên, điều gì chứng nhân viết vào trang mạng cũng phải viết cho đúng để không bị trật phần ân phước của Chúa ban, vì Kinh Thánh dạy rằng: “18... kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Ðức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. 19Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Ðức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.” (Khải Huyền 22:18-19).

            Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, là chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Website, Facebook, Zalo, YouTube, Twitter, v.v… trong đó, phổ biến nhất là Facebook. Mặc dù mục đích, nhu cầu, thời gian tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng cùng có một điểm chung, đó là xem nó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người xã hội ngày nay. Đây là dịp tiện mà chưa có thời kỳ nào trong lịch sử dân Chúa có được.

            Việc phát minh ra Internet của con người, nhưng với Chúa Trời không phải là chuyện ngẫu nhiên. Nó có giá trị cốt lõi: Internet là công cụ truyền thông, thì người Cơ Đốc cũng cần phải biết cách sử dụng cho thành thạo và biết cách quản lý cho tốt. Thí dụ: Trực tiếp quản lý hiệu quả Facebook, Youtube v.v... Vì vậy, một chiến lược sử dụng được hoạch định cụ thể, muốn tốt cần phải hội những điều kiện gì? Đó là tập hợp nhiều thành tố như: Công nghệ; Con người; Tiến trình, ba thành tố này đều quan trọng như nhau để thành công khi trực tuyến. Cơ Đốc nhân là một trong ba thành tố kể trên, trong vai trò của con người, cho nên, cần phải sử dụng những tiến bộ, khoa học, công nghệ để phục vụ Đức Chúa Trời bằng niềm tin tuyệt đối đặt vào Chúa.

Qua những tiến trình diễn biến từ thời các Sứ đồ cho đến ngày nay, Sứ Điệp của Chúa vẫn là giá trị cốt lõi để truyền thông, cho dù phương tiện có thay đổi so với thời kỳ của các Sứ đồ. Ngày nay, Cơ Đốc nhân sử dụng Internet để truyền đi những mục vụ Cơ Đốc, thì chúng ta cũng cần lên kế hoạch để phục vụ Chúa, đưa Tin Lành của Chúa đi khắp đất, với những mục tiêu cụ thể. Điều cần nhất là chúng ta phải làm kế hoạch của chúng ta phù hợp với kế hoạch của Đức Chúa Trời.

5. KẾT LUẬN                                                 

Đức Chúa Trời đã ban cho con người trí thông minh, đam mê khám phá, áp dụng khoa học, kỹ thuật sáng chế ra nhiều máy móc, phương tiện ích lợi để phục vụ đời sống hàng ngày, phục vụ an sinh xã hội v.v… trong đó, đã tạo ra các công nghệ Internet. Con người đã sử dụng những ứng dụng Internet và những công nghệ liên quan được cải tiến, và còn phát minh thêm lên những ứng dụng ở cấp độ mới. Cơ Đốc nhân là những con người đã và đang sống trong thế giới, thế nên, họ cũng chịu ảnh hưởng theo sự biến hóa của từng thời đại. Trong đó, thời đại toàn cầu hóa ngày nay đã làm thay đổi hay biến dạng phần nào về mọi phương diện của cuộc sống con người. Mặt khác, toàn cầu hóa 3.0 đã đưa con người lên một tầm mức cao hơn về sự hiểu biết. Nó làm phẳng thế giới, giúp cho nhiều nơi thịnh vượng hơn về mặt kinh tế; đồng thời, sự toàn cầu hóa cũng làm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo được thấy rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ lại thì toàn cầu hóa chỉ làm cho sự nghèo đói xuất hiện và được chú ý hơn, chứ không phải làm cho người ta nghèo đói hơn. Vì thế giới này, vẫn là thế giới do Đức Chúa Trời tạo dựng và Ngài vận hành, gìn giữ. Điều mà Đức Chúa Trời chú ý đến đó là linh hồn của con người nên Chúa Giê-xu đã đến thế gian. Có nhiều việc Chúa Giê-xu đã làm khi Ngài giáng thế làm người, trong đó Ngài đã thiết lập nên Hội Thánh của Ngài.

