Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

SUY NGHĨ VỀ CÂU CHÂM NGÔN 3:1

SUY NGHĨ VỀ CÂU CHÂM NGÔN 3:1

NCS TSMV PHẠM NGỌC HUỆ

Tiếng Việt: “Hỡi con, chớ quên sự khuyên dạy ta, lòng con khá giữ các mạng lịnh ta (Châm ngôn 3:1)

Tiếng Anh: “My son, do not forget my teaching, but keep my commands in your heart,”

Tiếng Do Thái:
“,שלי ההוראה את תשכח אל, בני
,שלך בלב שלי הפקודות על לשמור אבל”

So sánh:

Hỡi con, chớ quên sự khuyên dạy ta, lòng con khá giữ các mạng lịnh ta (Châm ngôn 3:1)

Hỡi con: בני. Chớ quên (do not forget): תשכח אל. Tấm lòng của con (your heart): שלך הלב. Mạng lịnh của ta (my commands): שלי פקודות.

. Hỡi con = בני: Gồm chữ bet, nun và yod. Mang ý nghĩa bet là nhà, nun là cá và yod là bàn tay. Người viết hiểu rằng: Người ta sống thì cần có một mái nhà, như câu tục ngữ Việt Nam nói rằng: ‘‘Sống có cái nhà, chết có nấm mồ’’. Con người có đôi bàn tay để lao động ra của cải vật chất để sinh sống. Nun (ב) nghĩa là cá, như là một biểu tượng về thực phẩm cho con người. Tay bắt cá mà sinh sống (bán hay ăn). Bet là bánh, cũng là lương thực, hiện diện trong từ vựng hỡi con, là một từ có nghĩa của sự nuôi dưỡng sự sống cho con người.

Cá được nhắc nhiều lần trong Kinh Thánh, khi Đức Chúa Giê-su bắt đầu chức vụ, Ngài chọn một số môn đệ là những người đánh cá (Ma-thi-ơ 4:18-22). Có lần sau một buổi truyền giảng,  Đức Chúa Giê-su đã làm phép lạ trên năm cái bánh và hai con cá để cung cấp thức ăn cho một đoàn dân đông hơn năm ngàn người (Ma-thi-ơ 13:44-50). Một lần khác, Chúa đã làm phép lạ tương tự như lần trước, hóa bánh và cá làm thức ăn cho cả đoàn dân rất đông khoảng bốn ngàn người nam, chưa tính phụ nữ và trẻ em (Ma-thi-ơ 15:29-39).

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, nét vẽ đơn sơ hình con cá giống như chữ alpha (α), là mẫu tự đầu tiên trong tiếng Hy Lạp.  Kinh Thánh chép về Chúa như sau: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là thứ nhất và là sau chót, là đầu và là rốt.” (Khải Huyền 22:13)

Trong lịch sử Hội Thánh, khoảng ba thế kỷ đầu tiên, Cơ Đốc giáo bị bách hại. Những người tin Chúa không thể công khai bày tỏ đức tin. Theo truyền thuyết, để có thể nhận diện người cùng niềm tin Cơ Đốc nơi công cộng vào thời gian đó, người tin Chúa thường vẽ một vòng cung, giống như hình nửa con cá, trên đất.  Nếu một người lạ vẽ thêm một vòng cung nữa, thành hình một con cá; cả hai nhận ra nhau là người cùng niềm tin nơi Đức Chúa Giê-su.

Hình ảnh cá là một biểu tượng mang tính văn hóa chứ không là biểu tượng tôn giáo của Cơ Đốc Giáo. Tuy nhiên, nếu một người nghe Lời Thiên Chúa, cứ ở trong nhà Ngài thì sẽ được phước hạnh trong Chúa, nên Chúa khuyên và đây cũng là mạng lệnh, “hỡi con!”. Thêm nữa, con người là đối tượng yêu thương của Thiên Chúa, nên Ngài quan tâm kêu gọi mọi người hãy ở trong nhà của Cha để nhận được sự sống đời đời.

