Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

GIÁO HOÀNG VÀ NỀN TẢNG TRONG KINH THÁNH

TĐ NGỌC HUỆ
          Kinh thánh không hậu thuẫn cho việc thiết lập chức vụ giáo hoàng. Những lý do không có nền tảng trong Kinh Thánh cho thấy rằng sự bớt ra và thêm vào Kinh Thánh đã có từ xưa, làm sai Lời Chúa đã trở thành truyền thống của một số giáo hội. Tuy nhiên, sự hãnh diện, tự đắc vì được “tông truyền” đã ru ngủ những người ở trong vinh quang đời này. Thế và quyền không những cám dỗ người trần gian mà còn quyến rũ cả những người “TU”. Chức vụ và quyền lực giáo hoàng theo thời gian mới hình thành, trong hội thánh ban sơ, hồi hội thánh Các Sứ Đồ không có. Chế độ giáo hoàng trải qua nhiều thời kỳ phát triển quyền lực (440 – 1050). Hội nghị Sardica năm 342 lần đầu tiên gán vị trí đứng đầu Hội thánh cho giám mục La mã.
Hoàng đế Valentinian III đã công nhận vị trí đứng đầu của La mã và giám mục của nó bằng sắc lệnh năm 445. Kinh thánh cho thấy Chúa Jésus không làm “chính trị”, tuy nhiên giáo hoàng lại làm, như việc Leo the Great (440-461) đã điều đình với Attila vua Hung nô để chúng rút lui không chiếm La mã. Việc này nâng cao quyền lực của ông. Ông là giám mục đầu tiên nói rằng giám mục La mã là người kế vị sứ đồ Phi e rơ, vì vậy có quyền cai trị Hội thánh!. Phải là “giám mục La mãmới là người “kế vị sứ đồ Phi e rơ”!.
Gregory I (590-604): đã đàm phán hòa bình với người Lombard ngăn  chặn sự xâm lăng của họ. Lúc quyền lực tại La mã bỏ trống, ông đã nắm quyền lãnh đạo chính trị tại Ý, bắt đầu cho những hoạt động thế gian của giáo hoàng.
Gregory VII (1073-1085): Làm cho quyền của giáo hội vượt trên quyền của vua. Innocent III (1198-1216): được bầu làm giáo hoàng năm 1198, đã nâng quyền thế gian của giáo hoàng lên cao nhất. Được xem là người sáng lập thực sự của nước Giáo hoàng. Ra lệnh chọn người kế vị tại Đế quốc La mã thánh. Thắng trong xung đột với vua John nước Anh. Triệu tập hội đồng Lateran IV năm 1215 thiết lập quyền tối cao của giáo hoàng.
Trong thời kỳ suy thoái của Giáo hoàng (1294-1517), thời kỳ phân chia (1378-1417), sau khi giáo hoàng Gregory XI, vị giáo hoàng cuối cùng ở Avignon, trở lại Rôma và chết, viện hồng y đã chọn một giáo hoàng người Ý là Urban VI. Các hồng y Pháp đã rời thành phố và bầu một giáo hoàng khác, Clement VII. Vậy là bắt đầu thời kỳ có hai giáo hoàng, một tại Rô ma, một tại Avignon. Như vậy theo ý của giáo hoàng Leo the Great (440-461) cho rằng “giám mục La mã mới là người “kế vị sứ đồ Phi e rơ”!, đã thay đổi không như ý muốn của con người.
Lời hứa của Chúa Jésus (Mat 16:19), sau lời tuyên xưng của Phi-e-rơ do Cha soi sáng, Chúa Jésus hứa giao chìa khóa Nước Thiên Đàng cho ông, theo ý nghĩa biểu tượng thì chính ông sẽ mở của Nước Trời cho nhiều người hay nói cách khác là Phi-e-rơ là người đầu tiên giảng Tin lành cho mọi người. Chính thực như thế, trong ngày lễ Ngũ Tuần với bài giảng đầu tiên  đã mở cửa Thiên Đàng cho 3.000 người Do thái (CV 2: 40-41), Phi-e-rơ là người đầu tiên giảng Tin Lành công khai cho người Do Thái.
QUAN ĐIỂM:
1.Chức vụ Giáo hoàng: Lấy nền tảng trên Ma-thi-ơ 16?, Giáo hoàng là người thầy, người lãnh đạo vô ngộ; Là chủ, là đầu hội thánh; không có sự đệ trình của giáo hoàng thì không có sự cứu rỗi. Đây là sự tập trung quyền lực vào con người
2.Tháp ba tầng: a- Thẩm quyền toàn diện của giáo hoàng (Total Authority); b- Thẩm quyền có thể kế truyền (Transferable Authority); c- Thẩm quyền La-mã (Roman Authority: phân biệt với Constantinople).
THẨM QUYỀN TOÀN DIỆN:
Niềm tin: Đấng Christ ban cho Phi-e-rơ một thẩm quyền toàn diện, đầy đủ để răn dạy tất cả hội thánh đương thời.
Lời dạy Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 16: 22 – 23 cho biết là hoàn toàn sai lầm, vì Phi-e-rơ có khi bị gọi là Satan thì không thể nào là giáo hoàng vô ngộ được. Ma-thi-ơ 18: 1 cho biết các môn đồ còn hỏi rằng ai là lớn, nghĩa là Phi-e-rơ cũng không được ban cho làn thẩm quyền toàn diện. Galati 2: 11 – 14, nếu Phi-e-rơ là lớn thì Sứ Đồ Phao-Lô không thể công khai sửa sai Phi-e-rơ trước mặt mọi người như thế.
THẨM QUYỀN CÓ THỂ KẾ TRUYỀN:
Niềm tin: Phi-e-rơ có thể truyền thẩm quyền giáo hoàng cho người khác và cứ như thế cho đến ngày nay Giáo hoàng là người kế vị Phi-e-rơ.
          Nền tảng Kinh Thánh: Với một giáo lý quan trọng như thế, không thấy Kinh Thánh đề cập đến như thế họ đã đi theo con đường của người Pha-ri-si đã làm có nghĩa là thêm lời truyền khẩu vào Kinh Thánh, một hành động sai lầm hoàn toàn.
          THẨM QUYỀN LA-MÃ:
Niềm tin: Phi-e-rơ là Giám mục đầu tiên của la-mã. Vì thế các giám mục tại La-Mã mới có thể kế truyền chức vụ giáo hoàng chứ không phải các giám mục nơi khác (Constantinople, Alexendrie…)
Nền tảng Kinh Thánh: Không có nền tảng nào trong Kinh Thánh, mà đây là sản phẩm tranh chấp quyền hành giữa các giám mục.

Chứng minh bằng nền tảng Kinh Thánh, cho thấy các quan điểm về giáo hoàng không có nền trong Kinh Thánh là đã làm sai Lời Chúa. 