Hội Thánh là công cụ của Chúa lập ra trên thế gian để qui tụ những người theo Chúa có nơi sinh hoạt, học tập, chia sẻ, làm theo Lời Chúa, đem Tin Lành của Chúa rao khắp thế gian cho người người đều nghe được Tin Lành v.v… Mục đích là mở rộng Vương quốc Đức Chúa Trời như Lời Chúa Giê-xu dạy trước khi Ngài thăng thiên (Ma-thi-ơ 28:18–20), trong đó, có những chứng nhân của Chúa. Có những nguyên tắc chứng đạo: Chứng đạo viên phải biết chắc mình đã được sự cứu rỗi, phải thông biết Kinh Thánh, có lòng yêu thương linh hồn hư mất, và phải là người cầu nguyện, mặt khác nữa là biết làm việc theo nhóm. Đó là những phương cách để thành công trong việc chứng đạo.

Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, khiến cho việc liên lạc, truyền thông hiệu quả hơn, cho ra những kết quả tích cực phục vụ cho đời sống con người. Ưu điểm ưu việt của tốc độ truyền thông kỹ thuật số là nhanh gần bằng “tốc độ của ánh sáng”[44]. Là những môn đồ Đấng Christ, chúng ta cần phải tận dụng lợi ích này qua việc sử dụng Internet, không chỉ vì đó là những tiện ích mới nhất, mà còn là những mối quan hệ: Quan hệ giữa những cá nhân, giữa những nhóm người với nhau v.v…

Sứ đồ Phao-lô thiết tha nhắc nhở con cái Chúa bước đi bằng đức tin, “6Anh em đã nhận Đức Chúa Giê-xu Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy; 7hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững, tùy theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ.” (Cô-lô-se 2:6-7). Bước đi bởi đức tin là yếu tố cốt lõi của người bước đi theo Chúa.

Sứ đồ Phao-lô cũng mãi căn dặn: “Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi, và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em.” (Phi-lip 4:9). Điều này cho thấy rằng Sứ Điệp của Chúa sẽ không thay đổi cho dù trãi qua bao thời đại vẫn phải được giữ nguyên. Còn phương tiện truyền thông Sứ Điệp thì tùy vào điều kiện mà sử dụng. Vì công nghệ không chỉ là trang thiết bị mà còn là kiến thức. Kiến thức để sáng tạo ra những công nghệ mới và kiến thức sử dụng công nghệ. Sử dụng công nghệ có hiệu quả không chỉ là mua sắm máy móc, trang thiết bị mà còn phải đào tạo con người có kiến thức công nghệ. Đối với người người Cơ Đốc đòi hỏi cao hơn nữa, nghĩa là ngoài sự hiểu biết về công nghệ, cần phải được huấn luyện đào tạo thấm nhuần  thần học Kinh Thánh, Đức Chúa Trời Ba Ngôi, cuộc đời của Chúa Giê-xu, chia làm 5 giai đoạn: Giáng sinh; Sự chết; Sống lại; Thăng thiên; và Tái lâm.

            Người viết nêu lên một bằng chứng khích lệ cho các thế hệ người Cơ Đốc và người ngoài Cơ Đốc ở khắp thế giới biết rằng, trong công trường phục vụ Đức Chúa Trời qua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để đào tạo các Cơ Đốc nhân trở thành người hầu việc Chúa cách kết quả cho linh vụ truyền giáo, huấn luyện nên người lãnh đạo trong Hội Thánh của Chúa. Đó là, Thánh Kinh Viện Việt Nam (https://www.thevbi.net/), được thành lập từ năm 2012, trong đó có Đoàn Giáo Sư tâm huyết hầu việc Đức Chúa Trời, và Phương Châm Giáo Dục: “Giáo sư giảng dạy trung thực với Kinh Thánh, tôn trọng và khích lệ khả năng suy luận đa chiều và tư duy độc lập của sinh viên. Sinh viên biết tôn trọng thẩm quyền cao nhất của Kinh Thánh, biết rèn luyện kỷ năng học tập một cách trung thực, sáng tạo, không rập khuôn, và luôn biết áp dụng kiến thức vào hành động thiết thực.”