. Chớ quên (do not forget) = תשכח אל: Đây là lời dặn dò, cũng mang tính cách là mệnh lệnh, do có cữ “chớ”, “chớ quên”. Có nghĩa, hàm ý răn dạy.

. Tấm lòng của con (your heart) = שלך הלב: Chúng ta phải cầm giữ sự khôn ngoan bằng tấm lòng và thể xác của mình. Khi chúng ta giữ Lời Đức Chúa Trời trong lòng thì tấm lòng của chúng ta sẽ trở thành nguồn của sự sống.

. Mạng lịnh của ta (my commands) = שלי פקודות: Gia-cơ 4:7-8 nói rằng: “Vậy HÃY PHỤC ĐỨC CHÚA TRỜI; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, CÓ AI HAI LÒNG, HÃY LÀM SẠCH LÒNG ĐI.”

Con người đến gần Đức Chúa Trời để Ngài đến gần với họ. Chúng ta không thể phục sự Ngài ở đằng xa, và không biết Ngài. Chúng ta chỉ phục sự Đức Chúa Trời mà chúng ta vâng lời và trao phó chính mình chúng ta cho Ngài. Kinh Thánh cảnh báo ai có hai lòng, thì hãy làm sạch lòng đi, vì không thể vừa thờ phượng ma quỉ, vừa thờ phượng Đức Chúa Trời được.

Châm ngôn 3:1, là Lời của Thiên Chúa phán với con dân Ngài, về việc hãy giữ và chớ quên điều răn của chính Ngài. Những từ ngữ cần lưu ý là: Hỡi con, chớ quên, tấm lòng của con, mạng lịnh của ta.

NCS Tiến Sĩ Mục Vụ PHẠM NGỌC HUỆ


Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

GIÊ-XU CHRIST LÀ VUA TRÊN MUÔN VUA, LÀ CHÚA TRÊN MUÔN CHÚA

GIÊ-XU CHRIST LÀ VUA TRÊN MUÔN VUA, LÀ CHÚA TRÊN MUÔN CHÚA.

 DMIN-02 PHẠM NGỌC HUỆ

Lời Chúa: “1 Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. 2 Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn. 3 Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho. 4 Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được.” (Giăng 15:1-4)

Chúa Giê-xu Christ là Vua trên muôn vua, là Chúa trên muôn Chúa.
         

Lời làm chứng về ơn phước CHÚA đã ban cho trên đời sống tôi. Tôi sinh tại Sài Gòn, đến khi học lớp nhì là tôi theo gia đình về Tây Ninh để sống và tiếp tục học. Tây Ninh là “thủ phủ” Đạo Cao Đài thờ đa thần, gia đình tôi theo đạo Cao Đài, tôi cũng thế. Biến cố năm 1975 tôi đang học năm thứ nhất Đại Học Luật, đành phải nghỉ học và lập gia đình theo ý của má tôi. Sống 9 năm có ba đứa con, không thể kéo dài tình trạng của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc với một người (khó nói), sau ly hôn năm 1985 một mình tôi nuôi ba đứa con mà không có sự hậu thuẩn nào vì gia đình mẹ tôi đã lâm vào hoàn cảnh thất bại.

Khi đó tôi chưa có Chúa, trong quá trình nuôi con thật sự tôi gặp rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống, gian nan muôn phần, lặn lội xa xôi để kiếm sống, nuôi con. Tôi buôn bán đến tận Cam-pu-chia, nhưng tôi luôn cảm nhận có một quyền năng tối thượng luôn chăm sóc tôi (sau nầy tôi mới biết đó là Chúa đã chọn, ngài ban ơn, gìn giữ từ khi tôi chưa biết Chúa). Nếu không có ơn gìn giữ nầy có lẽ tôi đã làm thầy bói là bán linh hồn cho thế giới mờ tối mất rồi.

