Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

KẺ TRỘM

Khi nói về ngày quang lâm của Chúa Giê-xu, chúng tôi có nói rằng ngày Chúa trở lại giống như kẻ trộm đến lúc ban đêm và sự so sánh nầy có thể đã làm cho một số người không đồng ý hay hiểu lầm. Hôm nay chúng tôi xin được nói rõ hơn về vấn đề nầy.

Trước hết, đây là hình ảnh hay sự so sánh chính Chúa Giê-xu đã dùng và chúng tôi chỉ trích lại lời dạy của Chúa. Phúc Âm Ma-thi-ơ ghi lời Chúa phán như sau: "Hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến. Hãy biết rõ, nếu người chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm sẽ đến, thì tỉnh thức, không để cho đào ngạch nhà mình. Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con Người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ" (Phúc Âm Ma-thi-ơ 24:42-44).
Chúa Giê-xu dạy những lời nầy trong bối cảnh ngày Chúa trở lại. Chúa bảo mọi người hãy thức tỉnh vì chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ tái lâm. Và rồi Chúa dùng hình ảnh người ăn trộm để làm sáng tỏ vấn đề. Chúa phán: "Hãy biết rõ, nếu người chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm sẽ đến, thì tỉnh thức, không để cho đào ngạch nhà mình." Chúa có ý nói rằng, chúng ta phải coi việc Chúa trở lại là một vấn đề vô cùng quan trọng, vấn đề sống còn của chúng ta. Một người không muốn bị mất của cải, thức canh không để cho trộm đào ngạch nhà mình thể nào, thì chúng ta cũng phải trông chờ ngày Chúa trở lại với một thái độ tương tự. Chúa không nói Chúa là kẻ trộm nhưng Chúa nói ngày Chúa trở lại giống như kẻ trộm và điểm nhấn mạnh là thái độ thức tỉnh của chúng ta để tránh hiểm nguy, mất mát. Thái độ trông chờ ngày Chúa trở lại của chúng ta phải giống như thái độ của người sợ ăn trộm tức là phải đề cao cảnh giác, thức tỉnh, nếu không, hiểm nguy và mất mát lớn sẽ xảy ra.
Theo lời dạy của Chúa Giê-xu, hai vị sứ đồ Phao-lô và Phi-e-rơ cũng đã dạy cùng một điều. Sứ đồ Phao-lô viết thư cho các tín hữu tại thành phố Tê-sa-lô-ni-ca, trong đó ông nhắn nhủ họ như sau:
       Hỡi anh em, về thời và kỳ, thì không cần viết cho anh em; vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu. Nhưng, hỡi anh em, anh em chẳng phải ở nơi tối tăm, nên nỗi ngày đó đến thình lình cho anh em như kẻ trộm. Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối. Vậy, chúng ta chớ ngủ như kẻ khác, nhưng phải tỉnh thức và dè giữ (Thư I Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-6).
Trong lời dạy nầy của Thánh Phao-lô, một lần nữa, yếu tố nhấn mạnh là yếu tố bất ngờ. Ông nói "tai họa thình lình vụt đến" và "ngày đó đến thình lình cho anh em như kẻ trộm." Thình lình, lúc chúng ta không ngờ, vì vậy mà chúng ta phải cẩn thận giữ mình. Sứ đồ Phi-e-rơ thì viết: "Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn. Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm..." (II Phi-e-rơ 3:9-10a).
     Như đã nói trong câu chuyện Phúc Âm lần trước, việc Chúa Giê-xu trở lại là điều chắc chắn, tuy nhiên có những người cho đó là chuyện viễn vông, xa vời, không có thật và đã chế nhạo chê cười những người tin Chúa. Một trong những lý do khiến Chúa Giê-xu chưa trở lại là vì lòng nhẫn nhục chờ đợi của Chúa. Thánh Kinh cho biết "Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn." Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta ăn năn quay về với Chúa vì nếu Chúa trở lại sớm hơn nhiều người trong chúng ta chắc chắn đã bị hư vong.
Dùng hình ảnh người ăn trộm để nói về ngày Chúa trở lại không phải là một hình ảnh nhẹ nhàng cho chúng ta chấp nhận. Tuy nhiên, đó chính là điểm nhấn mạnh của Chúa. Chúa muốn chúng ta thấy tính cách nghiêm trọng của vấn đề, Chúa muốn chúng ta thấy cái mất mát kinh khủng nếu chúng ta không thức tỉnh. Một người không canh phòng nhà cửa sẽ bị mất của cải, tài sản là những thứ chúng ta có thể mua lại được nhưng nếu linh hồn của chúng ta không thức tỉnh, cái mất mát sẽ không bao giờ lấy lại được. Chúa Giê-xu phán, "Một người nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Người sẽ lấy chi để đổi linh hồn mình lại?" Song song với những lời dạy nói về ngày Chúa trở lại thình lình, bất ngờ như kẻ trộm là những lời khuyên sống đời đạo đức, hiền lương. Chúa Giê-xu phán, "Hãy tỉnh thức." Sứ đồ Phao-lô bảo, "Phải tỉnh thức và giè giữ." Thánh Phi-e-rơ khuyên, "Anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình."
Chúa Giê-xu chắc chắn sẽ trở lại và khi Chúa trở lại, Chúa sẽ bắt gặp chúng ta đang làm gì? Ðang thức tỉnh chờ đợi Chúa trở lại hay đang miệt mài trong tội lỗi? Chúng ta không phải bỏ hết công ăn việc làm ngồi chờ Chúa trở lại, không phải như vậy. Chúng ta vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn sống bình thường nhưng sống trong thái độ tỉnh thức và trông chờ. Nếu không muốn mãi mãi mất linh hồn của mình, chúng ta cần thức tỉnh, ăn năn, quay trở lại với Chúa hôm nay trước khi Chúa trở lại lúc chúng ta không ngờ. Chúa Giê-xu chưa trở lại vì Ngài đang chờ đợi Bạn quay bước trở về với Chúa vì Chúa "không muốn một người nào chết mất, nhưng muốn cho mọi người đều ăn năn."
Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