Thánh Kinh Viện Việt Nam hay The Vietnamese Bible Institute (V.B.I.) đã được sáng lập trong ý thánh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Phương pháp giáo dục trực tuyến (online) rất hữu hiệu, ít tốn kém, và tiện lợi về nhiều mặt; nắm bắt được mặt tích cực của việc học trực tuyến trong Kỷ nguyên kỹ thuật số, Viện quyết tâm tạo ra một môi trường học tập về Kinh Thánh và Thần Học miễn phí cho tất cả con dân Chúa trên toàn thế giới.

TÍN LÝ

V.B.I. gìn giữ và phát huy tín lý của Tin Lành thuần túy đã được Chúa Giê-xu Christ và các sứ đồ giảng dạy trong Tân Ước. Một vài tín lý căn bản như: Toàn bộ Kinh Thánh Tân và Cựu Uớc (66 sách) đều đuợc thần cảm; Sự huyền nhiệm của Đức Chúa Trời Ba Ngôi đồng đẳng, đồng quyền, đồng sáng tạo, và đồng cứu chuộc; Sự cứu rỗi duy nhất trong đức tin nơi sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-su Christ; Sự tái sinh của tín hữu bởi quyền năng Đức Thánh Linh và sự đầy dẫy Đức Thánh Linh;Sự sống lại của thân thể trong ngày Chúa Giê-su Christ tái lâm.[45]

                                                                         GS. PHẠM NGỌC HUỆ

******

********

DÀN BÀI

1. THEO CHÚA BỞI ĐỨC TIN (Cô-lô-se 2:6-7)

            1.1 Xác lập đức tin vững chắc trong Chúa Giê-xu Christ (Côl. 2:3):

1.2 Trưởng thành để dạy dỗ đúng chân lý của Chúa cho người khác (Côl. 2:12)

1.3 Cảm tạ Chúa là thái độ của Cơ Đốc nhân trưởng thành (Côl. 2:7c)

2. VÂNG THEO ĐẠI MẠNG LỊNH (Ma-thi-ơ 28:18-20)

2.1 Nhân Danh Chúa ra đi dạy dỗ Tin Lành cho người khác

            2.1.1 Cơ Đốc nhân nhận được sự dạy dỗ đã trưởng thành

            2.1.2 Nhận được Tin Lành thế nào thì dạy lại như thế ấy

2.2 Mở rộng Nước Đức Chúa Trời qua việc Báp-tem

2.3 Phục vụ Chúa dưới sự dẫn dắt luôn luôn của Ngài

3. ĐẾN TẬN CÙNG TRÁI ĐẤT

            3.1 Thời các sứ đồ

            3.2 Ngày nay (Các loại dòng)

4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT SỐ ĐỂ HẦU VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI

4.1 Thực trạng xã hội ngày nay: Thế giới phẳng hay không phẳng?

            4.1.1 Thế giới phẳng

            4.1.2 Thế giới không phẳng

4.2 Sử dụng công nghệ thông tin để hầu việc Đức Chúa Trời

4.2.1 Chọn lựa nhân sự phụ trách

4.2.2 Chọn dòng và thiết lập

4.2.3 Facebook và Website

4.3 Những lợi ích từ việc ứng dụng công cụ kỹ thuật số

5. KẾT LUẬN  

THƯ MỤC  

CÁC WEBSITE  

******************************************

THƯ MỤC

John Balchin, et al, Kinh Thánh Theo Bố Cục, (Printed and published in Vietnam - 2005).

David T. Bourgeois, Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số (Downers Grove, Illinois:  

InterVasity, 2013).

 

Donald D.Smeeton , Lịch sử Hội Thánh, Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam (Không NXB,   

            NXB).

 

John Balchin, et al, Kinh Thánh Theo Bố Cục, (Printed and published in Vietnam - 2005).

 

Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam, (NXB Văn học, Hà Nội, 1988).

 

Nguyên tác Practical Chrisrian Theology - Examining The Great Doctrines Of The Faith,  

(Floyd H. Barackman Thrid Edition, 1998). Kregel Publishcations. Grand Rapids. Mi

49501. Isbn 0-8254-2374-0, Printed In The United States Of America. Barnabas,

Thần Học Cơ Đốc Thực Hành - Nghiên Cứu Các Giáo Lý Chính Của Niềm Tin Cơ

Đốc, Dịch ra triếng Việt năm 2001.

 

Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam (Viện UUC), Chứng Đạo, (Không NXB, NXB).