Ơn Chúa ban cho thì rất nhiều, tôi xin kể chuyện nầy để thêm lần nữa tôi lớn tiếng cảm tạ Chúa, ca ngợi Danh Cha vì dưới trời nầy ma quỉ chỉ sợ mỗi mình Chúa mà thôi, “vì ai kêu cầu Danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rô 10: 13), thật sự lúc đó tôi chưa nghe ai nói về Chúa thì làm sao biết mà kêu cầu! Nhưng tôi hay khẩn cầu Ông Trời. Số là vì tôi buôn bán ở xứ Cam-bốt nên tôi cũng bắt chước người ta – gọi là chuộc bùa mua bán – tôi đeo cà-tha là bùa của Miên, của Lèo. Tôi đâu có biết đó là tự mình trói buộc mình với ma quỉ. Tôi chỉ nghe người ta nói có bùa để hộ thân cho người khác khỏi phá mình, để mua may bán đắt. Nếu khi không dùng nữa thì chỉ việc đốt và khấn kêu nó trở về thầy nó là binh sẽ đi. Nhưng thực tế nó không đi khỏi tôi mà nó đi theo tôi, không thấy phò trợ giúp đỡ gì cả mà thấy toàn là chuyện xui xẻo, buồn bã xảy ra liên tục, sự bất an trong linh hồn… cứ đeo đẳng lấy tôi.

Thời gian trôi qua tôi cũng chưa biết Chúa, con tôi dần lớn lên, sự khó khăn của tôi cũng ngày càng lớn, nhưng có một điều tôi hay cảm tạ ơn Đấng nào cao nhất đã gìn giữ vì chúng nó rất ngoan, khiến tôi không có sự buồn phiền vì con. Vì nếu một mình tôi gánh vác gia đình mà phải thêm nổi buồn do con cái gây nên chắc tôi nào chịu xiết! Kể từ khi có Chúa, LỜI CHÚA  cho tôi biết rằng: Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được (I Cô 10:13). Thật sự, sự cám dỗ ở đây rất lớn vì nếu không biết trọng nhân phẩm có lẽ khi đi buôn chắc tôi cũng không từ việc gì, có lẽ sẽ mua bán tất cả miễn là có tiền. Nhưng lương tâm lên tiếng là phải biết chọn lựa công việc mình làm, tôi rất cám ơn Ngài đã chọn lựa tôi và gìn giữ tôi từ khi tôi chưa biết Ngài.

         
Sau đó tôi không đi bán ở Cam-bốt nữa, tôi về lại Việt Nam, tôi vẫn biết ma quỉ đã đeo lấy tôi, tôi dùng đủ mọi cách để đuổi nó ra nhưng không được, thậm chí nó muốn tôi làm thầy bói dưới chiêu bài ma mị là cứu nhân độ thế  (nghe qua như là việc làm cao cả lắm vậy). Tôi đi thầy bùa cao tay ấn để trục nó ra, nhưng không được. Tôi đi cầu Phật không biết bao nhiêu lần, bao nhiêu chùa cũng không được, ma quỉ vẫn “nhập” vào tôi và nói những điều không phải là chính tôi nói.

          Cho đến một ngày đi tìm trường cho con gái tôi học tiếng Anh, thì tôi gặp điều lớn nhất: GẶP ĐƯỢC CHÚA. Vì hiệu trưởng trường là Mục Sư. Tôi được giới thiệu về Chúa – Tôi tin nhận Ngài, tôi trở thành Cơ Đốc nhân. Theo chúa khoảng một năm, hai điều ơn phước không sao kể xiết là tôi biết cầu nguyện với Chúa nhiều hơn nữa, CHÚA đã dùng một vị Giáo Sĩ người Na-uy Chúa cảm động ông cầu nguyện đặc biệt cho tôi và quyền năng đuổi quỉ của Chúa khiến những người bạn chứng kiến thêm lòng kính phục Chúa hơn nữa vì Ngài cho thấy rằng qua những con người biết dốc đỗ lòng mình cầu nguyện cùng Chúa thì nhân Danh Chúa đuổi quỉ, quỉ sẽ đi. Tạ ơn Chúa, qua lần đốc đỗ cầu nguyện của các quí tôi con Chúa, tà linh đã không còn bám riết lấy tôi nữa. Ma quỉ đã bị phục dưới Chúa Giê-xu, là Vua trên muôn vua, Chúa Giê-xu là Chúa trên muôn Chúa, đó là Chúa Giê-xu Christ.  