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

THỜI KỲ GIỮA HAI GIAO ƯỚC

Liệt kê những sự kiện nổi bật về chính trị, văn học và tôn giáo trong thời gian giữa hai giao ước (Intertestamental period)
TĐ NGỌC HUỆ
HT CƠ ĐỐC LIÊN HIỆP TOÀN CẦU
Về mặt lịch sử, có khoảng hơn 400 năm bị gián đoạn giữa thời Cựu Ước với Tân Ước, đó là từ thời Nêhêmi làm tổng trấn xứ Giuđê xây lại đền thờ tại Jé-ru-sa-lem tới ngày Đức Chúa Jésus giáng sinh hay giai đoạn giữa sách tiên tri Malachi và Mathiơ. Thời kỳ nầy cũng được gọi là thời gian im lặng, vì không để lại dấu ấn tiên tri nào. Những thông tin chúng ta có được thời kỳ này nhờ vào các tài liệu lịch sử. Trong giai đoạn này người Do thái chịu ảnh hưởng của các thế lực lớn trong vùng, những các sự kiện xảy ra lúc ấy đã đem lại cho dân Giuđa thời Chúa Jésus một hệ tư tưởng rõ nét, cả về chính trị, văn học và tôn giáo qua các giai đoạn sau:
          1/ Đế quốc Ba-tư:
Những sự kiện nổi bật về chính trị, văn học và tôn giáo
a/ Về chính trị: Năm 333 TC đế quốc Ba-tư xụp đỗ trước sự tấn công của Alexander Đại đế (A-lịch-sơn Đại đế), ông là người Hy Lạp.
b/ Văn học: Tiếng Hê-bơ-rơ là ngôn ngữ thờ phượng, tiếng A-ram là ngôn ngữ thông dụng trong vùng.
c/ Tôn giáo:
* Tên gọi Do Thái (Jew) trước kia chỉ dành để gọi dân xứ Gui-đa, nay được dùng để gọi toàn thể con cái Y-sơ-ra-el, những người hồi hương không còn thờ lạy hình tượng nữa.
* Luật Môi-se xuất hiện
* Giáo thuyết Pha-ri-si ra đời
* Hình thức thờ phượng đơn giản hơn trước khi bị lưu đày: Họ tụ họp lại để cầu nguyện, nghe đọc và giảng Luật pháp, không dâng của lễ.
* Tòa Công luận (Sanhedrin) hình thành với 70 Trưởng lão. Hội đồng này tư vấn cho thầy lế lễ. Việc này nói lên tầm quan trọng về mặt chính trị của chức thượng tế, có lợi ích cho kẻ thống trị nên người Ba-tư trao quyền cai trị cho thầy tế lễ thượng phẩm.
          2/ Đế quốc Hy-lạp:
a/ Về chính trị:
* Năm 336 TC, Alexander Đại đế lên ngôi cai trị Hy-lạp và đánh bại người Ba-tư trong trận Issus năm 333 TC.
* Năm 330 TC, toàn đế quốc Ba-tư rơi vào tay Alexander Đại đế, về sau ông bành trướng đế quốc của ông sang tận Ấn độ.
* Năm 323 TC, Alexander Đại đế băng hà (chưa đầy 30 tuổi). Sau đó, đế quốc của ông bị phân chia thành bốn vương quốc (khoảng 315 TC): (1) Ma-xê-đoan, (2) Ba-tư, (3) Sy-ri và Lưỡng hà, (4) Ai Cập và cực Nam Sy-ri (Xin xem Đa-ni-ên 8: 21 – 22).
* Từ năm 323 – 198 TC, miền Nam xứ Palestine dưới sự cai trị của dòng dõi các vua Ptolemies ở Ai Cập.
          b/ Văn học: Văn hóa Hy-lạp xâm nhập rộng rãi trong xứ Palestine, dưới ảnh hưởng này chức tế lễ bị thoái hóa thành chức vụ có tính cách hình thức lễ nghi. Giai đoạn này xuất hiện hai khuynh hướng khác nhau: (1) Một xu hướng muốn sống theo tư tưởng và nếp sống Hy-lạp; (2) Một xu hướng khác là vẫn theo truyền thống của tổ tiên, tin tưởng vào cách sống phân biệt, cách ly.
Alexander Đại đế (356 – 323 TC) là học trò của Aristotle, khi đem quân đánh chiếm tới đâu, ông đều đem các học giả để ghi chép địa lý, phong tục của các nơi ông chinh phục. Ông chủ trương cho duy trì văn hóa cổ truyền của các dân tộc, tuy nhiên ông cũng cho bành trướng văn hóa Hy-lạp, Hy-lạp hóa thế giới (Hellenism), nhờ đó, tiếng Hy-lạp trở thành thứ ngôn ngữ quốc tế. Khi triết lý và văn hóa của người Hy-lạp về cách sống, thương mại, giáo dục, kiến trúc … được truyền bá cho các nước, các rạp hát, vận động trường được xây dựng khắp nơi. Có một trung tâm văn hóa nổi tiếng, có thư viện chứa hơn 500.000 quyển sách, nơi Euclid tìm ra các định lý hình học phẳng, nơi Archimède tìm ra sức đẩy của nước [1]. Các thành phố lớn thu hút các di dân từ khắp nơi đến cư ngụ. Sau khi Alexander băng hà, dù đế quốc bị chia cắt nhưng các hoàng đế tiếp theo vẫn tiếp tục phong trào Hy Hóa.
c/ Tôn giáo:
* Dân Do thái tại Ai cập đông hơn dân Do thái tại Palestine bởi vì Alexander Đại đế đối đãi tốt với người Do thái, ông xây tại Ai Cập thành phố Alexander, nơi đây người Do thái được hoan nghênh. Về sau đây là những mối nối đầu tiên cho công cuộc truyền giáo của Cơ-đốc-giáo.
* Vua Ptolemy Philadelphus bảo trợ việc dịch Cựu Ước sang tiếng Hy-lạp, Bản Bảy mươi (Septuagint) do 70 dịch giả dịch. Đây là bản Kinh Thánh mà người Do thái tản lạc dùng, các trước giả Tân Ước cũng quen thuộc với bản này.
                   3/ Cuộc khởi nghĩa của anh em Mác-ca-bê:
a/ Về chính trị:
* Năm 198 TC, xứ Palestine được chuyển sang quyền kiểm soát của các vua Sy-ri thuộc triều đại Seleucid.
* Sách Đa-ni-el 8:23 có nhắc đến một vua có “bộ mặt hung dữ” cầm quyền đó là vua Antiochus IV, tên ông vua này đã trở thành biểu tượng của sự gian ác.
* Vua Antiochus IV cho dâng con heo lên bàn thờ trong đền thờ Do thái giáo khiến người Do thái bất mãn. Thầy tế lễ Ma-ta-thia (Mattathias) thuộc dòng họ Hasmonaean đã giết một sỹ quan Sy-ri, cuộc khởi nghĩa chống Sy-ri nổi dậy.
* Năm 166 TC Ma-ta-thia qua đời, người con trai thứ ba của ông là Gui-đa Mác-ca-bê hay Gui-đa Búa lên nắm quyền lãnh đạo đã đẩy lui quân Sy-ri.
b/ Tôn giáo:
* Sách Đa-ni-el 11:31 “Sự gớm ghiết làm ra sự hoang vu”, do vào năm 167 TC, khi đang trên đường đánh Ai Cập, về ngang Jé-ru-sa-lem, vua Antiochus IV hay tin hành động xấu xa của các thầy tế lễ, ông dẹp đền thờ Do thái giáo và ông cho vây đền thờ dựng thần Zeus trong đền thờ và cho dâng một con heo trên bàn thờ làm của lễ thiêu
* Lễ Khánh thành đền thờ: Với loạt chiến công khó tin, Gui-đa Mác-ca-bê chiến thắng quân Sy-ri, nên ngày 25, tháng Kít-lơ của người Do thái, năm 165 TC, đền thờ được tẩy uế và phục hồi các của lễ hằng dâng tại Jé-ru-sa-lem. Ngày này trở về sau trở thành Lễ Khánh thành đền thờ.
          4/ Các con trai của Ma-ta-thia:
Về chính trị:
* Năm 161 TC Gui-đa Mác-ca-bê tử trận, Giô-na-than là con út đứng lên lãnh đạo.
* Sy-ri có nhiều xáo trộn do Đê-mê-triu (Demetrious) và Alexander Balas, lạm xưng là con trai của vua Antiochus IV tàn ác tranh quyền nối ngôi vua. Cả hai đều muốn tranh thủ sự hậu thuẩn của các lãnh tụ dòng họ Mac-ca-bê. Alexander đến trước để bổ nhiệm Giô-na-than làm “Thầy Tế lễ Thượng Phẩm Toàn Quốc.”
* 142 TC, Giô-na-than bị tướng Trypho của Alexander Balas gài bẫy và giết chết.
* Si-môn là người con cuối cùng của Ma-ta-thia lên nối nghiệp, ông có tài lãnh đạo khiến dân Do thái ngày càng thịnh vượng.
* Năm 135 TC, thời kỳ hưng thịnh của Si-môn chấm dứt vì ông bị con rễ  là Ptolemy mưu sát.
Về văn học và tôn giáo trong thời kỳ này không có gì nổi bật.
5/ Các con cháu của Mác-ca-bê:
A/ John Hyrcanus (135 – 105 TC):
 a/ Về chính trị:
* Thế lực Do thái mạnh, bành trướng về phía Bắc, phía Nam và phía Đông.
* Dân Ê-đôm ở miền Nam xứ Gui-đê đã bị chinh phục, cải giáo và sáp nhập vào dân Do thái.
* John Hyrcanus lúc đầu thiên về phía người Pha-ri-si nhưng về sau ông lại theo phái Sa-đu-sê.
b/ Văn học: Văn hóa Hy-lạp ảnh hưởng rộng rãi trong giới quí tộc và thầy tế lễ. Nói như vậy cũng đồng nghĩa với việc họ chấp nhận việc để văn hóa Hy-lạp đi vào đời sống của họ như: Lấy tên Hy-lạp, chấp nhận trường phái triết học Hy-lạp, các thần của Hy-lạp …
c/ Tôn giáo:
* Si-môn chết, con trai ông là John Hyrcanus lên kế vị làm thầy tế lễ thượng phẩm.
* Trong cuộc Bắc tiến, thành phố Si-chem và đền thờ của người Sa-ma-ri trên núi Ga-xi-rim bị phá hủy, điều này làm trầm trọng thêm mối thù của người Do thái và Pha-ri-si.
* Hình thành phái Sa-đu-sê: Lúc này giai cấp quí tộc và gia tộc thầy tế lễ theo khuynh hướng Hy-lạp hóa, trở thành phái Sa-đu-sê.
* Hình thành phái Pha-ri-si: Phái Chasidim trở thành phái Pha-ri-si muốn tuân thủ luật pháp.
          B/ Alexander Jannaeus (104 – 78 TC):
Về chính trị:
* Giai đoạn này đánh dấu sự suy tàn của dòng quý phái là gia đình Mat-ta-thia, đất nước do Alexander Jannaeus cai trị, đầy nội loạn, trong đó có cuộc nội chiến giữa phái Pha-ri-si và Sa-đu-sê; ông là con của John Hyrcanus (băng hà năm 105 TC).
* Hình thức xử tử đóng đinh vào thập tự giá ra đời khi kết thúc cuộc nội chiến.
* Cuộc bạo loạn tại Jé-ru-sa-lem, Alexander đã ra lịnh đóng đinh tám trăm lãnh tụ của phái Pha-ri-si.
          C/ Nội chiến và loạn lạc (78 – 65 TC):
Về chính trị: Năm 78 TC, Alexander Jannaeus băng hà, vợ góa của ông là Alexandra cai trị khá khôn ngoan. Alexandra lập Hyrcanus là trưởng nam làm thầy tế lễ thượng phẩm. Khi bà qua đời, Aristobulus là con trai thứ vốn hiếu chiến và táo bạo đã cướp chính quyền tại xứ mình để tiếm ngôi.
Đế quốc La-mã xuất hiện.
Về tôn giáo: Bà Alexandra lập Hyrcanus là trưởng nam làm thầy tế lễ thượng phẩm. Tuy nhiên, ông này là người nhu nhược lại nhiều tham vọng
          6/ Đế quốc La-mã xuất hiện:
Hoàng đế Au-gút-tơ (63 TC – 14 SC) đã xây dựng một nền quân chủ bằng cách đặt ra thể chế công dân La-mã (công dân hạng nhất – fist citizen). Để tiện việc thông tin, di chuyển hàng hóa, quân đội, đế quốc xây dựng hệ thống đường bộ, hải cảng, các thuyền vận tải lớn (Phao Lô đã đi theo thuyền này tại cảng My-ra xứ Ly-si – CV 27:6). Về phương diện hành chánh, đế quốc cho các thành, các địa phương tự trị, nơi cần yếu mới có tổng đốc La-mã. Điều đặc biệt là người La-mã thì cai trị đế quốc nhưng văn hóa và ngôn ngữ phổ thông là tiếng Hy-lạp. Nhờ giao thông thuận tiện, chung một ngôn ngữ nên đây là điểm thuận lợi cho công cuộc truyền giáo sau này.
Năm 65 TC, đại tướng La-mã là Pompey đi chinh phục Đông phương; phó tướng Scaurus kéo quân đến Đa-mách. Hai anh em Hyrcanus và Aristobulus đều sai sứ cầu viện La-mã.
          A/ Pompey:
Chính trị:
* Scaurus ủng hộ Aristobulus; năm 63 TC Pompey đến Jé-ru-sa-lem, ông ủng hộ Hyrcaunus. Ông vây Jé-ru-sa-lem ba tháng và giết 12.000 người Do thái, Jé-ru-sa-lem thất thủ.
* Pompey cho Hyrcanus làm vua chư hầu chỉ cai trị xứ Gui-đê. Nền độc lập của Do thái bị mất
Tôn giáo:
Nơi Chí thánh trống rỗng khi Pompey tò mò vào để xem. Pompey cho Hyrcanus làm thầy tế lễ thượng phẩm và gọi là “etnarth” vua chư hầu chỉ cai trị xứ Gui-đê mà thôi. Pompey xem chức thầy tế lễ thượng phẩm như một địa vị chính trị mà ông có quyền bổ nhiệm nhưng đối với người Do Thái tin kính chức thầy tế lễ vốn là thiêng liêng việc làm nầy là một tội lỗi chống lại Đức Chúa Trời.
          B/ Antipater làm tổng đốc:
* Năm 47 TC, Antipater được ban cho quyền công dân La-mã, được bổ nhiệm làm tổng đốc xứ Gui-đê. Julius Caesar tỏ ra ưu ái dân Do thái nên đã miễn thuế cho họ, cho được tự do tôn giáo, cho xây lại vách thành Jé-ru-sa-lem mà Pompey đã phá hủy, Caesar băng hà năm 44 TC.
* Năm 45 TC, Antipater bị đầu độc, tuy nhiên ông cũng đã kịp thời bổ nhiệm cho con mình là: Phasael làm tổng đốc Jé-ru-sa-lem và Hê-rốt làm tổng đốc xứ Ga-li-lê, đây chính là vị vua Hê-rốt Đại đế cai trị khi Chúa Jésus giáng sinh.
          C/ Hê-rốt Đại đế:
Chính trị: Ông là người có tài tổ chức. Trong đời ông cai trị Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ lập sổ dân trong khắp thiên hạ. Ma-ri và Giô–sép  phải trở về Bết-lê-hem để khai tên mình vào sổ. Khi các bác sĩ đến tìm Vua dân Gui-đa, Hê-rốt hoảng hốt ra lệnh giết chết hết trẻ em từ hai tuổi trở xuống tại Bết-lê-hem. Tuy nhiên, việc làm tàn ác này với mục đích giết chết Chúa Jésus đã thất bại.
Tôn giáo: Hê-rốt cho xây lại đền thờ, đền thờ này nguy nga hơn đền thờ do Sa-lô-môn xây.
7/ NGƯỜI DO THÁI:
Do thái giáo (Judaism) không còn là tinh thần quốc gia mà là niềm tin tôn giáo, bối cảnh lịch sử, xã hội đã góp phần thay đổi cung cách thờ phượng. Trong Do thái giáo có nhiều khuynh hướng khác nhau, đa số không muốn bị đồng hóa trong văn hóa mới, họ muốn theo luật pháp Môi-se.
Văn chương “mạt thế” (apocalypticism) dần dần thịnh hành, với các đặc tính sau: - Thế giới hiện tại không thể cứu vãn được. – Đời này sẽ bị xụp đỗ và thay thế bởi một thế giới mới. – Chúa sẽ phục sanh và ban thưởng cho người trung tín. – Các cấp bực thiên sứ chiến tranh chống lại kẻ thù của Chúa.
NHỮNG THÀNH PHẦN TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DO THÁI[2]:
1/ Phái Sa-đu-sê: Nhóm người này vừa bảo thủ, vừa truyền thống, thuộc tầng lớp tế lễ và người giàu trong xã hội. Họ cộng tác với người La-mã, người ta ít biết đến tín ngưỡng của phái này. Tuy nhiên, quan điểm truyền thống cho rằng họ chỉ nhìn nhận Luật pháp Môi-se, Kinh Thánh có thẩm quyền tức là Ngũ Kinh hay Toral. Do Toral không nói rỏ ràng niềm tin về sự phục sinh nên người Sa-đu-sê bát bỏ niềm tin này. Đồng thời không chấp nhận niềm tin liên hệ đến Đấng Mết-si-a của người Do thái trong thế kỷ thứ nhất. “Người Sa-đu-sê quyết rằng không có sự sống lại, cũng không có thiên sứ, thần chi hết, còn người Pha-ri-si lại nhận cả hai điều tin ấy” (CV 23:8).
          2/ Phái Pha-ri-si: Người Pha-ri-si không giống như phái Sa-đu-sê, họ không thuộc tầng lớp thầy tế lễ giàu có lúc nào cũng muốn duy trì hiện tại để hưởng vinh hoa của đời này. Họ không liên quan đến việc chính trị, họ chiếm số đông hơn phái Sa-đu-sê trong đó đa số là các học giả và giáo sư Cựu Ước. Họ không phải là những người bảo thủ về Kinh Thánh cũng như giáo lý, ngược lại họ cởi mở đối với sự phát triển của luật pháp và giáo lý, do tư tưởng của người Pha-ri-si có phần linh hoạt trong cách hiểu ý nghĩa của luật pháp và đền thờ, đôi lúc họ được xem như là phong trào khoáng đạt/ tự do. Họ tranh luận rằng sự thanh sạch tại đền thờ không chỉ dành riêng cho các thầy tế lễ, mà sự thanh sạch tôn giáo dành cho tất cả mọi người Do thái trong đời sống hàng ngày. Phái này nổi tiếng chính thống, tin Cựu Ước, dạy về sự sống lại và phán xét cuối cùng, công nhận sự hiện hữu của thiên sứ và các thần linh. Mặc dù trong Tân Ước cả người Pharisi lẫn người Sađusê đều tố cáo lẫn nhau, nhưng họ có một điểm chung là cùng chống lại Chúa Giêxu. Phái Pha-ri-si bị Chúa Jésus lên án không phải vì mất chính thống mà vì nhấn mạnh điều không quan trọng mà quên đi điều thiết yếu trong Luật pháp (Mat 23:23).
          3/ Phái Essenes: Phái Essenes không được nêu tên trong Kinh Thánh Tân Ước, họ sống cùng thời với Chúa Jésus tại Palestine. Vị Thầy Công Bình sáng lập ra phái nầy, họ có chủ trương tách biệt khỏi người ngoại bang. Cộng đồng này chờ sự can thiệp mạnh mẽ của Đức Chúa Trời trong lịch sử để chấm dứt cuộc khổ hạnh. Qumran là một trong những cộng đồng như vậy. Phái Essenes có nhiều điểm tương đồng với Cơ-đốc-giáo, tuy nhiên cũng có điểm khác biệt như: Phái Essenes cho rằng chỉ có số ít người được chọn mới vào được Nước Đức Chúa Trời, Kinh Thánh ứng nghiệm trong cộng đồng của họ trong khi Cơ-đốc-giáo tin rằng Kinh Thánh ứng nghiệm trong đời sống, sự chết và phục sinh của Chúa Jésus...
          4/ Phái Xê-lốt (Zealots): Ít được biết đến, họ là những người có tinh thần quá khích, có phần cực đoan, với chủ trương là “ám sát” bất cứ ai tin vào thứ luật mà họ chống.
          5/ Phái triết Thuyết thứ tư (Fouth Philosophy): Có niềm tin giống người Pha-ri-si. Họ coi Chúa là lãnh đạo, là chủ đuy nhất. Thế nên họ sẳn sàng chết chứ không gọi ai là chúa, là chủ.
          6/ Người bình dân không theo nhóm nào: Đây là những con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-el (Mat 10:6), chiên không có người chăn (Mác 6:34) mà Chúa tìm. Đây là những người theo Đức Chúa Jésus.
          7/ Người Sa-ma-ri: Kinh Thánh của họ chỉ có Ngũ Kinh, thờ phượng Chúa mà còn thờ các thần khác nữa (II Các Vua 17:29,33). Họ không được dự phần xây dựng đền thờ trong thời E-xơ-ra (E-xơ-ra 4:3), thay vào đó họ xây đền thờ riêng tại núi Ghe-ri-xim. Người Sa-ma-ri họ là những người không thuần Do thái, lý do là vùng Sa-ma-ri là vương quốc của Y-sơ-ra-el xưa, bị người A-sy-ri phá hủy năm 772 TC, khi đó các vua A-sy-ri đem các dân ở nước khác tới ở, tạo thành sự pha tạp giống nòi. Do tinh thần tự tôn dân tộc cao người Do thái rất xem thường người Sa-ma-ri vì là giống người lai tạp, nên sự thù hận giữa hai dân tộc rất lớn.
          Giữa lúc các hoàng đế La-mã cai trị hầu hết những miền có dân cư trên đất, thì tại một thị trấn nhỏ xứ Palestine, một người ra đời làm thay đổi cục diện thế giới, đó là Chúa Jésus ở Na-xa-rét. Đây không là sự kiện bất ngờ mà là kết quả của sự chuẩn bị của Thượng đế (Gal 4:4) như:
* Cuộc chuẩn bị cho Người Do thái: Đức Chúa Trời chọn Do thái làm nước Thầy tế lễ, một dân thánh (Xuất 19:6) làm sứ giả của Ngài cho các dân tộc. Về tôn giáo thờ Độc thần là Đức Chúa Trời và Luật pháp của Ngài.
* Cuộc chuẩn bị người Hy-lạp: Một ngôn ngữ cho toàn thế giới, dù đây là tham vọng của Alexander đại đế (334 – 323 TC) chinh phục cả Cựu thế giói như cơn lốc, ông đã lập tiếng Hy-lạp làm ngôn ngữ chung. Ảnh hưởng của ngôn ngữ Hy-lạp rất lớn, đã cung cấp phương tiện truyền bá sứ điệp Cơ-đốc, các Sứ đồ giảng dạy bằng tiếng Hy-lạp và Tân Ước viết bằng tiếng Hy-lạp.
* Cuộc chuẩn bị người La-mã: Người La-mã nổi tiếng về việc duy trì luật pháp và trật tự với các tổng trấn, tạo được thời kỳ hòa bình dưới triều Sêsa Augúttơ (Augustus) . Hệ thống đường giao thông đi lại dễ dàng. Ngoài ra cũng có tiêu cực: suy đồi luân lý, tôn giáo hình thức, thiếu sức sống, có phái huyền bí giao thông với các thần linh…, tạo niềm khát khao về sự cứu chuộc.
          Khi Ngôi Lời trở nên xác thịt, Ngôi Lời đã nhập thể trong một bối cảnh phức tạp của thực tại xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Trong khung cảnh đó, trong thời điểm đó, dân Do Thái nói riêng và nhân loại nói chung đang khao khát một Đấng Cứu Tinh và Đức Chúa Trời thành người. Bất cứ một người Do Thái nào cũng mong chờ sự ra đời của Đấng Mết-si-a. Sách Mathiơ là nhịp cầu giũa Tân Ước và Cựu Ước, nối kết các lời tiên tri với sự ứng nghiệm trong Chúa Jésus: Cựu Ước tiên tri về Đấng Mết-si-a và đây Ngài đã đến rồi.
Bài viết có tham khảo SGK, Viện UUC, Tìm hiểu Tân Ước, bài 1 & 2.
TĐ NGỌC HUỆ
HT CƠ ĐỐC LIÊN HIỆP TOÀN CẦU