HƯƠNG VỊ QUÊ DỪA

. Dừa đã đi vào đời sống tinh thần của người Bến Tre:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
                  Thấy bông mía trắng nhớ quê Mỏ Cày
Cây dừa trong tâm thức của người Việt Nam nói chung, của người dân Bến Tre nói riêng, là loại cây ăn quả đặc biệt mà mọi sản phẩm của cây dừa đều là các mặt hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Quả dừa dùng làm thực phẩm rất phong phú, từ việc làm thức ăn, nưóc uống đến bánh kẹo...
Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh Phồng Sơn Đốc sẽ mất hương vị không thể nổi tiếng nếu thiếu nưóc cốt dừa. Dừa là sản vật thường xuất hiện trong những ngày giỗ chạp, trưóc là cúng tổ tiên, sau làm quà biếu cho bà con láng giềng hàng họ đến dự đám mang về. Song song với bánh ít là bánh tét, nếp để gói bánh tét muốn được thơm, béo, bùi thì phải cần dùng đến nước cốt dừa.
Vào những buổi trưa nhàn rỗi, quanh nồi chuối chưng là món ăn chơi đạm bạc của nhà quê, nước của chuối chưng ngon béo cũng nhờ nưóc cốt dừa. Chuối chưng được bán ở chợ là tấm quà, miếng bánh khi mẹ đi chợ về cho lũ trẻ thêm vui. Giống với chuối chưng, món dùng đến nước cốt dừa để nấu là món canh bí đỏ hầm dừa nêm lá gừng, dùng để ăn cơm, có tác dụng bổ óc. Gần gũi với món này là món Kiểm, ngoài bí đỏ còn có cả khoai lang, bột khoai, bột bán. Khi ăn múc ra chén cho đậu phộng rang vào để thêm phần hấp dẫn.
Một loại bánh có tên rất ấn tựong đó là bánh xèo, mà bột là từ dừa khô nạo rồi vắt lấy nước cốt pha vào. Bánh xèo muốn ngon đủ bộ cần phải làm nước mắm chấm thật ngon, nước mắm dùng nước dừa xiêm pha với tỏi, ớt, chanh, đường với lượng vừa phải cho vừa với khẩu vị, ăn với rau thơm, lá cách, đọt sộp, lá lụa… mùi thơm, hòa với vị chát chát chua chua của rau cùng với cái ngầy ngậy béo béo của bánh làm thực khách không có cảm giác ngán ngấy.
Dừa trong chế biến thức ăn làm tăng thêm hương vị, màu sắc riêng biệt, như thịt heo kho với nước dừa tươi: Ếch – nhái xào dừa, lươn um nước dừa, tép rang dừa, rắn xào dừa, cá bóng kho dừa, tương hột kho dừa…
Trong khuôn khổ Festival Dừa Bến Tre lần III, Liên hoan ẩm thực xứ dừa
mang đến cho người thưởng thức những món ngon phong phú và đặc sắc từ dừa. Cây dừa rất thích hợp với điều kiện đất đai của tỉnh Bến Tre, dừa được gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn liền với đời sống, tập quán của ngừơi dân Bến Tre từ lâu đời. Cây trồng mang tính chiến lược, phát triển ổn định. Vườn dừa ngày nay đang phát triển theo hứơng sinh thái gắn với văn hóa, với đa chủng loại cây trồng, có sức hấp dẫn du khách khi đến với vừơn dừa quê hương Đồng khởi Bến tre.