Và một việc khác nữa tôi cứ ngợi khen Chúa mãi và luôn luôn cảm ơn ngài vì nếu không có Chúa chắc chắn tôi không dám nghĩ đến việc giải phẩu để trị bnh. Ngài biết lòng tôi nên đã ban cho tôi sự bình an thanh thản. Tôi trị bịnh và nay đã lành lúc y tá đẩy băng-ca vào phòng mỗ, tôi nhắm mắt cầu nguyện vừa qua cửa phòng mổ tôi thấy có đoàn người đông lắm cùng đi vào phòng mổ với tôi và nhanh chớp nhoáng một người mặc y phục toàn trắng từ giữa đoàn người đông trùng trùng đó đến băng-ca đưa hai tay bồng tôi lên. Ý thức ngay người đó là Chúa tôi càng an tâm và yêu mến Ngài vô vàn. Trong cơn nguy hiểm Ngài đã cho tôi thấy rằng Ngài bồng bế tôi trong tay “Giải phẩu căn bệnh này là vô cùng nguy hiễm, bác sĩ bảo: “Trước lúc mỗ thì còn đi được, nhưng sau ca giải phẩu có đi được nữa hay không thì bác sĩ cũng … không lường trước được!” Sau ca giải phẩu tôi bình phục rất nhanh. Qua thời gian theo dõi bác sĩ bảo: “Ca nầy thành công rất cao” AMEN! Cảm tạ ơn Chúa, Lời Chúa: “… hãy nghe Ta, Ta đã gánh vác các ngươi từ lúc mới sanh, bồng ẵm các ngươi từ trong lòng mẹ. Cho đến chừng các ngươi già cả, đầu râu tóc bạc, Ta cũng sẽ bồng ẵm các ngươi. Ta đã làm ra, thì sẽ còn gánh vác các ngươi nữa. Ta sẽ bồng ẵm và giải cứu các ngươi (Ê-sai 46: 3b – 4)

         
Nhờ ơn Chúa, Đức Thánh Linh dứt dấy lòng tôi luôn nên tôi cứ tìm mãi LỜI CHÚA mà học. Thế là đời sống được thánh hóa dần, thuộc linh dần trưởng thành. Với tình yêu ban cho thật cụ thể của Chúa tôi cảm nhận được rằng ngài cứu tôi để tôi trở thành ống dẫn phước chứ không để hưởng phước một cách ích kỷ. Sức khỏe nầy cũng do Chúa ban, sự bình yên hiện tại về mặt con cái của tôi cũng do Ngài quan phòng gìn giữ ban cho. Lòng tôi thôi thúc thi hành Đại Mạng Lịnh của chúa nhưng trước khi vào đồng lúa nếu không biết cách trồng, chăm sóc, gặt hái, cách gom lúa, bảo quản, tồn trữ mà làm theo kiểu tay ngang chắc sẽ bị vung phí mất không ít nên tôi phải học, tôi cần phải học nhiều điều nữa. Tôi học chương trình Cử Nhân Thần Học, Cao học của Viện UUC (tên cũ UCC), đồng thời tôi học nhiều chương trình được mở trong Hội Thánh hay của Tổng Liên Hội mở ra như THÁNH KINH Căn Bản, chương trình huấn luyện EE, Cuộc Đời Chúa Cứu Thế … Giờ thì đang học Phân Khoa Tiến Sĩ Mục Vụ tại Viện V.B.I (https://www.thevbi.net/) (https://www.thevbi.net/gi-o-s---o-n).

