Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

ĐẠO GIÁO TẠI VIỆT NAM



I. Lão giáo quá trình du nhập và hình thành
* Tôn chỉ:
* Triết lý:
II . Các nhánh của Lão giáo
A/ Lão giáo chính thống.
B/ Lão giáo dân gian hay Đạo giáo            
1 - Nhánh "phù thủy”
2 - Nhánh "thần tiên”
a) Phái Nội Tu                                                                                                      
b) Phái Ngoại Dưỡng 
III. Ảnh hưởng của Đạo Giáo tại Việt Nam
1 - Phạm vi chính trị
2 - Phạm vi tư tưởng văn học
3 - Phạm vi ứng xử với thời cuộc
4 - Phạm vi tín ngưỡng
IV. Kết luận
1 – Tích cực.
2 – Tiêu cực.
3 – Áp dụng


                                                 BÀI CHI TIẾT [1]

I.                  Lão giáo quá trình du nhập và hình thành
Đạo Giáo Kinh Thánh là Đạo Đức Kinh. Từ một học thuyết trở thành một tôn giáo, thờ và tôn Lão Tử (tên thật là Lý Nhĩ), người nước Sở làm giáo chủ (Thái Thượng Lão Quân). Du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 2.

“Sau khi vua Hán Linh Đế băng hà, xã hội Trung Hoa rối loạn, chỉ có đất Giao Châu được yên ổn, người phương Bắc sang lánh nạn tại đó, phần nhiều là các đạo sĩ luyện phép trường sinh theo cách nhịn ăn. Nhiều quan lại Trung Hoa sang cai trị nước ta, cũng dùng những phương thuật ấy và đáng kể nhất là trường hợp Cao Biền đời Đường, tương truyền ông đi lùng khắp nước ta để tìm cách yểm huyệt cắt đứt các long mạch không cho phát sinh đế vương và nhân tài, và đồng thời cũng khám phá các mỏ thần sa để luyện thuốc trường sinh”. [2]
         
* Tôn chỉ:
Phan Kế Bính tóm tắt trong quyển Việt Nam Phong Tục như sau: "chủ ý cốt theo cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì, nghĩa là muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi,mới hưởng được sự khoái lạc tiêu diêu". Trọng nhất là ba đức tính gọi là Tam Bảo của Lão giáo: TỪ, KIỆM, KHIÊM

* Triết lý:
Lão giáo không tin có Thượng Đế, hàm ý giả định: Có lẽ Đạo còn có trước cả Thượng Đế. Vũ trụ luận và bản thể luận (cosmology & ontology): Vũ trụ và muôn vật được sinh ra từ Đạo. Đạo Đức Kinh có chép: "Đạo khả đạo, phi thường Đạo", có nghĩa là cái Đạo mà có thể diễn được bằng lời thì không phải là Đạo vĩnh hằng.
          Một ý quan trọng nữa của Lão giáo là Dịch: muôn vật đều biến đổi, vô thường (impermanent) xoay vòng theo chu kỳ: hết đêm rồi tới ngày…
          Nhận thức luận (epistemology): Do mọi vật đều biến đổi nên không có chân lý tuyệt đối (ngoại trừ Đạo). Các triết gia sau này như Liệt Tử và Trang Tử đẩy ý này đến thuyết bất khả tri (agnosticism), thậm chí nghi ngờ cả sự hiện hữu của thực tại.
Tóm lại, triết học Lão giáo có thể xếp vào loại phiếm thần duy tâm khách quan (pantheistic objectivist idealism). Gọi là phiếm thần vì không tin có Thượng Đế hữu ngã - personal God - (sau này Đạo gia đưa vào cả một cung đình thiên giới, biến đạo Lão thành ra đa thần giáo). Gọi là duy tâm vì xem ý thức là cái có trước vật chất. Gọi là khách quan vì công nhận (dù là nghi ngờ đi nữa) sự hiện hữu của thực tại khách quan, khác với đạo Phật.

II . Các nhánh của Lão giáo
A/ Lão giáo chính thống.
Việt Nam ít có người am hiểu, ngay cả giới trí thức. Nhánh này ít ảnh hưởng đến tín ngưỡng VN, nếu có thì chỉ ảnh hưởng đến tư tưởng và văn hóa: tính nhu mì hiếu hòa, tinh thần yêu thiên nhiên. Đây có thể nói là mặt tích cực duy nhất của Lão giáo.

B/ Lão giáo dân gian hay Đạo giáo  [3] :
1 - Nhánh "phù thủy (chuyên luyện phù phép):
Ngay từ khi Đạo Nho chưa có cơ sở xã hội ở nước ta, thì Đạo Phù Thuỷ nhờ sự tưong đồng với các ma thuật phù phép địa phương, nên đã bắt đầu phát triển rộng rãi từ đời Tiền Lê. Thời xa xưa, ngưòi Việt ta thường dùng bùa chú, họ tin rằng có thể trị tà ma, chữa bệnh, sai âm binh, tàng hình v.v.
Cổ Sử Trung Hoa có ghi việc Hùng vương là người nhờ giỏi pháp thuật (Phù Thuỷ) mà thu phục được 15 bộ lạc lập nên nước Văn Lang. Về sau, đời Hồng Bàng có Chử Đồng Tử cũng giỏi về pháp thuật theo Đạo Giáo Thần Tiên. Một số nhà sư ngày xưa cũng phải học phù phép, chữa bệnh, đuổi tà, gây uy tín trong dân gian để có thể truyền bá Phật Giáo cho dễ dàng.

2 - Nhánh "thần tiên” (mục tiêu là tu tiên để trường sinh): Chia thành 2 phái:
a) Phái Nội Tu:
          Thế kỷ 17, đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), xuất hiện một giáo phái Việt Nam có quy mô lớn gọi là Nội Đạo. Người sáng lập là Trần Toàn, quê Thanh Hoá, nguyên là một quan to triều Lê, không theo nhà Mạc, từ quan về tu theo Đạo Giáo Thần Tiên, giúp dân trừ tà ma quỷ quái trong các vùng Thanh, Nghệ, Tỉnh. Tương truyền Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng bùa và thần chú chữa khỏi. Phái này phát triển vào Nghệ An và ra Bắc, có đến 10 vạn tín đồ, đến thế kỷ thứ 20 còn tồn tại ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội.

b) Phái Ngoại Dưỡng:
          Cho rằng con người có thể thành tiên, sống lâu bất tử nhờ uống thuốc trường sinh (kim đan). Sau khi vừa xuất tiện ở Nam Trung Hoa thì phái nầy du nhập vào nước ta ngay…Giới Sĩ Phu ta ngày xưa thường tổ chức 'cầu tiên' (hay phụ tiên) ở tư gia hay ở các đền như Ngọc Sơn (Hà Nội), Tản Viên Sơn Tây), Đào Xá Hưng Yên ở miền Bắc. Ở miền Nam sau nầy, do các cuộc cầu tiên, mà Đạo Cao Đài phát sinh, thờ cả 3 giáo chủ Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử.