Chương trình du lịch & tham quan vườn dừa trong khuôn khổ festival Dừa Bến Tre, du khách được tham quan vườn cây ăn trái, nghe đờn ca tài tử, chèo ghe trên sông, ẩm thực xứ dừa… Đặc biệt là tham gia “Tour du lịch vườn dừa” Du khách sẽ được đến tham quan các vườn dừa trồng xen cacao, cây ăn trái tiêu biểu, được tham quan quy trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa và mua sắm các sản phẩm chế biến từ dừa ở các cơ sở nổi tiếng với 02 tuyến: Bến Tre – Mỏ Cày Nam & Bến Tre – Châu Thành (và ngược lại) bằng phương tiện xe buýt hoàn toàn miễn phí.
Ngọc Huệ






Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

CÀNG CÓ TUỔI






















BA ĐIỀU TRONG ĐỜI - ĐỪNG


BẢY PHƯỚC HẠNH TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN

"Sách Khải Huyền là sách kết thúc trong cả bộ Kinh thánh Cựu và Tân Ước, và cũng kết thúc với "7 Phước" (1:3; 14:13; 16:15; 19:9; 20:6; 22:7 & 14).

Sách Khải huyền vào thời tác giả nó chỉ đơn gỉan có nghĩa là sự cất đi, sự che phủ một vật được giấu kín, cũng như việc vén màn khỏi vật được che đậy. Sách nầy chủ yếu bày tỏ mục đích của Đức Chúa Trời trong lịch sử, đặc biệt trong sự đoán phạt trên kẻ gian ác trên đất và ban phước Ngài cho người công bình. Trong sách Khải Huyền có 7 phước được ghi như sau :
1/ 1:3        2/ 14;3        3/ 16:15           4/19:19            5/ 20:6        6-7/22:7,17

I/ Phước thứ nhất 1 : 3
Có thể gọi câu nầy là phước hạnh của việc đọc, nghe và vâng giữ lời Thượng Đế. Đây là lời chúc phước đầu tiên trong số 7 lời chúc phước. Hội Thánh đầu tiên đã sống trong tình trạng nóng nảy trông chờ sự tái lâm của Đấng Christ, hơn nữa Giăng bảo “thì giờ đã đến rồi”, mặt khác không ai biết giờ nào tiếng kèn sẽ đến để được cất mình lên khỏi đất nầy, với niềm hy vọng đó phước hạnh nầy được loan ra để mọi người biết cách đi vào với Thượng đế đời đời. Nhưng trong bối cảnh nầy người “đọc” là người đọc sách nầy công khai trước Hội Chúng, chứ không phải là đọc sách cho riêng mình.