          Tôi đã, đang và sẽ mãi mãi là con cái của Chúa, tôi hầu việc Ngài qua công việc trong ban truyền giáo của Hội Thánh, làm Giáo Sư dạy Kinh Thánh. Thời gian trước, tôi được sai phái ra đi để mở Hội Thánh mới cho Ngài (nay thì đã làm công tác khác). Tôi ao ước được học thêm nữa và dùng sở học của mình để hầu việc Chúa cách hiệu quả hơn. Tôi vẫn đeo mang trong lòng câu Kinh Thánh: “Hãy về nhà ngươi, nơi bạn hữu ngươi mà thuật lại cho họ điều lớn lao thể nào Chúa đã làm cho ngươi, và Ngài đã thương xót ngươi cách nào” (Mác 5: 19).          
                             
                           DMIN-02 PHẠM NGỌC HUỆ

Liên hệ: tinlanhvaxahoi@gmail.com
                                            







Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

TÂM VẤN CƠ ĐỐC

TÂM VẤN CƠ ĐỐC
NHỮNG SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CHA MẸ KHI CON CÒN THƠ ẤU.
DMIN-02 PHẠM NGỌC HUỆ
THÁNH KINH VIỆN VIỆT NAM
https://www.thevbi.net/gi-o-s---o-n

DẪN NHẬP
Trẻ con như măng non mới mọc, tục ngữ Việt Nam có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”, chính vì thế mà kinh nghiệm của người đi trước cho rằng: “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh” cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục con trẻ khi chúng còn ấu thơ. Dạy dỗ con cái là nhiệm vụ cá nhân, của gia đình, chểnh mảng dạy dỗ con cái còn tệ hại hơn là việc đối xử tàn bạo với chúng. Cha mẹ dạy dỗ con cái là một bổn phận tự nhiên: Ai là người xứng đáng để lo lắng cho sự an vui của con cái bằng những người đã sanh ra chúng? Cha mẹ không thể giao phó con cái của mình cho các giáo viên trường học cũng như trường Chúa Nhật. Những người ấy có thể dạy dỗ về những kỹ năng, kỹ thuật làm việc, tạo dựng tương lai để tìm của cải vật chất duy trì sự sống và phần nào ảnh hưởng về tâm linh, chứ không thể thay cha mẹ nhận trách nhiệm thiêng liêng liên đới đến cuối cuộc đời như người sinh ra chúng. Ðạo đức gia đình rất cần thiết cho dân tộc, cho chính gia đình, và cho Hội Thánh của Ðức Chúa Trời.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”. Kinh Thánh: “Chớ tha sửa phạt trẻ thơ; dầu đánh nó bằng roi vọt, nó chẳng chết đâu. Khi đánh nó bằng roi vọt, ắt giải cứu linh hồn nó khỏi âm phủ”[1]. Dạy dỗ chúng bởi vì: “Sự ngu dạy vốn buộc vào lòng con trẻ; song roi răn phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó”[2]. Nhằm mục đích: “Dạy cho con trẻ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó”[3].