 

Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam (Viện UUC), Sứ Điệp Tân Ước, (Không có NXB, NXB).

 

Thomas L. Friedman. The World Is Flat (Union Square West, NY: Farra Publisher), 2006.

            Thế Giới Phẳng. Người dịch: Nguyễn Quang A – Cao Việt Dũng – Nguyễn Tiên

Phong, (Hà Nội, Việt nam: NXB Trẻ), 2006.

 

Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam giữ bản quyền,Tìm Hiểu Tân Ước, (Không NXB, NXB,    

            Ấn bản 2006).

 

CÁC WEBSITE

                            

Đài BBC – Ban Việt Ngữ, Nhu cầu tâm linh của nạn nhân bão Katrina, [on-line], Truy cập      

ngày 01/03/2017, http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:RPQpukK1jdoJ:www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2005/09/050908_vietkatrinaspiritual.shtml+&cd=8&hl=vi&ct=clnk&gl=vn, Internet.

 

Ðấng Christ là Ðức Chúa Trời và có đầy đủ mọi sự, Thơ Cô-lô-se, [on-line]. Truy cập ngày      

12/02/2017, https://vietchristian.com/kinhthanh/reader.asp?pid=,src=/kinhthanh/tklk/tklk.xml,name=Chuo ng,enc=2,nl=0,id=59,max=114, Internet.

 

Cơ Đốc Giáo Đang Phát Triển Mạnh Mẽ Ở Nơi Nào? [on-line], Truy cập ngày, 20.02.2017,  

http://oneway.vn/news/co-doc-giao-dang-phat-trien-manh-me-o-noi-nao/,  Internet.

 

Josef Sayer, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam – Viện Triết Học, Đoàn kết Cơ đốc   

giáo trong một thế giới toàn cầu hóa - Misereor và cam kết vì công bằng xã hội, [on- line]. Truy cập ngày 19/02/, http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Tay/Doan-ket-Co-doc-giao- trong-mot-the-gioi-toan-cau-hoa-Misereor-va-cam-ket-vi-cong-bang-xa-hoi-485.html, Internet.

 

Minh Minh, Mỗi ngày có một tỷ người truy cập Facebook, [on-line], Truy cập ngày  

05/03/2017, http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/moi-ngay-co-mot-ty-nguoi-truy-cap-facebook- 3270861.html. Internet.

 

Những Thống Kê Thú Vị Về Cơ Đốc giáo, [on-line], Truy cập ngày 18/02/2017.   

https://hoithanh.com/9475/nhung-thong-ke-thu-vi-ve-co-doc-gia.html, Internet.

 

Piranha, Dự án Kinh Thánh số cho toàn cầu, [on-line], Truy cập ngày 02/03/2017,  

website:   

https://hoithanh.com/8017/du-an-kinh-thanh-so-cho-toan-cau.html, Internet.

 

Quỳnh Anh, Đại Học Kinh Tế Tài Chính, Ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì?,  

[on-line], Truy cập ngày 02/03/2015, http://www.uef.edu.vn/tin-huong-nghiep/nganh-cong-nghe-thong-tin-hoc-gi-487. Internet.

 

Thánh Kinh Viện Việt Nam, Trang chủ, [on-line], Truy cập ngày 108.03.2017, 

https://www.thevbi.net/. Intenet.

 

 “Theo thực nghiệm khoa học đã kiểm chứng thì không có gì di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh

sáng là 299.792.458 km/giây”. Có Phải Tốc Độ Ánh Sáng Là Nhanh Nhất? [on-line], Truy cập ngày 17/12/2016,  http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hoi-dap/co-phai-toc-do-anh-sang-la-nhanh-nhat-3020481.html. Internet.

 

 

 



[1]“Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đổi chia hồn, kinh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.” (Hê-bơ-rơ 4:12).

[2] “38Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê-xu chịu Báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. 39Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi. 40Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng rằng: Các ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà này! 41Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép Báp-tem; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội Thánh.” (Công Vụ 2:38-41).

[3]14Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc mà day động, và dời đổi theo chiều đạo lạc, 15nhưng muốn cho chúng ta đều được thêm lên trong Đấng là đầu, tức là Đấng Christ.” (Ê-phê-sô 4:14-15).