III. Ảnh hưởng của Đạo Giáo tại Việt Nam
1 - Phạm vi chính trị:
          Đời nhà Trần (1247) vua Thái Tông, mở khoa thi Tam Giáo (Nho Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo). Trong lịch sử, các vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chọn các tăng sư và đạo sĩ vào triều làm cố vấn.
          “sự học vấn đời nhà Trần cũng rộng : Nho, Phật, Lão đều trọng cả. Nhưng không rõ cách học hành, và phép thi cử lúc bấy giờ ra thế nào, vì chỗ nầy sử chỉ nói lược qua mà thôi”. [4]         
          Trong khi Nho Giáo, bản chất là một công cụ tổ chức an ninh trật tự xã hội rồi trở thành vũ khí của kẻ thống trị, thì Đạo Giáo xây dựng trên những tư tưởng phản kháng các nhà cầm quyền, đã được dân chúng, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, đã dùng làm vũ khí tinh thần chống lại kẻ thống trị

2 - Phạm vi tư tưởng văn học:
Nhiều áng thi ca còn lưu lại đến bây giờ của các nhà Nho chịu ảnh hưởng của Lão như:
* Nguyễn Trãi (1380-1442) có nhiều câu thơ ca tụng thú thanh nhàn (một bầu phong nguyệt) tiêu dao tự tại giữa thiên nhiên, đúng với lời dạy bảo trong Đạo thường mà không còn nghĩ đến sự đua tranh :

Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả về.
(Quốc Âm Thi Tập bài số 155)

* Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), đỗ Trạng Nguyên năm 1535, làm quan thời nhà Mạc, xin về hưu (1544), đưọc vua Mạc phong tước Trình Tuyền Hầu (ngụ ý khen tài đức như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa) nên được gọi là Trạng Trình. Ông đã theo phép xuất xử của Nho Giáo (Gặp thời có chính nghĩa thì ra giúp đời, không thì đi ở ẩn (nhà Mạc vốn bị coi như là nguỵ, tiếm ngôi vua Lê) có lẽ vì thế nên ông cáo quan về ở ẩn, nhưng tư tưởng của ông lại thấm nhuần thuyết “tính-tự-nhiên” của Trang Tử, trong Bạch Vân Am thi tập có câu :
          Làm người thìn (giữ gìn) được tính-tự--nhiên,
Dại dột nhìn ra có phận yên
(BVATT bài số 53).

* Đặc biệt ông Nguyễn Công Trứ (1778-1858), bận rộn với việc khẩn hoang lập làng, cầm quân đánh giặc, mà vẫn có cách nghĩ, sống theo thuyết Đạo Giáo như: “Tri túc, tiêu diêu xoay xở để hưởng nhàn” (ngao du sơn thuỷ); “Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?” (biết đủ thì có đủ, còn đợi cho đủ, biết bao giò mới đủ?. biết nhàn thì có nhàn, còn đợi cho nhàn, biết bao giờ mới nhàn?), theo thuyết “tri túc bắt nhục” của Lão Tử : nghĩa là biết đủ, khỏi bị nhục (Đạo Đức Kinh, chương 44).
          “Cầm kỳ thi tửu với giang san ...” và “Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn”, theo thuyết Tiêu Diêu hưởng lạc thoả thích giữa thiên nhiên của Trang Tử (Tiêu Diêu Du). 

*Đề tài đời và mộng lẫn lộn nhau, ảnh hưởng của chuyện Trang Chu chiêm bao làm bướm, được các văn thi sĩ lặp đi lặp lại, đặc biệt có Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939) là sâu sắc hơn hết, ông có truyện dài “Giấc Mộng Con”… Về thi ca, hiện nay bài “Nhớ mộng” của ông còn được nhiều người nhớ:
Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi,
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi.
Nghĩ đời ngán nỗi không bằng mộng,
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.
Những lúc canh gà ba cốc rượu
Với khi cánh điệp (bướm) bốn phương trời.
Tìm đâu cho thấy người trong mộng
Mộng cũ mê đường biết hỏi ai ?

3 - Phạm vi ứng xử với thời cuộc: Các nhà Nho ngày xưa thường theo chủ trương “Công toại, thân thoái” (Đạo Đức Kinh, chương 9).
4 - Phạm vi tín ngưỡng: Khái nim Thượng Đế, trong tín ngưỡng dân gian còn có sự tôn kính nhất định. Đến khi chịu ảnh hưởng của Lão giáoàbiến thành một ông vua là Ngọc Đế (hay Ngọc Hòang Thượng Đế) cai trị thiên đình mà quyền lực thực tế rất hạn chế dù trên lý thuyết là ngài đứng đầu chư tiên. Nên dân gian thờ "thêm" một số các thần khác để lo những việc cụ thể trong đời sống (tiền tài, sức khỏe,...).
Có 2 ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với tín ngưỡng Việt Nam đó là: (a) thói mê tín dị đoan, coi ngày, bói quẻ... rất phổ biến ở mọi hình thức thờ thần và thờ mẫu (các trung tâm lớn thờ thần hay thờ mẫu thường cũng là những trung tâm xin xâm, bói quẻ,... (b) thói thờ đủ thứ các loại thần tiên ma quỷ.
IV. Kết luận

1 – Tích cực:
          Ba đức tính: Từ – Kiệm – Khiêm. Từ là lòng nhân ái, phải yêu thương, không chỉ người khác, mà cả muôn vật, vì người với vật đều cùng một bản thể do Đạo sinh ra. Kiệm là tiết kiệm, đạm bạc, không xa hoa, phung phí. Khiêm là nhu mì, hạ mình, giống như nước lúc nào cũng mềm mại, chảy xuống chỗ thấp, không có hình dạng riêng của mình, nhưng không gì có thể đập vỡ được. Đã gây ảnh hưởng đến tư tưởng và văn hóa: Tính nhu mì hiếu hòa, tinh thần yêu thiên nhiên. Đây có thể nói là mặt tích cực duy nhất của Lão giáo.    
2 – Tiêu cực:
* Một xã hội nếu thuần theo Đạo giáo sẽ sinh ra rối ren vì chủ trương mọi việc cứ thuận theo tự nhiên, không nên tổ chức gì cả.
* Sẽ sinh ra nhiều thành phần yếm thế vì cứ thích an nhiên, tự tại à Xã hội khó phát triển.
* Mê tín dị doan, huyển hoặc, thờ cúng những nhân vật do trí con người tưởng tượng, bùa chú, luyện thuốc trường sanh, tu tiên … đốt giấy vàng mã, tiêu tốn của cải, mất một số lực lượng lao động của xã hội à Nhiều kẻ ăn bám.