II/  Phước thứ hai 14:13
Phước thay cho những người là người chết trong Chúa” có thể gọi đây là phước hạnh trong thiên đàng cho các cơ đốc nhân trung tín với Chúa cho đến cuối cuộc đời của họ. Với cụm từ “từ rày” chỉ về một thời điểm thì nó chính là “bây giờ” của việc cứu chuộc của Chúa (đối chiếu 12:10). Đây là lời hứa rất khích lệ “có kèn đến từ trên Trời rằng….và việc lành mình theo sau”. Giăng nói về việc làm của tín hữu tại Êphêsô về sự lao khổ và nhịn nhục của họ (2:2) ; Ông nói về việc làm của tín hữu tại Thi-a-ti-rơ (2:19). Ý ông muốn nói rằng: khi từ bỏ đời sống nầy tất cả những gì mang theo là chính mình, là cá tính đã được thử thách luyện  lọc phản chiếu chính Chúa, thì đó là người được phước hạnh thứ hai nầy.

III/ Phước hạnh thứ ba 16:15
Đây là phước hạnh của những người tỉnh thức như trong ví dụ về “10 người nữ đồng trinh” (Mat 25:1-11). “Hãy tỉnh thức vì các ngươi không biết  ngày, cũng không biết giờ” (Mat 25:13), (I Tê 5;8) khuyên “nhưng chúng ta thuộc về ban ngày…” phước hạnh sẻ đến với những kẻ sống trong sự sáng thuộc linh , giữ mình luôn cảnh giác và tỉnh thức.

IV/ phước hạnh thứ tư 19:9
Phước lành thứ tư dự báo về đỉnh điểm của các mối liên hệ giữa Chúa Cứu Thế và những người thuộc về Ngài, những kẻ được mời đến dự tiệc cưới chiên con là những người tin theo Ngài. Theo các đời trong Kinh Thánh lễ cưới khá đơn giản, nhưng tiệc cưới là hội hè vui vẻ tiếp theo đó mất hết mấy ngày. Viễn cảnh Khải Thị 19:9 họ cũng sẽ được dự vào tiệc cưới chiên con, không loại trừ khả năng có cả thức ăn nữa (Mat 8:11  -  Luca 22:16)

V/ phước hạnh thứ năm 20:6
          Câu 6 mô tả đặc quyền của cơ đốc nhân tận trung với Chúa Cứu Thế, gồm 3 điều: Đối với họ thì sự chết đã bị đánh bại hoàn toàn, sự chết thứ hai không còn quyền hành trên họ nữa. Sự chết thuộc thể đối với những người nầy không còn là sự đáng sợ nữa vì đó chỉ là cánh cửa mở vào sự sống đời đời.
Họ sẽ làm Thầy Tế lể của Thượng Đế và Chúa Giêxu. Theo như người Do Thái, Thầy Tế Lể là người độc nhất có quyền vào để ra mắt Thượng Đế, là đặc quyền lớn lao của nhửng người trung tín với Chúa Giêxu. Họ sẽ đồng cai trị với Chúa.

VI/ Phước hạnh thứ sáu : 22:7
Đoạn 22 nầy gây ấn tượng mạnh mẽ bởi cụm từ “Ta đến mau chóng” (22:7,10,12,20) Chúa Jésus nhắc lại rằng sự tái lâm của Ngài sẽ không trì hoãn lâu nữa. Ngài chúc phước cho những người đọc và tuân theo những gì Giăng đã viết trong Khải Thị.

VII/ Phước hạnh thứ bảy : 22:14
Những kẻ giặt áo mình được vào trong thành cũng giống như phước cho những người giữ các điều răn Ngài. Cụm từ nầy vạch rõ phần của con người trong sự cứu rỗi và chính Chúa Jésus đã cung cấp phần ân điển ấy, và cũng bởi sự hy sinh của Chúa con người mới dược tha tội.

Những lời chúc phước nhắc nhở chúng ta sách Khải Huyền là một bức thư và những bài học trong đó là dành riêng cho từng cá nhân, chỉ nhờ ân điển của Chúa Jésus mà người ta mới có thể chiến thắng để nhận được phần thưỡng như đã mô ta trong sách KhảiThị và phần của chúng ta phải luôn luôn mở rộng đời sống mình để tiếp nhận.
TÔN KÍNH THIÊN

tinlanhvaxahoi@gmail.com

CẢM ƠN


PHƯỢNG THẮM - VE SẦU



NHỮNG ĐIỀU NÊN NHỚ VÀ HIỂN NHIÊN