[1] Howard Clark Kee, Understanding the New Testament, tr.18 – Theo SGK Tìm hiểu Tân Ước, tr 23.
[2] Sgk, Tìm hiểu Tân Ước, tr 27.

GIẢI THÍCH VÀ NHẬN ĐỊNH: "Sự hiểu biết về Tân Ước..."

 "Sự hiểu biết về Tân Ước đòi hỏi một kiến thức cơ bản về Cựu Ước, lịch sử cũng như văn chương trong thời gian giữa hai giao ước".
Nhận định: "Sự hiểu biết về Tân Ước đòi hỏi một kiến thức cơ bản về Cựu Ước, lịch sử cũng như văn chương trong thời gian giữa hai giao ước". Nhận định này cho thấy rằng có sự liên kết chặc chẻ giữa Cựu Ước và Tân Ước, toàn thể lịch sử là việc làm của Thượng Đế, qua những thời kỳ được chép trong Kinh Thánh Cựu Ước. Các sách Cựu Ước bao trùm nhiều lãnh vực văn chương, lịch sử, tôn giáo. Người theo Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Cơ Đốc Giáo đều tìm thấy nguồn gốc mình trong Cựu Ước. Thượng đế đã tỏ chính Ngài trong hết thảy mọi vấn đề cá nhân và quốc gia, để dạy loài người biết về Đấng Tạo Hóa, hầu chuẩn bị cho cả thế gian và sẳn sàng cho Đấng Cứu Thế sẽ đến. Trong linh trình thiên thượng nầy là dân tộc Hê-bơ-rơ, xứ Israel được Ngài chọn. Học Cựu Ước, cho thấy các sách lịch sử  không chỉ là các ký sự của dân Do thái mà còn cho thấy rằng Thượng Đế mặc khải chính Ngài cho loài người qua Cựu Ước. “Kinh Thánh không chỉ là một tài liệu lịch sử ghi nhận một số biến cố xa xưa tác động đến một số người Do thái và người ngoại bang. Kinh Thánh có ý nghĩa nhiều hơn như thế. Kinh Thánh là sự kết hợp của lịch sử và thần học[1].
Chính Chúa Jésus và các môn đồ Ngài đã rất quen thuộc với những tác phẩm cổ này, mà về sau được kinh điển hóa thành Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ…Những tác phẩm này bao gồm các sách từ Giô-suê cho đến II Các Vua trong bản Kinh Thánh của chúng ta, cùng với các sách tiên tri quen thuộc khác, như là Ê-sai, Giê-mê-ri, Ê-xê-chi-ên và mười hai sách tiểu tiên tri. Chính Chúa Jésus cũng đã trích dẫn nhiều chỗ trong một số sách này, nên chúng ta suy luận rằng Ngài công nhận thẩm quyền của các sách đó[2].
          Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan trọn vẹn, Ngài là tác giả các sách Cựu Ước và Tân Ước, Ngài đã sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước, Tân Ước được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước. Nếu chỉ đọc Tân Ước ít nghiên cứu về Cựu Ước thì không thể hiểu được sự mặc khải của Đức Chúa Trời, về chính Đức Chúa Trời và mục đích của Ngài muốn làm gì cho loài người. Trong Tân Ước cho thấy phần lớn Chúa kêu gọi từng cá nhân một, nhưng ở Cựu Ước nhấn mạnh đến sự kêu gọi cả tập thể gia đình, cộng đồng xã hội, cả quốc gia, đặc biệt là quốc gia Y-sơ-ra-el, trong khi đó Tân Ước lại thể hiện sự kêu gọi tất cả con người trên thế gian. Cơ đốc giáo ngày nay xao lãng Cựu Ước hơn Tân Ước, vì cho rằng Cựu Ước là thời của Luật Pháp, Thượng Đế của Cựu Ước như một Thượng Đế ưa thịnh nộ và phán xét và Tân ước là thời của Tin Lành, Đức Chúa Trời của tình yêu và ân sủng. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho biết rằng Thượng Đế đã hành động trong suốt cõi lịch sử loài người, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của tình yêu, từ xưa đến nay không bao giờ thay đổi, Ngài nhân từ, công chính… hay khuyên nhủ con dân Ngài (Phục 4:1; 6:25), Giê-rê-mi (Giê-mê-ri 9:23-24), Sứ đồ Phao lô đã trích Cựu Ước và gọi Ngài là “Cha thương xót (2Cô 1:3).
Thời gian giữa hai giao ước (Cựu Ước và Tân Ước) gọi là thời kỳ yên lặng vì không để lại dấu ấn tiên tri nào, kéo dài hơn 400 năm. Trong giai đoạn này người Do thái chịu ảnh hưởng của các thế lực lớn trong vùng, những các sự kiện xảy ra lúc ấy đã đem lại cho dân Giuđa thời Chúa Jésus một hệ tư tưởng rõ nét về lịch sử cũng như văn chương. Phong trào Hy-lạp hóa đã khiến Cựu Ước dịch ra tiếng Hy-lạp để người Do thái có thể đọc được (bản dịch Bảy mươi), các sách Tân Ước được viết bằng tiếng Hy-Lạp là ngôn ngữ quốc tế thời bấy giờ. Ảnh hưởng văn hóa Hy-lạp trên người Do thái tại Palestine và các nơi không đồng nhất: Ở thành phố, thành phần trí thức, thương nhân ủng hộ vì muốn thăng tiến nên sống theo tư tưởng và nếp sống Hy-lạp; còn ở nông thôn thì lại có khuynh hướng bảo thủ, giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại tin tưởng vào cách sống phân biệt, cách ly.
Trong thời gian giữa hai giao ước dài hơn 400 năm được gọi là thời gian yên lặng. Tuy nhiên, nhiều biến động về chính trị, văn hóa, tôn giáo ảnh hưởng đến người Do thái tại đất nước Palestine do: Sự thống trị của Ba-by-lôn kết thúc, lại khởi đầu thời đại của đế quốc Ba-tư. Những nổ lực bành trướng của người Ba-tư về phía Tây vào Châu Âu đều thất bại. Năm 336 TC, Alexander Đại đế lên ngôi cai trị Hy-lạp và đánh bại người Ba-tư trong trận Issus năm 333 TC. Khoảng ba năm sau đó, Năm 330 TC, toàn đế quốc Ba-tư rơi vào tay Alexander Đại đế, người Do thái được đối xử tốt, dân Do thái ở Ai cập đông hơn dân Do thái ở Palestine. Văn hóa Hy-lạp xâm nhập rộng rãi trong Palestine, nhiều thành phố mọc lên ở các vùng phía Đông sông Giô-đanh, tạo thành vùng Đê-ca-bô-lơ (Decalolis), khu vực mười thành phố được đề cập trong Mác 5:20; 7:31. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy-lạp, chức tế lễ bị thoái hóa thành chức vụ có tính cách hình thức lễ nghi. Tuy nhiên, cũng có điều tiêu cực khi Do thái chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy-lạp, như “vào năm 168 – 167 TC, vua Seleucid là Antiochus IV (Epithanes) bắt ép người Do thái theo văn hóa Hy-lạp (dâng heo trên bàn thờ trong đền thờ), việc này đưa đến phong trào của anh em Mác-ca-bê và đưa đến thời kỳ tự trị ngắn bởi dòng họ Hasmonean[3]. Sau đó, lại có nội chiến và loạn lạc (78 – 65 TC), thì đế quốc La-mã  xuất hiện, nền độc lập của Gui-đa bị chấm dứt.
Đế quốc La-mã có đặc tính là nổi tiếng về việc duy trì luật pháp và trật tự với các tổng trấn, tiềm năng quân sự ưu việt, tạo được thời kỳ hòa bình dưới thời Sêsa Au-gút-tơ (63 TC – 14 SC), đã xây dựng một nền quân chủ bằng cách đặt ra thể chế công dân La-mã (công dân hạng nhất – Fist citizen), tuy nhiên, luân lý thì suy đồi, tôn giáo hình thức, triết học thiếu sức sống, giao thông với thần linh….Palestine vào thế kỷ đầu tiên với chính quyền Do thái có Hê-rốt Đại vương được La-mã bổ nhiệm (37 – 4 TC), đây là triều đại có việc tàn sát trẻ con, con trai từ hai tuổi sấp xuống (Mat 2:16); Hê-rốt Antipa (4 – 39 SC) giết Giăng Báp-tít vì Hê-rô-đia (Mat 14), Chúa Jésus gọi là “chồn cáo” (Luca 13:32)…Về tổ chức tôn giáo dưới quyền quản trị của Thượng tế và Hội đồng quản hạt, đền thờ trung tâm tại Jé-ru-sa-lem (đền thờ Hê-rốt), dân chúng tụ tập về dự trong ba lễ lớn: Lễ Vượt qua, Lễ Ngũ tuần, Lễ Lều tạm). Nhà Nguyện mọc lên, nhấn mạnh việc cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Người Do thái tin Cựu Ước là sách của Thượng Đế, họ đang trông đợi Chúa Cứu thế đến để giải cứu (Lu 2:25 – 40). Đại đa số không muốn đồng hóa bởi văn hóa mới du nhập này, họ muốn theo luật pháp Môi-se. Văn chương “mạt thế” (apocalypticism) dần dần thịnh hành, với các đặc tính sau: - Thế giới hiện tại không thể cứu vãn được. – Đời này sẽ bị xụp đỗ và thay thế bởi một thế giới mới. – Chúa sẽ phục sanh và ban thưởng cho người trung tín. – Các cấp bực thiên sứ chiến tranh chống lại kẻ thù của Chúa.
Sự hiểu biết về Tân Ước đòi hỏi một kiến thức cơ bản về Cựu Ước, lịch sử cũng như văn chương trong thời gian giữa hai giao ước. Vì nếu chỉ nghiên cứu Tân Ước mà xao lãng Cựu Ước thì không thể nào hiểu được sức mạnh của Lời Đức Chúa Trời, bởi vì Cựu Ước nối liền của người bình dân, nhất là những người không trực thuộc văn hóa nền Tây phương. Cựu Ước truyền thông tình yêu và sự nhân từ của Chúa; Kinh Thánh Tân Ước có cả sứ điệp Phúc âm, có cả sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đem Phúc âm của Chúa cho cả nhân loại (Mat 28:19-20)(Mác 16:15)…Chúa Jésus và các sứ đồ thường trích dẫn Cựu Ước trong khi giảng dạy. Học cả Cựu Ước lẫn Tân Ước sẽ dẫn chúng ta đến chỗ tin cậy và vâng phục Chúa cách trọn vẹn, Đức Chúa Trời đã làm việc xuyên suốt từ thời sáng thế đến ngày nay không ngưng nghỉ dù rằng trong thời kỳ yên lặng giữa hai giao ước về phương diện lời tiên tri, nhưng trong dòng lịch sử Đức Chúa Trời đã chuẩn bị “Khi kỳ đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp”(Gal 4:4). Ngài đến để làm trọn Luật pháp và lời tiên tri của Đức Chúa Trời (Mat 5: 17 – 19).
TĐ NGỌC HUỆ
HT CƠ ĐỐC LIÊN HIỆP TOÀN CẦU