3 – Áp dụng:
          * Về mặt tích cực của Đạo giáo cũng nên phát huy vì người có ba đức tính: Từ – Kiệm – Khiêm, là những đức tính mà Chúa cũng khuyến khích người theo Chúa nên có. Đồng thời nên phát triển thêm việc phải tôn thờ Thượng đế, là Đức Chúa Trời là Đấng Sáng tạo là Vua trên muôn vua là Chúa trên muôn chúa.
          * Con người ai ai cũng phải chết, nên việc tu luyện thành tiên là điều chưa thấy bao giờ à không có thật, không nên theo.
          * Loại trừ những mê tín dị đoan, thờ đủ thứ thần, ra khỏi đời sống của chính mình cũng như rao truyền Tin lành của Chúa cho người khác, vì chính Chúa ban cho sự sống đời đời, chứ không phải do kỳ công tu luyện mà có.
          * Để đời sống thờ phượng của con người được thỏa mãn, khi tiếp cận với người theo các loại tín ngưỡng thì sau khi phân tích điều nào nên theo điều nào không thì nên tích cực rao truyền Tin lành của Chúa, đồng thời chính mình hay nhờ con cái Chúa khác chăm sóc cho họ, vì là con người nên có nhu cầu thờ phượng:
“Các nhà nhân loại học nhận xét, thờ phượng là một thôi thúc phổ cập được Thiên Chúa đan quyện chặt chẽ trong bản thể con người chúng ta, đó là một nhu cầu đặt sẵn trong con người để con người có thể thông hiệp với Thiên Chúa. Thờ phượng cũng tự nhiên như ăn uống hay hít thở. Nếu không thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta sẽ tìm một cái gì đó để thế chỗ Ngài, dù cái đó cuối cùng là chính bản thân chúng ta. Lý do Thiên Chúa tạo dựng chúng ta cùng với thao thức này là vì Người ước ao có những con người thờ phượng! Đức Giêsu nói với thiếu phụ Samari, “Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Ngài” (Ga 4, 23b)” [5].
tinlanhvaxahoi@gmail.com
Thithien1956

[1] Bài làm dựa theo Bài Giảng Học phần 2 của GS Trương Ngọc Bích, Viện UUC, năm 2011.
[3] GS Võ Thu Tịnh, đường Link đã dẫn.
[4] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, tr 124.
[5] http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=376&ict=4244

HƠI THỞ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Con người được dựng nên từ bụi đất và hơi thở của Đức Chúa Trời mang ý nghĩa như thế nào? 


Sáng 2: 7 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình ngừơi, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.

Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình ngừơi
 Hà sanh khí vào lổ mũi
Người trở nên một loài sanh linh.

Bụi đất: Thể vô cơ, vô tri, vô giác nhưng là vật chất do Đức Chúa Trời tạo nên.
Sanh khí của Đức Chúa Trời hà hơi vào biến vật chất vô tri đã được nắn theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời thành Loài sinh linh. Cho thấy có yếu tố thần thượng biến hóa.
Hay nói cách khác Đức Chúa Trời đã dựng nên thân thể loài người.
Đức Chúa Trời dựng nên linh hồn. (Sáng 2:7b)Vì vậy, loài người có hai phần đặc biệt : thân thể và linh hồn.

Hơi thở của Đức Chúa Trời mang ý nghĩa
        Ngài đã ban cho con người sự sống của Ngài, Ngài tạo ra con người khác với tất cả các loài, khác loài vật, có một ý nghĩa rất lớn nhất. Vì loài vật chỉ có giác hồn, giác hồn không có tính trường tồn nó sẽ bị tiêu mất đi khi con vật chết đi. Còn ngược lại linh hồn bất tử "Và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó" (Truyền Ðạo 12:7).
a. Loài người được Chúa hà sinh khí vào lỗ mũi mà trở thành một loài sanh linh (Sáng 2:7).
b. Loài người được Đức Chúa Trời dựng nên giống như hình Ngài và tượng Ngài, là giống như bản tánh thánh khiết và công nghĩa của Ngài. (Sáng1:26)
c.  Loài người được quyền quản trị muôn loài mà Đức Chúa Trời  đã dựng  nên."... hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất (Sáng 1:28).
          d.  Chỉ có loài người được thông công với Đức Chúa Trời  và tôn thờ Ngài.(Sáng 4:26).IICôrinhtô 7:1: "Hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, chúng ta đã có lời hứa dường ấy, thì hãy làm cho mình sạch khỏi sự dơ bẩn xác thịt và phần thần linh, lại lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta". Đây nói về hai phần trong con người  cần được Thánh Khiết, cả về thân thể lẫn linh hồn. Chính thân thể là Đền thờ của Chúa.
Mathiơ 26:41: "Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối". Hêbêrơ 12:9: "Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn…". Đây nói về hai phần: Phần xác và phần hồn.

Kinh Thánh cho biết con người có ba phần kết hợp nhau: Thể xác, hồn và linh.

+ Tê-sa 5:23 "Nguyền … xin linh, hồn và thân thể của anh em …" Câu nầy rõ ràng cho chúng ta thấy con người có 3 phần khác nhau.
+ Hê 4:12 "Vì Lời  Đức Chúa … sắc hơn gươm hai lưỡi thấu vào đến nỗi chia hồn, linh, cốt tủy phân biệt tư tưởng và ý định trong lòng”.

1. Linh giúp con người ý thức về Thượng đế, là khả năng tương giao với Thượng đế. 
2. Hồn giúp con người tự ý thức về mình, là khả năng làm một người có nhân cách. 
3. Thân thể giúp con người ý thức về thế giới, là khả năng giúp con người hiểu biết qua các giác quan. Thân thể cấu thành do bụi đất nhưng không vì thế mà mang tính thấp hèn vì tạo vật khi Chúa tạo xong Ngài chiêm ngưỡng và bảo là tốt lành.