Trong dân gian Việt Nam, trong Kinh Thánh đều đề cập đến vấn đề kỷ luật trong việc dạy dỗ con cái, bởi vì con cái không có kỷ luật thường xuyên, lớn lên chúng sẽ bất trị, không tôn trọng luật pháp quốc gia, không tôn trọng nhà cầm quyền và hậu quả không thể nào lường trước được và hơn thế nữa chúng chẳng biết Đấng Chí Tôn tạo ra chúng để chúng tôn thờ, vâng phục sống theo chân lý đúng nghĩa chân lý của lẽ thật. Và chính Đức Chúa Trời cũng dùng kỷ luật để dạy dỗ người đã lớn, Ngài dẫn dắt họ vào đường ngay nẻo chánh, khuyên con người ăn năn khi làm những việc sai trái: “Vì điều răn là một cái đèn, luật pháp là ánh sáng và sự quở trách khuyên dạy là con đường sự sống”[4]. “Kẻ ngu dại khinh sự khuyên dạy của cha mình, còn ai giữ theo lời quở trách trở nên khôn khéo”[5]. “Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao”[6]. Kinh Thánh, Hê-bơ-rơ 12: 9 cho thấy con người có phần xác và phần hồn.
Phúc âm Lu-ca 2: 52 có chép: “Đức Chúa Jêsus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.” Ngài lớn lên khôn ngoan nghĩa là có trí thức; thân hình Ngài càng lớn thể hiện một thân thể khỏe mạnh; Ngài sống đẹp lòng Đức Chúa Trời đó là tâm linh; Ngài sống đẹp lòng mọi người nói lên sự tương giao thuận hòa, Ngài trọn vẹn trong mọi sự. Đây là tấm gương tốt cho con người noi theo để răn mình và dạy dỗ con cái. Trong Kinh Thánh và trong dân gian Việt Nam đều đề cập đến việc cha mẹ sửa trị, kỷ luật con cái chứng tỏ trong cuộc nuôi dạy con cái có nhiều vấn đề dẫn đến nan đề, vì con trẻ chưa ý thức được điều tốt điều xấu nên cần có sự uốn nắn của cha mẹ để chúng hiểu thế nào là đúng. Muốn cuộc sống đẹp hơn, trước khi làm cha mẹ thì cũng cần học cách làm cha mẹ, đây là một quá trình cần nhiều thời gian và nhiều sự thông hiểu, kinh nghiệm, niềm vui, nước mắt, sự kiên nhẫn bởi tình thương mà làm nên. Trẻ con cần biết rằng cha mẹ luôn yêu chúng, ở cạnh chúng. Và chúng cần biết rằng Chúa yêu chúng và luôn sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi cho chúng. Với nền tảng tình thương từ gia đình, sự vững tin nơi tình thương của Chúa  trẻ con sẽ trở nên mạnh mẽ để đương đầu với nhiều điều trong cuộc sống phức tạp của xã hội ngày nay. “Nguyện các con trai chúng tôi giống như cây đương mọc lên mạnh mẽ; Nguyện các con gái chúng tôi như đá góc nhà, Chạm theo lối kiểu của đền.”[7]