[1] SGK, Tìm hiểu Tân Ước, Viện UUC, tr 52.
[2] Sđd, tr 61
[3] Sđd, tr 23

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ĐỨC TIN CẦN ĐƯỢC THỬ THÁCH

GIÓP
TĐ Ngọc Huệ
ĐỀ TÀI  :                 ĐỨC TIN CẦN ĐƯỢC THỬ THÁCH
CHỦ ĐỀ:           VỮNG ĐỨC TIN TRƯỚC SỰ THỬ THÁCH.

          Kinh Thánh Gióp 2:1-10
Câu Gốc: Gióp 2:10
Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy,
còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?"

 

DẪN NHẬP

 

Sách Gióp là một phần thiết yếu của Kinh Thánh vì nó cho thấy rõ vấn đề chính giữa Ðức Chúa Trời và Sa-tan. Liên quan đến sự trung kiên của con người đối với Ðức Giê-hô-va. Sách cũng chứng minh là Ðức Chúa Trời không gây đau khổ, bệnh tật và chết chóc cho nhân loại và còn cho biết lý do tại sao người công bình bị khổ. Gíóp là hình ảnh của người công bình kính yêu Chúa vẫn chịu sự khổ nạn. 

Theo sách Gióp các thiên sứ ra mắt Đức Chúa Trời, trong khung cảnh của cuộc họp trên trời, có một nhân vật khác lạ mà Kinh Thánh gọi là Satan (2:1), theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “Kẻ đối địch”, nhân vật này cũng là một trong những con trai của Đức Chúa Trời. Cụm từ “con trai của Đức Chúa Trời” mang ý nghĩa “từ Đức Chúa Trời”, được Đức Chúa Trời tạo nên, ở đây chỉ về các thiên sứ kể cả satan đều là những vật thọ tạo thuộc lãnh vực siêu nhiên.

   I/ CHUYỆN XẢY RA TRÊN THIÊN ĐÀNG (2: 2 – 6)
a. Nhân vật: Đức Chúa Trời và Satan đối thoại nhau
b. Câu chuyện:
Vấn đề được đặt ra là “Tại sao người ngay lành, trung tín, có đời sống đạo yêu kính, thờ phượng Đức Chúa Trời được Ngài có lời chứng tốt vẫn gặp khổ nạn?”.
Đức Giê-hô-va hỏi Satan từ đâu đến. Satan trả lời rằng: “tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi”. Đức Giê-hô-va lại hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng? Trên đất chẳng có ai giống như người, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác; lại người bền đỗ trong sự hoàn toàn mình, mặc dầu ngươi có giục ta phá hủy người vô cớ.”
          Cụm từ “ngươi có giục ta” (2:3) không có nghĩa là Đức Chúa Trời có thể bị thúc đẩy làm điều nghịch lại ý chỉ của Ngài. Đức Chúa Trời chỉ vạch ra rằng satan đã thách đố những lý do khiến Gióp trung thành với Đức Chúa Trời nên Ngài đã cho phép satan “thử” Gióp. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chỉ cho satan gây đau đớn thân thể Gióp, nhưng không được cất đi mạng sống của ông (2:6). Ở đây cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời có thể cho điều ác xảy ra trong thế giới nhưng trong tầm Ngài kiểm soát và cho phép, Từ đó mà dẫn đến sự đau khổ cho ông Gióp.
          Lời Chúa khẳng định Gióp là một nhân vật có thật: “Dẫu trong đất có ba người này, là Nô-ê; Đa-ni-ên và Gióp cũng chỉ cứu được linh hồn mình, bỏi sự công bình mình” (Ê-xê-chi-ên 14: 14, 20). Nếu chúng ta nghi ngờ sự hiện diện của Gióp trên cỏi đời này thì có lẽ chúng ta cũng sẽ chối bỏ Nô-ê; Đa-ni-ên.
          Satan không đồng ý với sự đánh giá của Đức Chúa Trời về phẩm hạnh của ông Gióp. Hắn nghĩ rằng Gióp sẳn sàng hy sinh về “da” của mình {(“Lấy da đền da” (c 4), có nghĩa là miễn còn sống, chẳng màn chi đến của cải.}. Thành ngữ Việt Nam có câu: “Của đi thay người”. Đức Chúa Trời đã bác bỏ lời buộc đó và cho phép Satan thử Gióp để nó thấy rằng lời của nó là không đúng.
          Đức Chúa Trời đã cho satan “thử” vì Ngài biết phẩm chất trung thành của Gióp. Còn chúng ta thì sao? Có phải chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời vì những quyền lợi vật chất không? Liệu Đức Chúa Trời có phải thừa nhận rằng Satan đã nói đúng nếu nó chỉ ra ai đó trong chúng ta đã hầu việc Đức Chúa Trời vì những lợi ích cá nhân không?.
         
          c. Hậu quả:
Chuyện xảy ra trên trời có hậu quả thế nào?. Sự công kích của satan không phải có ý chống lại ông Gióp mà chống lại chính Đức Chúa Trời.
Bởi vì, Satan cũng là vua cầm quyền chốn không trung (Êp 2:2), nó là “kẻ chống đối” Đức Chúa Trời luôn luôn. Satan đã tra tay hành hại ông Gióp bị ung độc, cơ thể ngứa ngái đến độ phải gãi bằng miễn sành và ngồi trong đống tro (C 8). Bởi vì, Satan cũng có quyền năng, nó đã làm đau khổ người được Chúa có lời chứng là công bình. Bệnh tật đến từ satan, điều này đã chứng minh đã đi ngược với suy nghĩ, quan niệm truyền thống “…nào bao giờ có kẻ vô tội bị hư mất” (Gióp 4:7).
Satan lý giải rằng Gióp sẽ rủa sả Đức Chúa Trời nếu Ngài cho phép nó làm đau đớn trên thân thể Gióp. Đức Chúa Trời cho phép, song giới hạn là không được cướp đi sinh mạng của Gióp.   
Đức Chúa Trời không nói gì về sự thông minh, tài năng hay sự giàu có của Gióp với Satan, vì những điều này không có giá trị gì với Ngài. Ngài chỉ nói đến sự thánh khiết và công bình của Gióp, cũng giống như Chúa Jêsus, chính phẩm chất này đã làm Đức Chúa Trời đẹp lòng, chứ không phải những thành đạt hay sự giàu sang.
Vì vậy câu hỏi quan trọng nhất không phải là “Người khác nghĩ gì về trình độ thuộc linh của tôi, tài cán, học vị của tôi?” mà là “Liệu Đức Chúa Trời có thể tự hào về tôi và làm chứng về tôi với Satan không?”.
Chuyện xảy ra trên trời, phản ảnh bản chất của cuộc chiến đấu giữa thiện và ác. Không chỉ ngày xưa mới có mà cho đến ngày hôm nay vẫn còn diễn ra. Điều này cho thấy truyền thống cho rằng “Ác giả, ác báo”, sự đau khổ là hậu quả của tội lỗi là không đúng với mọi hoàn cảnh. Mà có khi là do ý muốn của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh cũng cho biết rằng: Đức Chúa Trời sửa phạt kẻ Ngài yêu – Như Ngài cho phép Ê-tiên bị ném đá (CV 7:59); Sứ Đồ Phao-Lô bị dằm xóc; Chúa Jésus đã từng chịu thống khổ.