I/ THỂ XÁC CON NGƯỜI:
Đây là một bằng cớ kỳ diệu về sự sáng tạo. Thân thể con người gồm có 5 giác quan. Mọi cảm giác sảng khoái, đau khổ, buồn bã hay các khả năng khác đều được biểu lộ trong và qua cơ thể.
Thể xác là trung gian thích ứng cho đời sống tâm linh và có tính cách cá nhân, tuy yếu đuối nhưng tự nó không là nguyên nhân gây sự xấu xa mà nó dưới sự điều khiển của hồn và linh. Nghĩa tích cực là nhờ thể xác con người mới có được hành động tôn thờ hay khước từ Thượng Đế để với chỉ một kiếp duy nhất nầy quyết định cho chúng ta đi vào thiên đàng hay hỏa ngục. Nhưng mục đích của Đức Chúa Trời tạo ra con người không phải để cho đi vào hồ lữa mà ngược lại với bản tánh yêu thương Ngài không muốn cho ai chết mất trong tội lỗi của mình. Cho nên hơi thở của Đức Chúa Trời hà hơi vào thân xác chuyển sự vô tri hay sự không hiểu biết của con người được mang thần tính của Đức Chúa Trời, nhờ đó mà thể xác biết hành động đúng, biết quỳ xuống mà tung hô danh thánh của Ngài (Hơi, gió, thở biếu tượng của Đức Thánh Linh).
Áp dụng: Bản ngã xác thịt khi còn là con người tội lỗi. Qua đức tin tiếp nhận Chúa sẽ được Ngài biến hóa trở thành người có sự sống mới từ Chúa.

II/ HỒN CON NGƯỜI 
Hồn là sự tự ý thức, nó chỉ về đời sống cá nhân.
Theo ngôn ngữ Hê-bơ-rơ HỒN là trung tâm nhu cầu thiết yếu của một người. Hay nói cách rộng ra từ ngữ nầy có nghĩa là thèm muốn, có thể là thèm khát sự sống, sự tranh đấu như lòng chúng ta mong ước…
Kinh thánh nói về một linh hồn mơ ước, một linh hồn khát khao (Thi 42:2), một linh hồn buồn rầu (Gióp 30:25), một linh hồn yêu thương (Nhã ca 1:7). Hồn dường như là phần con người ở giữa xác và linh, nhưng không phải là hai phần đó trộn lại, dầu đôi khi dường như nó có các tính chất của nhau.
Hồn gắn liền hai thế giới thuộc thể và thuộc linh. Công việc của hồn là hiệp tác những hoạt động của hai phần khác nhau.

III/ LINH CON NGƯỜI  
Tâm linh giúp con người ý thức về Đức Chúa Trời, tương giao với Ngài. Đức Chúa Trời hà sanh khí vào A-đam ban cho ông Linh (gió, hơi thở). "Tâm linh tiếp nhận những xúc cảm bên ngoài và những sự việc vật chất qua hồn và thể xác, nhưng nó thuộc về một mức độ cao hơn. Linh là trung tâm của nhân cách con người. Đức Chúa Trời hoạch định linh con người được Đức Thánh Linh ngự và cai trị, để giữ con người tiếp xúc liên tục với Ngài và duy trì mọi sự.
Mang ý nghĩa: Đức Chúa Trời là Linh (Giăng 4:24) và linh con người là phần giống Đức Chúa Trời nhất. Điều nầy được thể hiện trong sự bảo đảm về sự cứu rỗi của chúng ta. Rô-ma 8:16 "Chính Đức Thánh Linh làm chứng … rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời".

Trong sự Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người cho thấy rằng đối với cơ-đốc-nhân không công nhận thuyết tiến hóa. Vì thuyết tiến hóa phải trên cơ sở hữu thể đã được tạo thành rồi, trong khi đó Kinh Thánh dùng động từ Bara chỉ duy nhất một lần, và chỉ dùng cho Đức Chúa Trời khi Ngài tạo dựng ông A-dam. Ngài làm hiện hữu mà trước giờ chưa từng hiện hữu. 

God Bless You.            
 Phamhue










THU XƯA - THU NAY


THU XƯA – THU NAY

Đưa nhau đi hết cuộc đời 
Thêm mùa thu nữa đến rồi
Đêm qua ôn lại bốn thu rơi
Buồn vương mi mắt người năm ấy
Cũng dáng thu gầy_ ơi nhớ ai !..
Phấn trắng bàn tay, tay nắm tay
Hồn thu nghe lạnh cả trong ngoài
Ai ơi bão táp trong lòng chết
         Còn nửa (1/2) mùa thu…ơi nhớ ai!.
Thoang thoáng ngoài kia dáng em hiền
Thoáng qua cửa lớp bóng nghiêng nghiêng
Có biết rằng ai …người đang ngắm
Mây trời… hay đám trẻ hồn nhiên!
Ôm ấp tình riêng một nổi niềm
Thời gian ngừng chảy tháng năm im!...
Cho tôi ôn lại ngày xưa cũ
....Hình bóng đâu rồi... dấu đáy tim?! 
TRIỆU NGỌC HẠ

PHÁ THAI


                                                PHÁ THAI
Dẫn nhập

Nguyên nhân
Hậu quả
Thai nhi có phải là một mạng người hay không?
Trách nhiệm của Hội Thánh
Quan điểm của Kinh Thánh về vấn đề phá thai.
Cách khắc phục theo quan điểm đạo đức Cơ-đốc (Theo Kinh Thánh)