[4]15Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. 16Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là hái trái vả nơi bụi tật lê? 17Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. 18Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. 19Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi.” (Ma-thi-ơ 7:15-19).

[5] John Balchin, et al, Kinh Thánh Theo Bố Cục, (Printed and published in Vietnam - 2005), tr., 246

[6]Ðấng Christ là Ðức Chúa Trời và có đầy đủ mọi sự, Thơ Cô-lô-se, [on-line]. Truy cập ngày 12/02/2017, https://vietchristian.com/kinhthanh/reader.asp?pid=,src=/kinhthanh/tklk/tklk.xml,name=Chuong,enc=2,nl=0,id=59,max=114; Internet.

[7]3Sau-lơ đang đi đường gần đến thành Đa-mách, thình lình có ánh sáng từ trời soi sáng chung quanh người. 4Người té xuống đất, và nghe có tiếng phán cùng mình rằng: Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ sao ngươi bắt bớ ta? 5Người thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa là ai? Chúa phán rằng: Ta là Giê-xu mà ngươi bắt bớ.” (Cv. 9:3-5).

[8]18Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ đối với an hem là như vậy.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18)

[9]“Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài.” (Ma-thi-ơ 3:14-15).

[10]“Phép Báp-tem bây giờ  bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu Christ” (I Phi-e-rơ 3:21).

[11]“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp-tem cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19)

1259Chúng đang ném đá, thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin tiếp lấy linh hồn tôi. 60 Đoạn, người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ! Người vừa nói lời đó rồi thì ngủ.” (Công-vụ các Sứ-đồ 7:59-60).

                [13] Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam (Viện UUC.), Sứ Điệp Tân Ước, (Không có NXB, NXB), tr 35.

[14] Nguyên tác Practical Chrisrian Theology - Examining The Great Doctrines Of The Faith, (Floyd H. Barackman Thrid Edition, 1998). Kregel Publishcations. Grand Rapids. Mi 49501. Isbn 0-8254-2374-0, Printed In The United States Of America. Barnabas, Thần Học Cơ Đốc Thực Hành - Nghiên Cứu Các Giáo Lý Chính Của Niềm Tin Cơ Đốc, Barnabas, Thần Học Cơ Đốc Thực Hành - Nghiên Cứu Các Giáo Lý Chính Của Niềm Tin Cơ Đốc, Dịch ra triếng Việt năm 2001, tr 166.

[15] Những Thống Kê Thú Vị Về Cơ Đốc Giáo, [on-line], Truy cập ngày 18/02/2017, https://hoithanh.com/9475/nhung-thong-ke-thu-vi-ve-co-doc-gia.html. Internet.

[16] Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Antony J. Blinken, Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2015, [on-line], Truy cập ngày 20.02.2017, https://vn.usembassy.gov/vi/irfreport2015/, Internet.

[17] Cơ Đốc Giáo Đang Phát Triển Mạnh Mẽ Ở Nơi Nào? [on-line], Truy cập ngày 20.02.2017, http://oneway.vn/news/co-doc-giao-dang-phat-trien-manh-me-o-noi-nao/, Internet.

 

 

[18] Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam giữ bản quyền,Tìm Hiểu Tân Ước, (Không NXB, NXB, Ấn bản 2006,), tr 25.

[19] David T. Bourgeois, Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số (Downers Grove, Illinois: InterVasity, 2013), tr 11.

                [20] Donald D.Smeeton, Lịch sử Hội Thánh, Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam (Không NXB, NXB), tr 11.

[21] “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (2 Cô-rinh-tô 5:17).

            [22] Sự Kinh điển Kinh Thánh: “Một số tiêu chuẩn để quyết định một sách có phải kinh điển hay không (ngoài cốt lõi là được Chúa soi dẫn): (1) Tác giả phải là sứ đồ hoặc người cộng sự của sứ đồ; (2) những sự dạy dỗ trong sách phải phù hợp với giáo lý của sứ đồ; (3) Các sách này phải có tính giáo dục đạo đức và được thừa nhận rộng rãi trong các Hội Thánh.”

[23] Bourgeois, Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số, tr 12 và 13.

[24] Sđd., dẫn từ Ben Armstrong, Hội Thánh Điện Tử (Nashville: Thomas Nelson, 1979), tr 15.