II/ CHUYỆN XẢY RA TRÊN ĐẤT (2:7 – 10):

a. Sự đau khổ của Gióp (2: 7 – 8)
Trước đó, ông Gióp là nhân vật rất giàu, ông có những mười người con, bảy ngàn chiên, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và tôi tớ rất nhiều, ông lớn hơn hết trong dân Đông phương (Gióp 1:2 – 3). Nhưng giờ thì ông mất tất cả, mà còn bị đau đớn “từ bàn chân đến chót đầu” (C 7), rồi lại ngồi trên đống tro (2:8). Đây là thứ bệnh hiếm gặp, thời của ông Gióp hành động ngồi trên đống tro là một cách để người ta than vãn về tình trạng của mình. 

b. Lời trách móc của vợ Gióp (2:9)
Khi nhìn chồng mình trong cảnh đau khổ, bà còn quở trách ông vì cố giữ “sự hoàn toàn” (2:9) và bà thúc giục ông rủa sả hoàn cảnh theo lẽ thường tình của người đời. Bà bảo ông Gióp “hãy phỉ báng Đức Chúa Trời và chết đi” (2:9).
Vợ ông Gióp là thành viên trong gia đình còn sống sót bên Gióp sau cơn thử nghiệm lần thứ nhất của satan ở đoạn 1. Satan làm 10 người con của ông Gióp chết, nó để lại vợ ông, kề cận bên ông xúi ông làm chuyện sai trái với Đức Giê-hô-va; Đây là mưu mô của satan, nó dùng bà để thực hiện mục tiêu độc ác của nó.
Trong cảnh đau đớn, có vợ kề bên không an ủi mà còn xúc xiểm vào niềm tin của chính mình, vào Đấng mình tôn thờ nhưng ông Gióp cũng không nghe theo, cho thấy rằng kế hoạch gian ác muốn ngăn cách Đức Chúa Trời và con cái Ngài của ma quỉ không phải lúc nào cũng thành công.

c. Bởi vì ĐỨC TIN của Gióp không bị lung lay (2:10)
          Ông Gióp đã từng thực hành ý nghĩ, “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về. Đức Giêhôva đã ban cho, Đức Giêhôva lại cất đi, đáng ngợi khen danh Đức Giêhôva " (Gióp 1: 21). Trong cảnh nguy khốn, ông Gióp đã không phạm tội vì ông không nói lời phạm thượng Đức Chúa Trời mà còn ngợi khen Danh Đức Giê-hô-va. Cao trào lên đỉnh điểm của sự thờ phượng Đức Chúa Trời ông Gióp đã hỏi vợ ông: “Uả sao! Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (2: 10). Chắc chắn là ông Gióp tin rằng Đức Giê-hô-va ban cho điều tốt nhất.
  
           III/ ÁP DỤNG
          Khi nghiên cứu sách Gióp, chúng ta thấy rằng sách không đào sâu về sự đau khổ mà đặc biệt nói về quyền năng cao cả và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Gióp cũng không biết vì sao ông chịu mất mát, khổ đau về tinh thần cả thể chất.
Ông cũng không biết đây là sự bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời.    
Chúa biết ông trung tín đến mức cùng tận của sự đau khổ, Chúa đã dùng ông để thử nghiệm về đức tin, sự trung thành của con cái Chúa.
Nhờ cứ trung thành với Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh, Gióp đã minh chứng rằng sự khôn ngoan thật, sự thịnh vượng chỉ xuất phát từ Đức Chúa Trời và khi luôn luôn có Ngài ở cùng và luôn luôn ở trong Ngài.

          Chúng ta không biết những gì đang diễn ra trong thế giới “linh”, gây ảnh hưởng đến hoàn cảnh sống của chúng ta trên đất. Hay những hoạn nạn mà chúng ta gặp có thể là sự phản ảnh cuộc chiến thuộc linh diễn ra tại các nơi trên trời là thế nào!. Đôi khi Đức Chúa Trời cất đi tất cả những chỗ mà chúng ta nghĩ rằng có thể dựa dẫm được như gia đình, con cái…của cải, để chúng ta ngã hẳn về Ngài.

          Truyền thống và thế gian hay cho rằng “Ác giả, ác báo”, sự đau khổ là hậu quả của tội lỗi, khi học về Gióp cho thấy điều này là không đúng với mọi hoàn cảnh. Hoàn cảnh của ông Gióp khiến chúng ta nhìn lại động cơ của chúng ta khi phục vụ Chúa. Nó cũng buộc chúng ta xét lại ý tưởng sai lầm rằng: Đức tin và ơn phước luôn luôn đi song đôi với nhau.

          Những điều xảy đến cho chúng ta không phải là ngẫu nhiên nhưng đã được hoạch định đặc biệt cho chúng ta để thử chúng ta (nhưng sẽ không quá sức chịu đựng) “theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời” (CV 2: 23). Sự thử thách có mục đích biến đổi chúng ta giống ảnh tượng của Đấng Christ và bày tỏ cho các tà linh của Satan ở các miền trên trời và mọi nơi trên đất biết rằng Đức Chúa Trời vẫn còn có những người trên đất này yêu Ngài, vâng lời Ngài, ngợi khen Ngài bằng đức tin trong mọi hoàn cảnh, thuận phục mọi cách giải quyết của Ngài đối với họ, mà còn chấp nhận mọi thử thách một cách vui mừng. Và Lời Kinh Thánh khích lệ: “Chớ lo phiền chi hết... Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn... trong mọi sự hãy... tạ ơn” (Philip 4:4,6).
 AMEN


Ô MAI XƯA

Anh cho em niềm vui ô mai
Tuổi học trò làm thơ tặng ai!
Thoáng ngoài khung cửa mây bay               
Gió ơi! Cho gữi lời hay đến người.
Tuổi ô mai xa rồi ... còn nhớ
Mĩm môi hồng chúm chím thêm xinh
Sóng hồ thu lóng lánh đưa tình
Dòng suối tóc
Đen huyền
Đưa hồn người phiêu lãng
Ba mươi năm
Vâng! Ba mươi năm gặp lại
Hai mái đầu
Hai mái tóc pha sương
Nắm chặt tay
Hai đứa vạn nẻo đường
Bàn tay sạm, vuốt tóc người năm cũ
Lá rơi! Lá rơi tàn thu
Ô mai! Ô mai xa mù ...chân mây.

TRIỆU NGỌC HẠ

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

SỰ XỨC DẦU CỦA ĐỨC THÁNH LINH

HỘI THÁNH CĐ LH TOÀN CẦU
BÀI CHIA SẺ NGÀY 09/03/2014
TĐ NGỌC HUỆ
 “Về phần các con, đã chịu xức dầu từ nơi đấng Thánh, thì đã biết mọi sự rồi. Ta đã viết cho các con chẳng phải vì các con không biết lẽ thật, nhưng vì các con biết lẽ thật và hiểu rằng chẳng có sự dối trá nào bởi lẽ thật mà ra.....Về phần các con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai dạy cho hết; song vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc, mà ấy là sự thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài, theo như sự dạy mà các con đã nhận.” (I Giăng 2:20-21, 27)
Hôm nay chúng ta nghiên cứu về sự xức dầu
Sự xức dầu được đề cập nhiều lần trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, Cựu Ước trình bày nhiều hơn Tân Ước
Điều gì khiến chúng ta có thể đứng vững và tồn tại để tránh được sai lạc mà sự sai lạc này có thể làm chúng ta phân cách khỏi Chúa dẫn chúng ta đến chỗ bị định tội?
Giăng trả lời mạnh mẽ ở đây là tất cả phải nhờ công tác của Thánh Linh. Giăng bảo rằng, người tin Chúa là những người đã nhận được ân sủng là sự xức dầu của Thánh Linh.
 Chính vì có Thánh Linh mà người tin Chúa mới có khả hiểu và tránh được những nguy hiểm tinh tế đe dọa. Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu: 1/ Sự xức dầu có ý nghĩa gì? được áp dụng như thế nào trong thời Cựu Ước và thời Tân Ước; 2/ Ai là người được xức dầu: trong thời Cựu Ước VÀ trong thời đại Hội Thánh ngày nay.
Trước tiên ta cần hiểu rõ: xức dầu nghĩa là gì  
Sự xức dầu (anointing) diễn tả hành động xoa (rub) dầu trên cơ thể, lên đầu hay đồ vật  (pour) nhằm vào một mục đích nào đó. Sự xức dầu bao gồm nhiều mục đích và ý nghĩa khác nhau.
Để mô tả hành động xức dầu, Cựu Ước dùng chữ “suk” hay “masiah” (tiếng Hê-bơ-rơ), Tân Ước dùng chữ “chrio” (tiếng Hy-lạp). Đây là lối nói tượng hình mô tả ảnh hưởng và hiệu nghiệm của Thánh Linh trong cuộc đời người tin Chúa.
* Xức dầu là một lễ nghi được Kinh Thánh nói đến. Thí dụ: Sa mu ên xức dầu cho Sau-lơ làm vua trước, rồi sau lại xức dầu cho Đa-vít; việc xức dầu cũng thực hiện cho các vị tiên tri và các vị tư tế hay thầy tế lễ. Khi đã chịu lễ nghi xức dầu thì người ấy được kể như được biệt riêng ra thánh, và có thể thi hành nhiệm vụ đã được chỉ định.
Trong Tân Ước (I Phi-e-rơ 2:9) nói rằng: “Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời...”
(Khải Huyền 1:6) ghi: “Đấng yêu thương chúng ta đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng.”
Thánh Kinh cho biết rằng Thánh Linh xức dầu cho mọi người tin Ngài để thi hành các chức vụ. Giăng nói : “Các con đã chịu xức dầu từ Đấng Thánh” là trong ý nghĩa này.
Giăng dạy trong I Giăng 2: 27: “Về phần các con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai dạy cho hết; song vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc, mà ấy là sự thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài, theo như sự dạy mà các con đã nhận.
Trong các lời dạy này không ai được giải thích là người tin Chúa không cần học thêm cho biết về Chúa nữa Nhưng điều Giăng nói đây không phải về giáo lý hay lẽ đạo, mà là về căn bản của niềm tin.
Đây là sự khai minh của Thánh Linh để có thể hiểu về Chúa Giê-xu và việc vào đời làm người của Ngài. Không có khai sáng của Thánh Linh, không ai có thể hiểu được làm sao Chúa vừa là Thần lại vừa là Người được. Nhờ TL mà người tin Chúa mới hiểu lẽ đạo về việc Chúa hi sinh, về việc xưng công nghĩa bằng lòng tin và cũng nhờ ơn Chúa mà họ có thể giải thích những điều huyền nhiệm này. Đây là điều chứng minh rằng cái biết của người tin Chúa không phải cái biết dành cho triết gia hay các bậc trí thức uyên thâm, mà là cái biết của mọi người có Chúa. Cái biết này không phụ thuộc vào khả năng tự nhiên, mà là một một ân sủng khai sáng cho người bước đi theo Chúa và ở trong Chúa luôn luôn.
Giăng dạy rằng, nếu mỗi người tin Chúa, ngày xưa cũng như hiện nay đã có sự xức dầu của Thánh Linh thì hãy giữ vững lòng tin trong lẽ thật.
Hội Thánh ngày nay mặc dù qua bao nhiêu biến cố lịch sử và những phong trào cấm đạo hòng tiêu diệt cơ-đốc-giáo, nhưng cơ-đốc-nhân vẫn tồn tại đến ngày nay. Đây là nhờ vào sự xức dầu của Thánh Linh nên con dân Chúa vững lòng tin, vững vàng rao truyền Tin lành của Đức Chúa Trời.