Giải pháp và Kết luận

DẪN NHẬP
Phá thai từ lâu là đề tài vô cùng nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Ở Việt Nam cũng thế, tuy rằng hiện tại phá thai được luật pháp cho phép. Trên bình diện xã hội phá thai là một vấn nạn, dù được luật pháp cho phép nhưng không đồng nghĩa là được sự đồng tình của tất cả mọi người, mọi giới. Như vậy tại sao hợp pháp mà lại có ý kiến phản đối lại tình trạng phá thai?. Đứng trên nền đạo đức cơ đốc có đồng tình với sự phá thai không? Nếu không thì Hội Thánh ngày nay có trách nhiệm gì trong việc áp dụng Lời Chúa để dạy dỗ tín đồ Cơ Đốc làm theo lời răn thứ sáu của Chúa: “ngươi chớ giết người”.  Như vậy phá thai là một điều không thể chấp nhận được trong niềm tin Cơ Đốc, nhưng đây là nan đề đang phổ biến trong xã hội. Là một cơ-đốc-nhân, qua lăng kính của Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề nầy như thế nào? Ảnh hưởng của việc nạo phá thai đối với thế hệ thanh niên, tín hữu trong Hội Thánh nói riêng và trong xã hội nói chung ra sao? Chúng ta phải có ý kiến, tiếng nói như thế nào để giữ lấy mình sống  theo ý Chúa? Đó là những vấn đề nan giải cho nên phải cần nương dựa theo Thánh Linh của Chúa để tránh sự làm theo đời nầy mà mang lấy sự sửa phạt của Đức Chúa Trời.
Một số quan niệm của người Việt Nam về vấn đề người phụ nữ mang thai qua các thời đại: Nói chung Phụ nữ không chồng mà chửa từ xưa đến nay vẫn bị người đời nhìn với ánh mắt nhiều dị nghị, khinh miệt.
* Thời các cụ, không chồng mà chửa là chuyện tày trời, không thể chấp nhận. Thời đó, trai lấy vợ, gái gả chồng, “áo mặc sao qua khỏi đầu” “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Còn những người phụ nữ chửa hoang sẽ bị dẫn đi khắp làng để bêu xấu, bị cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông… chịu những hình phạt vô cùng nghiệt ngã do lễ giáo phong kiến (Chính điều nầy đã khiến thai nhi bị phá bỏ)
* Đến thời cận đại nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói trào phúng có ý đứng về phía những người phụ nữ: “Không chồng mà chửa mới ngoan. Có chồng mà chửa thế gian thiếu gì”.
* Hiện tại. Ngày trước có câu rằng “Nữ sinh ngoại tộc”. Ngày nay, được “cách tân” rằng “Nữ sinh ngoại tệ”. Cho thấy giá trị của đạo đức ngày càng khác đi dưới cái nhìn của xã hội thời nay, đồng tiền đã chiếm ưu thế. Cho nên đã ảnh hưởng cụ thể như: Trước 1975, ai có con lai với Mỹ họ bị gọi cách khinh miệt là “me Mỹ”, họ bị lên án do … trong đó cũng có phần giá trị đạo đức còn được coi trọng, ngày nay những cô me Mỹ đó có tiền để cho thân nhân thì họ trở thành người yêu dân tộc, quốc gia. Giờ xét lại họ là những người dũng cãm. Dám nhìn nhận sự thật rằng họ có thai, và họ sẽ sinh ra những đứa con lai. Có nghĩa là họ không phá thai!.
NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ PHÁ THAI:
Nhìn chung có ba quan điểm:
1. Phá thai là chuyện bình thường. Quan điểm nầy thường được áp dụng ở các nước nghèo, đang phát triển.
2. Không chấp nhận phá thai dưới mọi hình thức. Đây là quan điểm của cơ-đốc-giáo nói chung.
3. Không cho phép phá thai, trừ những lý do đặc biệt như: Bảo vệ sự sống cho người mẹ, thai nhi tật nguyền …

QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ PHÁ THAI:
Quan điểm nầy thường tập trung vào những người ở các nước nghèo và đang phát triển, điển hình là người Việt Nam.  Việt Nam là 1 trong 3 nước tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới
          Nước ta, trẻ vị thanh niên (từ 10 đến 17 tuổi) có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên”[1].
          Ai định số phận cho bào thai?. Vấn đề là có thai hợp pháp và không hợp pháp; có thai trong sự mong muốn và không mong muốn…ở vế thứ nhất là cái thai đó được hưởng phước hạnh là sẽ được chào đời; còn các bào thai xuất hiện trong vế thứ hai sẽ đứng trước sự chọn lựa là phá hay nên để???
          Nhưng có thai tại sao lại không để được? Có thể là do các nguyên nhân:
* Có thai trong tình trạng hôn nhân bất hợp pháp
* Bị ảnh hưởng bởi các chương trình KHHGĐ và giáo dục sai lầm.
* Nguyên nhân kinh tế – Nạn nhân mãn (đối với những quốc gia nghèo)…
* Nguyên nhân y học (có thể do thai bị dị dạng, sức khỏe của người mẹ cần được bảo vệ …)
* Nguyên nhân xã hội: Do tình trạng dân trí thấp kém, dân nghèo không nơi sinh hoạt tinh thần cho hợp lý, nên hay đi ngủ sớm như thế sinh hoạt tình dục sẽ nhiều hơn … Vì nghèo mà đông con nên đi “điều hòa” để không phải sinh thêm nữa.
* Do đạo đức suy đồi, quan hệ tự do theo bản năng, nên phá bỏ kết quả không chờ mà có.
Nói như thế không khác nào con người muốn tiếm quyền Thượng Đế định đoạt số phận cho người khác. Hay nói đúng hơn là tội lỗi đang thống trị con người. Người ta có thể đưa ra ngàn lẻ một lý do để đi đến quyết định nạo, phá thai. Và vì thế có những hậu quả không thể tránh được:
  • Hậu quả của việc nạo phá thai về phương diện y học.
    * Biến chứng nguyên phát (trong quá trình thực hiện thủ thuật)
    - Tai biến do gây tê, gây mê có khả năng gây tử vong là 1/8.000 do không tôn trọng các chống chỉ định của gây mê, do phản xạ ngưng tim hoặc do sốc dị ứng thuốc.
    - Xuất huyết: hậu quả của tử cung xơ hoá, rối loạn đông máu và của hút thai không hết.
    - Thủng tử cung, thủng ruột, máu tụ và rách cổ tử cung: xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật.
    - Sốc do đau: Xuất hiện thường nhất trong quá trình nong cổ tử cung.
    * Biến chứng thứ phát (sau quá trình thực hiện thủ thuật)
    - Phá thai thất bại: do phá thai quá sớm hoặc do thiếu sót về mặt kỹ thuật hay do dị dạng tử cung.
    - Nhiễm trùng: Có thể lan ra các vùng khu vực lân cận hoặc gây nhiễm trùng huyết.
    - Ảnh hưởng vô sinh: Có nguy cơ cao ở những phụ nữ có thai lần đầu và bị nhiễm trùng do phá thai dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung.
    - Dính buồng tử cung, sót nhau, hở eo tử cung và nguy cơ sảy thai tự nhiên do nạo thai nhiều lần.
    - Biến chứng về tâm thần, tâm lý: Luôn mang cảm giác tội lỗi, hối hận sau khi phá thai, chứng bệnh có thể biến chứng nặng thành bệnh loạn tâm thần[2].
  • Hậu quả của việc nạo phá thai về phương diện xã hội:
-         Gây mất cân bằng giới tính.
-         Tâm lý của những người từng phá thai sẽ bị bất ổn đôi khi có người bị trầm cảm, cũng có thể đưa đến bịnh tâm thần.
-         Người đời nhìn họ với ánh mắt không mấy thiện cảm vì hành động vô trách nhiệm nếu không phải vì phá thai do nguyên nhân bịnh lý.
-         Nhiều cô gái trẻ đến phòng khám, bệnh viện trút bỏ “khối tình con” xong là thấy như bớt được một gánh nặng, có ai biết rằng, nhiều khi các bác sĩ đã phải chịu những cú sốc tâm lý khá nặng nề vì những gì họ để lại.
  • Về phương diện đạo đức cơ đốc:
-         Là đã vi phạm vào điều răn của Đức Chúa Trời, làm gương xấu cho Hội Thánh.
-         Khiến người ngoại mất lòng tin nơi Thượng Đế thánh khiết, quyền năng.
          Kinh Thánh Thi Thiên “Đức Chúa Trời nắn tôi trong lòng mẹ tôi”. Như vậy bào thai cũng là người dù khi mới được thụ tinh nó chỉ là một mầm sự sống của một con người.
“Nữ bác sĩ Q tâm sự: Với những bào thai chỉ vài tuần tuổi thì còn đỡ chứ những thai nhi đã thành hình hài con người mà phải làm thủ thuật để phá bỏ thì thật khủng khiếp. Hơn ba năm gắn bó với công việc này, nữ bác sĩ trẻ đã không thể quên được câu chuyện một nữ sinh viên với tuổi đời chỉ khoảng 19, 20 đến bệnh viện nhờ bác sĩ phá bỏ cái thai trong bụng. Q khuyên cô gái nên giữ lại đứa trẻ . Cô gái nói trong nước mắt: “Cả em và anh ấy đều ở nông thôn lên đây học tập. Đến tiền ăn còn chẳng đủ, lấy đâu tiền nuôi con”. bác sĩ Q. đành phải làm thủ thuật loại bỏ thai nhi. Cái thai đã bắt đầu thành hình người, các bộ phận cũng đã rõ ràng. Điều khiến bác sĩ Q. bị ám ảnh cho đến tận bây giờ chính là khát vọng sống của thai nhi quá lớn. Khi lấy ra được cả mấy chục phút mà tim thai vẫn đập[3] .
Một số phương pháp nạo phá thông thường tại bệnh viện [4]
Như vậy phá thai là giết người.
Nhưng ở Việt Nam thì cho phép làm việc ấy.
“Nhà nước không bao giờ công bố con số thống kê thật sự đâu, nhưng những bác sĩ có lương tâm, có uy tín, cho biết là mỗi năm Việt Nam có gần 3 triệu ca phá thai. Có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 8 ngàn ca phá thai.”[5] 
“Có thể nói Sài Gòn là nơi có phá thai nhiều nhất, kế đến là Hà Nội, Huế, Cần Thơ… Chúng tôi không biết chắc chắn con số nhưng dựa trên những xác thai nhi nhận được đem về thiêu, thì mỗi ngày, Sài Gòn có trung bình khoảng 500 ca, có ngày cao điểm thì lên đến 7 hay 8 trăm ca phá thai.”[6]

Đứng trên quan điểm đạo đức Cơ-đốc, phá thai là giết người (điều răn thứ 6), dù đứa trẻ chỉ mới là bào thai, vì chính đó là mầm sống sau khi thụ tinh (sau khi có sự gặp nhau của tiểu noản và tinh trùng) thì sau thời gian sẽ tiến triển thành một người. Do đó đề tài nghiên cứu nầy rất quan trọng cho cộng đồng và Hội Thánh Chúa. Con cái Chúa là muối của đất là ánh sáng của thế  gian nên phải được giáo dục để hiểu rỏ trách nhiệm và bổn phận của mình là làm sạch môi trường sống để xua tan bóng tối của tội lỗi, để ánh sáng của Chúa soi sáng lòng người, cho tình yêu của Chúa khiến cho chúng ta có những giải pháp để giúp đỡ một cách tích cực và cụ thể để hạn chế tình trạng phá thai đang đến mức cần phải được ngăn chận, và chính nhờ sự hiểu biết về Chúa rằng phá thai là giết người là vi phạm vào điều răn của Chúa, chắc chắn sẽ nhận sự đoán phạt của Chúa ở ngày Chúa tái lâm.
Giáo dục đạo đức cho dân sự để cho ánh sáng của Chúa sẽ soi rọi vào lòng người để cho họ biết cách sống tốt của “một kiếp người”, chúng ta chỉ có một kiếp này để sống tốt, làm điều thiện, không có kiếp sau để chúng ta làm lại những sai trật của hôm nay. Cho nên ngay từ bây giờ phải sống tốt và điều tốt nhất nhất là sống theo sự dạy dỗ của Chúa “ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Mac 12:30), phải bước đi theo Chúa vì Chúa là Đấng thánh khiết, công bình … thì chính Đấng thánh khiết sẽ dạy cho chúng ta có cách sống đạo đức giống Ngài. Như vậy vai trò giáo dục tín đồ của Hội Thánh Chúa vô cùng quan trọng, là để làm sao cho con dân Chúa dù chúng ta đang sống trong vòng thế gian nhưng luật pháp của Đức Chúa Trời phải được thực hiện trước tiên, vì không phải tội lỗi khi thành hành vi mới là tội lỗi, mà ác tư tưởng cũng là tội rồi, hay thấy việc lành không làm cũng là phạm tội (Gia-cơ 4: 17).