[25] Kỹ thuật số được hiểu là: “Một hệ thống kỹ thuật số sử dụng các giá trị rời rạc (không liên tục) để đại diện cho thông tin cho đầu vào, xử lý, truyền đi, lưu trữ… Các tín hiệu số tồn tại như các chuỗi số theo thời gian. Thường sử dụng các bit (số) “0” và “1”.

[26] Bourgeois, Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số, tr 23. “Dòng” là gì? Dòng là dòng chảy nội dung kỹ thuật số mà người dùng lướt qua mỗi ngày. Bất cứ ai sử dụng một thiết bị kỹ thuật số đều có những dòng này, như: Facebook; Tin nhắn; Email; Twitter; Kết quả tìm kiếm; Wikipedia; Chương trình đọc tin tức; YouTuble v.v…

[27] Sđd., tr 23.

[28] Sđd., tr 21.

[29] Thomas L. Friedman. The World Is Flat (Union Square West, NY: Farra Publisher), 2006. Thế Giới Phẳng. Người dịch: Nguyễn Quang A – Cao Việt Dũng – Nguyễn Tiên Phong, (Hà Nội, Việt nam: NXB Trẻ), 2006, tr 7.

[30] Thomas L. Friedman, Thế Giới Phẳng, tr 46.

[31] Sđd,. Tr 9.

[32] Sđd,. tr 11.

[33] Đài BBC – Ban Việt Ngữ, Nhu cầu tâm linh của nạn nhân bão Katrina, [on-line], Truy cập ngày 01/03/2017 từ website: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:RPQpukK1jdoJ:www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2005/09/050908_vietkatrinaspiritual.shtml+&cd=8&hl=vi&ct=clnk&gl=vn, Internet.

[34] Josef Sayer, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam – Viện Triết Học, Đoàn kết Cơ đốc giáo trong một thế giới toàn cầu hóa - Misereor và cam kết vì công bằng xã hội, [on-line]. Truy cập ngày 19/02/2017 từ http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Tay/Doan-ket-Co-doc-giao-trong-mot-the-gioi-toan-cau-hoa-Misereor-va-cam-ket-vi-cong-bang-xa-hoi-485.html, Internet.

[35] Bourgeois, Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số, tr 5. Dẫn từ: Shane HIPPS, cuộc trò chuyện với tác giả, 28/01/2009.

[36] Piranha, Dự án Kinh Thánh số cho toàn cầu, [on-line], Truy cập ngày 02/03/2017, từ website: https://hoithanh.com/8017/du-an-kinh-thanh-so-cho-toan-cau.html, Internet.

[37] Thomas L. Friedman, The World Is Flat, tr., 375.

[39] Bourgeois, Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số, tr 20.

[40] Sđd, tr., 21. Dẫn Nguồn: Alexa, the Web Information Company, http://www.alexa.com/topsites/countries/US, Internet.

[41] Minh Minh, Mỗi ngày có một tỷ người truy cập Facebook, [on-line], Truy cập ngày 05/03/2017, từ http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/moi-ngay-co-mot-ty-nguoi-truy-cap-facebook-3270861.html, Internet.

[42] Tác giả Viện Thần Học Việt Nam, Chứng Đạo, (Không NXB, NXB), tr 70-75.

[43] Một trong những người góp phần quan trọng cho việc truyền bá Phúc Âm và huấn luyện cá nhân chứng đạo trong nhiều năm qua là Tiến sĩ Bill Bright và chiến dịch Campus Crusade for Christ của ông. Ông họat động rất nhiều nơi tại Hoa Kỳ và khắp thế giới. Và Kinh Thánh được trình bày trong Bốn Định Luật Thuộc Linh, là dùng Kinh Thánh Bảng Diễn Ý (BDY).

[44] “Theo thực nghiệm khoa học đã kiểm chứng thì không có gì di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng là 299.792.458 km/giây”. Có Phải Tốc Độ Ánh Sáng Là Nhanh Nhất? [on-line], Truy cập ngày 17/12/2016, http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hoi-dap/co-phai-toc-do-anh-sang-la-nhanh-nhat-3020481.html. Internet.

[45] Thánh Kinh Viện Việt Nam, Trang chủ, [on-line], Truy cập ngày 08.03.2017, https://www.thevbi.net/, Intenet.