Ai Là Người Được Xức Dầu
1/ Sự xức dầu theo phong tục.
2/  Xức dầu cho một chức vụ đặc biệt.
3. Đức Chúa Jesus Christ: Đấng chịu xức dầu.
4. Nghi thức xức dầu trong Cựu Ước làm hình bóng về sự xức dầu trong thời đại Hội Thánh ngày nay.
5. Sự xức dầu trong thời đại Hội Thánh ngày nay.

1/ Sự xức dầu theo phong tục.
Chúng ta ghi nhận các trường hợp xức dầu trong Kinh Thánh với những mục đích sau:
 a)  “Dầu để dùng làm cho mặt mày sáng sủa” (Thi Thiên 104:15)
* Ma-ô-mi dạy Ru tơ phải xức dầu để chuẩn bị ra mắt Bô-ô: “Hãy tắm rửa, xức dầu và mặc quần áo, rồi đi xuống sân đạp lúa” (Ru-tơ 3:3)
* Đa-vít xức dầu sau những ngày kiêng ăn và cầu nguyện cho đứa con của ông (Chúa khiến đứa trẻ bị bệnh và chết vì tội của ông với Bát-sê-ba: “Bấy giờ Đa-vít chờ dậy khỏi đất, tắm mình, xức dầu thơm…” (II Sa-mu-ên 12:20)
b)  Chúa Jesus dạy khi kiêng ăn thì nên xức dầu lến đầu: “Song khi ngươi kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu, và rửa mặt, hầu cho người ta không xem thấy ngươi đang kiêng ăn”  (Ma-thi-ơ 6:17,18)
c) Xức dầu với mục đích rịt các vết thương, cho êm các vết thương:
“Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng có chổ nào lành: rặt những vết thương…cũng chưa bôi dầu cho êm”  (Ê-sai 1:6)
Trong câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành, người nầy lấy dầu xức chổ bị thương của người bị cướp đánh: “Song có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần người đó, ngó thấy thì động lòng thương, bèn áp lại, lấy dầu và rượu xức chổ bị thương.”  (Lu-ca 10:33,34)
d) Dầu còn được dùng để xức xác: Chúa Jesus cho biết hành động xức dầu của Ma-ri cho Ngài như là sự xức xác của Ngài: “Người (Ma-ri) đã làm điều mình có thể làm được, đã xức xác ta trước để chôn.”  (Mác 14:8)
Sau khi Chúa Jesus chết, các phụ nữ mua sắm thuốc thơm để xức xác của Ngài: “Ngày Sa-bát qua rồi, Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-ri mẹ Gia-cơ, cùng Sa-lô-mê mua thuốc thơm đặng đi xức xác Chúa Jesus.”  (Mác 16:1)
2/  Xức dầu cho một chức vụ đặc biệt.
Ngoài việc xức dầu theo phong tục nêu trên, trong thời Cựu Ước, sự xức dầu còn được xem là một nghi thức quan trọng nhằm để xác chứng rằng: người đó được Đức Chúa Trời chỉ định để thi hành một công tác đặc biệt.
Sự xức dầu nầy mang hai ý nghĩa: a. Người đó được Đức Chúa Trời chỉ định;  
                                                                b. Và có được thẩm quyền để thi hành chức vụ
Có ba chức vụ được Đức Chúa Trời chỉ định phải xức dầu để thi hành: a) Xức dầu để làm vua; b) Xức dầu để làm tế lễ; c) Xức dầu để làm tiên tri