QUAN ĐIỂM KINH THÁNH VỀ VẤN ĐỀ PHÁ THAI
Thật ra trong Kinh Thánh không thấy nơi nào cấm phá thai. Từ Sáng thế ký đến Khải Thị không nơi nào nói rỏ ràng là cho phép phá thai hay không. Nhưng bào thai có trong lòng mẹ là theo ý Chúa, do Chúa dựng nên.
Lời Chúa trong Kinh Thánh cho biết bào thai không phải là một phần của thân thể nhưng là món quà Thiên Chúa ban cho con người và chúng ta không có quyền hủy diệt sự sống trong thân thể mình. Thánh Vịnh 127: 3 “Con cái là cơ nghiệp của Chúa Hằng Hữu ban cho, bông trái tư lòng dạ là phần thưởng”. Dù chữ “phá thai” không có trong Kinh Thánh nhưng giáo huấn vẫn có. Đây cũng là trường hợp của nhiều giáo huấn khác như chữ “Ba Ngôi” không có trong kinh thánh, nhưng giáo huấn Thiên Chúa Ba Ngôi thì rất rỏ ràng.
Chúng ta cũng tìm xem lý lẽ của Kinh Thánh cho rằng phá thai là cố tình hủy diệt một em bé còn trong lòng mẹ là việc vô cùng sai trái. Bởi vì con người là: Công trình sáng tạo của Chúa (Sáng 1: 26 – 31; 2: 4 – 25) “Thiên Chúa sáng tạo người nam giống hình ảnh Ngài”.
Theo các nhà khoa học trong thiên nhiên có 96 nguyên tố, thì có 14 nguyên tố khác nhau cấu tạo nên cơ thể con người. Nhưng dù khoa học có tiến bộ mấy nhưng không ai có thể dùng phương pháp nào tổng hợp 14 nguyên tố đó để làm ra một thân thể sống có linh hồn, đời sống con người nhân tạo không thể có tâm linh được. Như thế chứng minh rằng con người không phải là một sự tổng hợp của các phản ứng hóa học mà thành, nhưng là tác phẩm kỳ diệu của Đức Chúa Trời. 
Như vậy, Kinh Thánh cho thấy được nguồn gốc và giá trị của loài người, không phải là do sự tiến hóa mà là được tạo dựng bởi Đức Chúa Trời. Con người chính là tác phẩm của Đức Chúa Trời. Vua Đa-vit đã viết “Chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt tôi trong lòng mẹ tôi… công việc Chúa thật lạ lùng… Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi, số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy” (Thánh Vịnh 139: 13 – 16). Các câu Kinh Thánh nầy cho chúng ta chân lý là sự sống của mỗi người đến từ ĐỨC CHÚA TRỜI và đời sống chúng ta bắt đầu từ lúc được hình thành trong lòng mẹ.
Giê-mê-ri 1: 4 – 5 “Trước khi tạo dựng nên ngươi trong lòng mẹ Ta đã biết ngươi rồi. Trước khi ngươi sinh ra, Ta đã biệt riêng ngươi, lập ngươi làm tiên tri cho các nước”.
Một trong những bằng chứng huyền nhiệm cho thấy bào thai trong lòng mẹ là một người với đời sống đã được Thiên Chúa định là trường hợp của trinh nữ Ma-ri. Bà được Thiên Sứ báo tin bà đã mang thai bởi quyền phép Thánh Linh và sẽ sinh Chúa Cứu Thế Jésus.
Ê-sai 44: 2, 24 “Đức Giê-hô-va là Đấng đã làm nên ngươi, đã gây nên ngươi trong lòng mẹ”..
SĐ Phao-lô cũng đã được Đức Chúa Trời  “…để riêng tôi từ lúc còn trong lòng mẹ” (Ga 1: 15)
Cho nên phải biết rằng chính Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và là chủ tể của muôn loài nên chỉ có mình Ngài mới có quyền tối thượng trên sự sống và chết của con người mà thôi ( Phục 32: 39; 1 Sa 2: 6; Xuất 20: 13, 21: 22 - 25; Sáng 9: 5 – 7)
Đứng trên nền đạo đức cơ đốc để giải quyết nan đề đang phổ biến trong xã hội ngày nay trong đó có vấn nạn Phá thai. Hội Thánh Chúa cùng con cái Ngài nên Có những việc làm cụ thể như:
* Cầu nguyện Chúa cho con người biết sống thành thật với nhau, đến với nhau bằng tình yêu thánh thiện.
* Trợ giúp các em gái - giáo dục giới tính đó là đi giảng dạy, mở các khóa rồi thuyết trình, nói chuyện, phát các tờ bướm, tổ chức hội thảo cho sinh viên họcsinh.
* Điều chỉnh lại quan niệm đạo đức của xã hội qua việc giáo dục cho cơ-đốc-nhân là bản chất của muối và ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến người lân cận hầu thay đổi quan niệm sống của họ.
* Theo tôi là nên áp dụng những biện pháp ngừa thai (dù có quan điểm cho rằng ngừa thai cũng là trái ý định của Thượng Đế vì ngăn cản sự thụ tinh).
* Trong Hội Thánh lứa tuổi thanh niên rất cao, cho nên luôn có những chương trình giáo dục tốt cho các em về đạo đức cơ đốc, qua đó các em biết sống kính sợ Chúa và bước đi trong sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh.
* Biết tránh những cám dỗ tình dục đưa đến có thai ngoài ý muốn, chúng ta cần lưu ý cho các em những vấn đề sau:
1. Đừng đi riêng đến nơi vắng vẻ, trong đêm tối, phải định giới hạn cho cuộc hẹn hò giữa hai người.
2. Giữ cách ăn mặc kín đáo, nói năng và cử chỉ hành vi đứng đắn
3. Tánh sự cám dỗ xem phim ảnh (sex), vì có thể ngã bất cứ lúc nào.
4. Đừng xem thường lời khuyên của cha mẹ và các vị lãnh đạo trong Hội Thánh.
5. Sống với LỜI CHÚA, sống trong sự tể trị của Đức Thánh Linh.
6. Cầu xin Chúa giữ gìn tình yêu của mình được trong sạch.
Ngoài ra, Hội Thánh cũng cần lưu ý các cơ-đốc-nhân làm, học các nghề như Luật, Y, … để sau nầy các cơ-đốc-nhân có thể mở các trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân… góp phần thay đổi xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Là cơ-đốc-nhân chúng ta biết rỏ Đại Mạng Lịnh của Chúa giao cho là đưa dẫn tội nhân về nhà Chúa, thì đây là cơ hội tốt vì những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn và người thân của họ là nguồn thân hữu. Khi chúng ta thực hiện công tác nầy là đồng một lúc làm được hai việc lớn lao: - Bảo vệ mầm sống (không phạm tội cùng Chúa) – Truyền giảng Tin Lành. Khi có nhiều người tin nhận Chúa, được soi sáng bời Lời Ngài thì nạn phá thai sẽ bị đẩy lùi, con người đối đãi với nhau bằng tình thương của Chúa, cùng xây dựng đời sống ngày càng tốt đẹp hơn./.
 Thi Thien1956
THAM KHẢO:
1 Kinh Thánh
3  http://ketnoiteen.net/4rum/showthread.php?t=17728 16 Tháng Ba 2009 22:44:55 GMT.
4  Nguồn: DanTri.com.vn Cập nhật: 16/09/2008 - 12:02

Nói chuyện RẮN nhân dịp năm QUÍ TỴ - 2013



                                                                           Thithên1956
Rắn là nguồn gốc của tội lỗi gây nên sự đau khổ hiện nay, có lẽ thế nên phải bắt rắn để làm thuốc phục hồi sinh lực sau những năm tháng làm việc vất vã và rắn là cặp đôi hoàn hảo với chim bìm bịp.

Lý thuyết khoa học cho rằng: Rắn là động vật máu lạnh, bò sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng rắn không có chân. Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy cứng, khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ có chức năng bảo vệ mà còn như là bàn chân để rắn trườn bò. Rắn là loài động vật có xuơng sống, đẻ trứng. Vì thân dài và hẹp, các bộ phận đôi trong nội tạng như 2 trái thận, không nằm thành cặp đôi mà cái trước cái sau, chỉ có một lá phổi. Rắn không có chân nên chỉ uốn éo để trườn đi nhờ các cơ bắp đặc biệt và nhờ hàng vảy ở bụng tiếp xúc với mặt đất, mặt nhám thì rắn lướt tới phía trước dễ dàng, còn như mặt láng như gương (kiến) thì rắn không bò được. Rắn không có tai nên không nghe được, rắn biết được môi trường chung quanh nhờ có bộ phận tiếp xúc với mặt đất rất nhạy cảm.
Theo Thiên Chúa Giáo, rắn biểu tượng của sự ác độc và quỷ quyệt. Chuyện Kinh Thánh kể rằng: (Sáng-thế Ký 3 từ câu 1 đến câu 24)
1 Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? 
2 Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, 
3 song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. 

4 Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; 
5 nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.
6 Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 
7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. 
8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
9 Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? 
10 A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình. 
11 Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? 
12 Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. 
13 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Ngươi có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi.
14 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. 
15 Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người. 
16 Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 
17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 
18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 
19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.
20 A-đam gọi vợ là Ê-va vì là mẹ của cả loài người.
21 Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho.
22 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. 
23 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. 
24 Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bim với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.
Hình tượng con rắn trong dân gian thường tượng trưng cho những gì không tốt đẹp hạng người xấu, lòng dạ hiểm độc cần phải tránh xa “hang hùm nọc rắn”.
Trong văn học có ông Lê Quí Đôn thuở nhỏ rất biếng học và cứng đầu. Bị cha quở phạt, ông làm bài thơ “Rắn đầu” để tạ tội, siêu đến đổi trong mỗi câu có tên một loại rắn:
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đền hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học.
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Tuy nhiên, thế giới đàn ông cho rằng rắn là cặp đôi hoàn hảo với chú chim bìm bịp. Bìm bịp có tên khoa học: Centropus sinensis là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Cho nên, những năm gần đây việc thu hẹp môi trường thiên nhiên, bê tông hóa đồng ruộng đã làm số lượng bìm bịp giảm trầm trọng. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ hoạch, chân màu đen, chim trống và chim mái có màu lông giống nhau. Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn và thường đi từng cặp. Bìm bịp là loại chim ăn thịt, thích ăn mồi sống nhất là rắn. Nuôi bìm bịp trong vườn nhất là những vườn có cây rậm, bụi um tùm thì cũng không có rắn bởi bị bìm bịp săn lùng, hơn nữa rắn rất kỵ mùi của bìm bịp.
          Bìm bịp có người gọi là chim thầy chùa vì thân lông có màu màu nâu giống áo thầy chùa, tiếng kêu đều đều không lên bổng xuống trầm giống tiếng tụng kinh. Có người gọi nó là chim thầy thuốc bởi lẽ chim con có bị gãy chân thì chim mẹ tìm lá cây cỏ để ăn và sau đó nhả ra đắp cho con là lành trong một hai ngày. Dạo năm 1975, cạnh bụi tre gai rậm rạp nhà tôi và nhà thì gần ruộng nên có điều kiện nghe tiếng kêu chiều của bìm bịp nghe nao lòng, câu hò: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, buôn bán không lời chèo chống mõi mê”, tiếng kêu nao lòng ấy đã đi vào ký ức trong những đêm không ngủ. Người ở miền sông nước cứ theo tiếng kêu ấy mà sửa soạn hàng hóa xuống ghe, xuôi ngược theo con nước, ghe nhỏ luồn lách trong từng con mương con rạch mà kiếm sống. Người ta thường bắt chim bìm bịp về ngâm rượu cùng với rắn làm thuốc dưỡng sinh tăng cường khí lực, mạnh gân cốt. Thế nên, trước khi làm thịt bìm bịp bị bỏ đói 2-3 ngày, sau đó cho ăn một con rắn và chờ đúng 3 ngày sau mới làm thịt ngâm rượu. Họ cho rằng làm như vậy thì tinh chất của thịt rắn sẽ ngấm vào thịt chim làm cho dược tính tăng lên. Bắt riếc rồi chim bìm bịp trở thành loài quí hiếm, hiện nay rất khó tìm để cho vào thang thuốc Ngũ xà nhất điểu gồm: bìm bịp, rắn hổ mang, cạp nong, hổ trâu, rắn ráo và rắn sọc dưa.
          Tương truyền trong dân gian, khi chim mẹ tha thuốc về trị bịnh cho chim con thì bao giờ cũng tha về con rắn lục xanh ẻo, nhỏ xíu để vào ổ nhằm để bảo vệ cho chim non, rắn lục càng nhỏ càng độc cực kỳ. Cho nên người đi bắt bìm bịp nên cẩn thận đề phòng rắn lục cắn thì ngỏm (chết). Người lớn tuổi ở miền quê thường cấm không cho hút gió vào ban đêm, bởi rắn lục cũng biết hút gió và tiếng rất là thanh tao. Nghe người hút gió, rắn lục tưởng đồng loại gọi, chúng sẽ tìm vào kết bạn thì nguy.
tinlanhvaxahoi@gmail.com