a) Xức dầu để làm vua:
Sa-mu-ên xức dầu cho Sau-lơ, Đa-vít để làm vua Y-sơ-ra-ên:
“Sa-mu-ên lấy một ve nhỏ đựng dầu, đổ trên đầu Sau-lơ, hôn người mà nói rằng: Nầy Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ngươi làm vua của cơ nghiệp Ngài.”  (I Sa-mu-ên 10:1)
“Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Ấy là nó (Đa-vít); hãy đứng dậy xức dầu cho nó. Sa-mu-ên lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người.” (I Sa-mu-ên 16:12,13)
Thầy tế lễ Xa-đốc xức dầu cho sa-lô-môn: “Thầy tế lễ Xa-đốc lấy cái sừng dầu trong đền tạm, và xức cho Sa-lô-môn. Người ta thổi kèn, cả dân sự đều hô lên rằng: Vua Sa-lô-môn vạn tuế.” (I Các Vua 1:39)
Vua được xức dầu để thi hành công việc lãnh đạo, chăn dắt người dân.
b) Xức dầu để làm tế lễ:
Đức Chúa Trời sai Môi-se xức dầu cho A-rôn và các con trai của A-rôn để thi hành chức tế lễ trong đền thờ:  “Hãy dẫn các con trai người đến gần, rồi mặc áo lá cho họ; xức dầu cho như ngươi đã xức cho cha họ, thì họ sẽ làm chức tế lễ trước mặt ta. Sự xức dầu sẽ phong cho họ chức tế lễ mãi mãi trải qua các đời.”  (Xuất-ê-díp-tô Ký 40:13-15)
Thầy tế lễ được xức dầu để thi hành công tác đại diện hay thay mặt cho người dân để tiếp xúc với Đức Chúa Trời (cầu thay, dâng tế lễ v.v…)
c) Xức dầu để làm tiên tri:
Đức Chúa Trời truyền lệnh cho Ê-li xức dầu cho Ê-li-sê để làm tiên tri thế cho Ê-li: “Ngươi sẽ xức dầu cho Ê-li-sê, con trai Sa-phát, ở A-bên-Mê-hô-la, làm tiên tri thế cho ngươi.”    (I Các Vua 19:16b)
Tiên tri được xức dầu để thi hành công việc Chúa là công bố Lời của Đức Chúa Trời. Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời dùng các tiên tri cảnh cáo tội lỗi của các vua và của dân Y-sơ-ra-ên, kêu gọi họ ăn năn. Tiên tri còn tuyên bố những điều Đức Chúa Trời sẽ thi hành trong tương lai.
Chức vụ Tiên tri của Đức Chúa Trời rất quan trọng, Ngài còn căn dặn rằng:  “Đừng đụng đến kẻ chịu xức dầu của ta, chớ làm hại các đấng tiên tri ta.”  (Thi Thiên 105:15)
Trong cả ba trường hợp nêu trên, người được Đức Chúa Trời chọn lựa được xức bằng dầu lấy ra từ cái ve hay cái sừng đựng dầu. Dầu làm hình bóng chỉ về Thần của Đức Giê-hô-va (Đức Thánh Linh). Sau nghi thức xức dầu, người được xức dầu được Đức Thánh Linh cảm động, hướng dẫn để thi hành công tác Chúa giao, nếu không có Thần của Chúa hướng dẫn, con người không thể hoàn thành các công việc Chúa chỉ định: “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.” (Xa-cha-ri 4:8)
3. Đức Chúa Jesus Christ: Đấng chịu xức dầu.
“Christ” có nguồn gốc từ tiếng Hy-lạp là “chrio” (động từ) và “christos”, có nghĩa là “được xức dầu”. Từ tương đương trong tiếng Hê-bơ-rơ là “masiah”, Kinh Thánh Anh ngữdùng “messiah”, Kinh Thánh Việt ngữ phiên âm thành “mê-si”.
Chúa Jesus Christ là Đấng được xức dầu, nhưng không bởi một người nào xức cho Ngài, bèn là bởi chính Cha Ngài, và loại dầu mà Đức Chúa Trời xức cho Ngài không phải bởi tay con người làm ra, nhưng dầu đó là Đức Thánh Linh:
Thể nào Đức Chúa Trời đã xức cho Đức Chúa Jesus ở Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh, rồi Ngài đi từ nơi nọ qua chổ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp; vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài.”  (CVCSĐ 10:38)
 Chúa Jesus cũng đã xác nhận chính Ngài được xức dầu bằng Đức Thánh Linh: “Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Chúa Jesus cũng đã xác nhận chính Ngài được xức dầu bằng Đức Thánh Linh: “Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta dể rao cho kẻ bị cầm được tha; kẻ mù được sáng: kẻ bị hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa.”   (Lu-ca 4:18,19)
Chúng ta thấy rõ đời sống của Chúa Jesus là đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh: “Đức Chúa Jesus đầy dẫy Đức Thánh Linh, ở bờ sông Giô-đanh về, thì được Đức Thánh Linh đưa đến trong đồng vắng”  (Lu-ca 4:1). 
“Đức Chúa Jesus được quyền phép Đức Thánh Linh, trở về xứ Ga-li-lê, và danh tiếng Ngài đồn khắp các xứ chung quanh.”  (Lu-ca 4:14).
Như chúng ta đã biết, sự xức dầu được áp dụng để thực hiện ba chức vụ: chức tiên tri, chức tế lễ, và chức vua, Chúa Jesus là Đấng Chịu Xức Dầu, Ngài cũng thi hành trọn vẹn ba chức vụ đó: 1/ Khi còn trên đất, Chúa thi hành chức vụ tiên tri (Giăng 6:14), chúng thấy rõ qua những lời giảng dạy đầy uy quyền của Ngài được ký thuật trong các sách Phúc Âm; 2/ hiện nay, Ngài ngự bên hữu Đức Chúa Trời cầu thay cho chúng ta, Ngài đang thi hành chức tế lễ (Hê-bơ-rơ 7:25-27); 3/ và sau nầy, Chúa sẽ trở lại trần gian nầy với tư cách của vị vua để thiết lập vương quốc ngàn năm, lúc ấy Ngài sẽ thi hành chức vua (Khải Huyền 19:11,16).
4. Nghi thức xức dầu trong Cựu Ước làm hình bóng về sự xức dầu trong thời đại Hội Thánh.
Trước hết, Đức Chúa Trời quy định loại dầu để xức là loại dầu chế từ các hương liệu đặc biệt do Ngài chỉ định (Xuất Ê-díp-tô Ký 30:22-25):
“Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng: Hãy góp các hương liệu tốt nhất: một dược nước năm trăm siếc-lơ; hương nhục quế phân nửa số đó, tức là hai trăm rưỡi; hương xương bồ hai trăm rưỡi; quế bì năm trăm, đều theo siếc-lơ nơi thánh, và một hin dầu ô -li-ve.  Ngươi hãy lấy các hương liệu đó theo phép hòa hương, chế ra một thứ dầu thơm dùng làm dầu xức thánh.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 30:22-25)
“Lại hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: về phần ta, dầu nầy sẽ là dầu xức thánh trải qua mọi đời các ngươi.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 30:31)
Không phải bất cứ loại dầu nào cũng dùng được cho sự xức dầu, chỉ có dầu THẬT, là DẦU THÁNH, do Đức Chúa Trời chỉ định, “dầu xức thánh” nầy làm hình bóng về Đức Thánh Linh trong thời Tân Ước, tất cả con cái Chúa đều được xức dầu bằng Đức Thánh Linh: “Nhưng các con đã được xức dầu bởi Đấng Thánh (Holy One), và tất cả các con đều có sự hiểu biết.”  (I Giăng 2:20).
 Xin lưu ý, sứ đồ Giăng viết thư nầy là viết cho tất cả các con cái Chúa, ông kể họ là những người đã được xức dầu, chứ ông không viết riêng cho một người lãnh đạo nào trong Hội Thánh.
Kế đó, Đức Chúa Trời truyền lệnh dùng dầu thánh xức trên: Hội mạc, các vật dụng trong đền thờ, các con trai của A-rôn (thầy tế lễ) và A-rôn (thầy tế lễ thượng phẩm): .” (Xuất Ê-díp-tô Ký 30: 26-30)
“Đoạn, lấy xức cho hội mạc cùng hòm bảng chứng, bàn thờ cùng các đồ phụ tùng, chân đèn cùng các đồ phụ tùng, bàn thờ xông hương, bàn thờ của lễ thiêu cùng các đồ phụ tùng, cái thùng và chân thùng. Ấy vậy, ngươi sẽ biệt các vật nầy riêng ra thánh, hầu cho làm rất thánh, hễ món chi đụng đến, đều sẽ được nên thánh. Ngươi cũng hãy xức dầu cho A-rôn cùng các con trai người, biệt họ riêng ra thánh, để làm chức tế lễ trước mặt ta.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 30: 26-30)
Các vật dụng trong đền thờ là những vật dụng bình thường, tuy nhiên, sau khi được xức dầu thánh, các vật dụng ấy được biệt riêng ra thánh (sanctified) cho mục đích phục vụ trong đền thờ. A-rôn và các con trai ông cũng được xức dầu để biệt riêng ra thánh để phục vụ Đức Chúa Trời. Cũng vậy, tất cả tín đồ của Chúa Jesus, kể cả các người lãnh đạo trong Hội Thánh đều được xức dầu để biệt riêng ra phục vụ Đức Chúa Trời, không có sự phân biệt nào!
5. Sự xức dầu trong thời đại Hội Thánh.
Chúng ta thấy trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời chỉ định đặc biệt một vài các nhân nào đó rồi xức dầu cho chọ để họ thi hành công tác Ngài giao. Tuy nhiên, trong thời đại Hội Thánh ngày nay, không còn nghi thức xức dầu cho những người đặc biệt để thi hành công tác Chúa giao như trong thời Cựu Ước, nhưng tất cả mọi người tin nhận Chúa Jesus, họ được nhận lãnh Đức Thánh Linh và chính Đức Thánh Linh ban các ân tứ cho họ để hầu việc Ngài và gây dựng Hội Thánh. Chúng ta tìm đọc các câu Kinh Thánh sau đây để thấy điều Chúa làm cho Hội thánh thời đại ngày nay
“Nhưng các con đã được xức dầu bởi Đấng Thánh, và tất cả các con đều có sự hiểu biết.”  (I Giăng 2:20)
“Chính Đức Chúa Trời, Đấng đã làm cho cả chúng tôi và anh em vững vàng trong Đấng Christ, đã xức dầu cho chúng tôi. Ngài cũng đã đóng ấn Ngài trên chúng ta, và ban Đức Thánh Linh của Ngài vào lòng chúng ta để làm bảo chứng.” (I Cô-rinh-tô 1:21,22)
 “Có nhiều ân tứ khác nhau nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Sự thể hiện của Đức Thánh Linh được ban cho mỗi người là vì lợi ích chung. Người nầy được Đức Thánh Linh ban cho lời nói khôn ngoan; do cùng một Đức Thánh Linh, người khác nhận được lời nói tri thức. Cùng một Đức Thánh Linh ban cho người nầy … Tất cả những điều nầy là công việc của cùng một Thánh Linh, Ngài ban phát ân tứ cho từng người tùy theo ý Ngài.”  (I Cô-rinh-tô 12:4-11)
Như vậy, khi một con cái Chúa được Chúa giao cho một công tác nào đó, và người đó đang thi hành công tác đó (bởi ân tứ Đức Thánh Linh ban cho), chúng ta biết đó là người được xức dầu: “Mỗi người hãy dùng ân tứ mình đã nhận mà phục vụ nhau, như người quản lý trung tín khéo sử dụng ân điển của Đức Chúa Trời nhiều cách khác nhau.” (I Phi-e-rơ 4:10).
Ngày nay, nhiều tín hữu hiểu không đúng ý nghĩa của “sự xức dầu”, nên thường gán cho những người giữ chức vụ “mục sư” là những người “được xức dầu”. Nhận xét như vậy có đúng không? Xin trả lời: Đúng một phần và Sai một phần:
Đúng: Nếu họ là những người được Chúa kêu gọi vào chức vụ chăn bầy (pastor), vì đây là một trong nhiều ân tứ Đức Thánh Linh ban cho để gây dựng Hội Thánh: “Chính Ngài đã ban cho một số người làm sứ đồ (apostle), một số làm tiên tri (prophet), người khác làm thầy giảng Tin lành (evangelist), người khác làm mục sư (pastor) và giáo sư (teacher)” (Ê-phê-sô 4:11)
Sai: Nếu cho rằng chỉ có mục sư mới là người được xức dầu, còn tín đồ thì không phải là người được xức dầu.
CHÚNG TA PHẢI HIỂU RẰNG:

Nếu Chúa xức dầu cho những người làm mục sư, thì Chúa cũng xức dầu cho tất cả những tín đồ đang dâng thì giờ, đời sống mình để hầu việc Chúa qua nhiều công tác khác nhau, bởi nhiều ân tứ khác nhau mà Đức Thánh Linh ban cho mỗi người. Không có chổ nào trong Tân Ước nói chỉ có mục sư là những người được xức dầu, còn những tín hữu không phải là người được xức dầu.

Thưa quý vị, khi một người đã tin nhận Chúa Giê-xu thì cuộc đời người ấy đã được thay đổi và có Thánh Linh của Chúa hướng dẫn mọi sự, trong tư tưởng và moị quyết định của mình. Xin hãy sống chân thật và tuân theo lời Chúa dạy để không buồn lòng Chúa Thánh Linh và Ngài sẽ ở mãi để khai tâm mở trí cho ta hiểu rõ thêm, hãy để Chúa chiếm ngự khiến đức tin đặt vào Chúa mãnh liệt hơn.
Trong trần gian bao giờ cũng có những thế lực lôi kéo, dụ hoặc người tin Chúa xa cách Ngài, xin đừng nghe theo bất cứ một lý thuyết nào mới và xa lạ với Kinh Thánh và những gì chúng ta tin nhận nơi Đấng Christ, vì có thể lắm quý vị sẽ bị đưa đi xa khỏi chân lý mà gặt lấy những hậu quả đáng tiếc sau này. Những ai bền lòng sống với Chúa, sẽ được Thánh Linh bảo vệ để biết phân biệt giả thật và nhờ đó mới giữ lòng tin nơi Chúa đến cuối cuộc hành trình minh sống trên đất này.