“Nhà tâm lý danh tiếng của Mỹ JB Watson từng tuyên bố: Hãy mang đến cho tôi chục đứa trẻ khỏe mạnh... tôi cam đoan với bất cứ đứa nào tôi cũng thành công trong việc giáo dục biến nó thành một chuyên viên theo ý muốn: y sĩ, luật gia, nghệ sĩ, thương gia hoặc thành một kẻ ăn mày hay một tên trộm cướp, cho dù tài năng, năng khiếu thiên hướng hay chủng tộc của đứa bé đó như thế nào”[8]
Quan niệm trên cũng chưa đúng hẳn vì bỏ qua yếu tố di truyền, tuy nhiên có ưu điểm là làm nổi bật lên tầm quan trọng của giáo dục như người xưa đã nói: “Dạy con từ thở còn thơ”. Một đứa trẻ từ lúc mới sinh đến tuổi trưởng thành trải qua nhiều giai đoạn: Ấu nhi, thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên. Để hình thành nên nhân cách, theo Sigmund Freud:
“Cấu trúc nhân cách gồm có 3 cấu thành, đó là cái Nó (Id), cái tôi (Ego) và cái Siêu tôi (Super Ego). Các cấu trúc này được hình thành và phát triển dần tới khi con người được 5 tuổi. Cả ba cấu thành trên được tập hợp trong một con người và chúng quy định ảnh hưởng lẫn nhau. Cái nó hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc thực tiễn và cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt. Sự mâu thuẫn tồn tại giữa cái Nó và cái Siêu tôi dễ làm con người rơi vào tình trạng căng thẳng. Để giúp cho con người có thể thoát khỏi tình trạng này, S.Freud cho rằng cần có những ‘cơ chế tự vệ’[9] để bảo đảm tạo ra sự cân bằng trong tâm lý của con người.”[10]
Các cuốn sách giáo khoa về tâm lý học hầu như chẳng bao giờ nhận ra những điều cơ bản về thuộc linh trong sự phát triển của trẻ, thế nhưng điều này là quan trọng đối với những người Cơ đốc. Thi-thiên 78:1-8 nhấn mạnh rằng nên hướng dẫn thuộc linh cho trẻ, vì thế chúng sẽ đặt đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời, chúng nhớ đến sự thành tín của Ngài, và không trở nên ương ngạnh, cứng đầu, hoặc chống nghịch.[11]
Trẻ tăng trưởng về những phương diện nào? (Lu-ca 2: 52 ký thuật về sự tăng trưởng của cậu bé Jésus như sau: “Đức Chúa Jésus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”. Cho thấy bốn phương diện tăng trưởng của trẻ như sau:
                        a/ Tăng trưởng về khôn ngoan (Đức Chúa Jésus khôn ngoan càng thêm): Đây là sự tăng trưởng về mặt trí tuệ, hiểu biết thế giới chung quanh, điều sai điều đúng…
                        b/ Tăng trưởng về thể chất (Đức Chúa Jésus… thân hình càng lớn): Đây là sự tăng trưởng về thể chất, hài hòa về các hoạt động của thân thể (tay chân, các chi thể khác) ngày càng khéo léo hơn, phối hợp đồng bộ, sức khỏe ngày càng mạnh mẽ.
                        c/ Tăng trưởng trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời (Đức Chúa Jésus… càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời): Đây là sự tăng trưởng về mặt tâm linh. Trẻ biết có Đức Chúa Trời và em có liên hệ với Ngài, biết cách sống để làm vui lòng Ngài.
                        d/ Tăng trưởng trong mối liên hệ với con người (Đức Chúa … đẹp lòng… người ta): Đây là sự tăng trưởng về mặt xã hội, tức là trẻ biết sống, giao tiếp với người xung quanh. Dần dần em có nhận thức sống không chỉ là thỏa mãn riêng bản thân mình mà còn quan tâm đến cha mẹ, thầy cô, bạn bè, không xem mình là trung tâm, mà biết sống cho vui lòng người khác nữa.
Sự tăng trưởng được nêu phần trên là đối với trẻ bình thường, tuy nhiên cũng có một số trẻ cá biệt, bị bệnh tật kéo dài phải nằm viện, giải phẫu điều trị lâu ngày có thể làm trẻ hoang mang và rối loạn. Những người khuyết tật, chậm phát triển, hoặc những trẻ em có những phát triển đặc biệt có những nhu cầu khác với những đứa trẻ cùng trang lứa với chúng, tất cả các nhu cầu đều quan trọng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là nhu cầu về tình yêu thương và tất cả mọi người đều cần và mong muốn được yêu thương. Nhiều sự rối loạn phụ thuộc vào tính chất của bệnh, các hệ thống và bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Có thể chia ra hai trường hợp:
* Chậm phát triển trí tuệ: Ám chỉ đến chức năng hiểu biết dưới trung bình, hội chứng đao (Down). Trẻ sống trong những môi trường nghèo nàn nơi có quá ít sự kích thích sự phát triển não khiến chức năng trí tuệ không được phát huy. Cũng có thể do di truyền hay căn bệnh xảy ra khi sinh (sinh mổ)… Những sự ảnh hưởng về thể chất này thường tạo ra những điều kiện trí tuệ không thể thay đổi được mà những người tư vấn khó có thể đánh giá được. Cha mẹ của chúng cần giúp đỡ để đối diện với thực tế về tình trạng chậm phát triển của con mình. Người tư vấn có thể đem lại sự khuyến khích, những thông tin chính xác cho bố mẹ trẻ.
* Mất tập trung và mất trật tự (Attention Deficit Disorders - ADD). Những vấn đề mất khả năng để tập trung, thiếu nhẫn nại, mất khả năng để thư giãn, quá hiếu động, làm rối loạn, khó khăn trong việc kết thân với những đứa bạn đồng trang lứa, các sự rối loạn về giấc ngủ, sự lo lắng... Các triệu chứng như trên ảnh hưởng lớn đến sự học tập ở bậc tiêu học và  thường tồn tại và ảnh hưởng suốt cuộc đời. Về mặt di truyền một học thuyết nói rằng ADD đến từ sự thiếu hụt về hóa chất trong não.
Đầu tiên, là môi trường gia đình, có tác động lớn đến sự phát triển thể chất và hình thành tư cách của trẻ. Thứ hai, có nhiều lúc khi các vấn đề xuất hiện mặc dầu cha mẹ chúng không có lỗi. Nhiều bậc cha mẹ tự trách chính mình khi con của họ chống nghịch hoặc làm sai, thế nhưng thỉnh thoảng các vấn đề xảy ra với những nguyên nhân khác như những đứa bạn đồng trang lứa có thể rất ảnh hưởng đến việc hướng dẫn chệch hướng cho trẻ, và thỉnh thoảng sự chống nghịch của trẻ là những nổ lực khẳng định sự độc lập của chúng.
                        Trẻ có chung nhau đặc điểm nào không?
Ông J. Irvin Overholtzer, người thành lập Hội Ái Hữu Truyền Giáo Tin Lành cho thiếu nhi, cho thấy thiếu nhi có những đặc điểm chung như sau[12]:
a. Tất cả các em đều có linh hồn bất diệt.
b. Tất cả các em đều là tội nhân.
c. Tất cả các em đều có thể khuyên dạy được, và nếu có tâm lý bình thường thì các em rất thích học hỏi những điều mới mẻ.
d. Các em thường có trí nhớ tốt
đ. Ngoại trù khi hư hỏng, còn thông thường thì thiếu nhi luôn muốn sống cao thượng, làm điều đúng.
e. Các em thực lòng tin Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời và sẳn sàng tôn kính.
g. Các em tôn trọng sự cầu nguyện và sẵn lòng học cách cầu nguyện.
h. Các em muốn vượt trổi hơn các bạn đồng trang lứa và thường hưởng ứng những cuộc tranh đua mang tính giao hữu.
i. Dễ nắn đúc ý niệm về điều phải và điều quấy với các em.
k. Có thể thu hút sự chú ý của các em vào bài học bằng các minh họa khi giảng bài.
l. Các em thích ca hát, luôn cả đập bàn ghế khi hát.
m. Dễ khơi dậy, dễ kích động tình cảm nơi các em, dầu đôi khi các em chưa hiểu hết ý nghĩa.
n. Các em có khả năng đi đến những quyết định lâu dài. Như quyết định tiếp nhận Chúa Jésus làm cứu Chúa của mình.
o. Các em hay tỏ ra do dự khi quyết định.
p. Tất cả các em thiếu nhi đều đáp ứng với tình yêu thương. Đôi khi những lời khuyên dạy mang tính triết lý không có kết quả, nhưng một cử chỉ hoặc lời nói yêu thương cũng đủ để cảm hóa các em.
Đặc điểm riêng của từng nhóm tuổi:
+ Tuổi nhà trẻ (từ 0 – 3 tuổi): Tuổi hay tìm hiểu, các em học bằng cả năm giác quan, thích sinh hoạt trong khung cảnh quen thuộc.
+ Tuổi mẫu giáo (từ 4 – 5 tuổi): Tuổi hay thắc mắc, các em thường thích tự làm lấy mọi việc, hiểu sự việc theo nghĩa đen, thời gian tập trung chú ý khoảng 10 – 15 phút.
+ Tuổi đầu bậc tiểu học (từ 6 – 8 tuổi): Tuổi hiếu động, nhưng cần hình thức đa dạng vì các em mau nhàm chán.
+ Tuổi cuối bậc tiểu học (từ 9 – 11 tuổi): Tuổi năng nổ đầy sinh lực, sung sức nhất vào độ tuổi thiếu nhi, các em hay đi chơi đây đó, có tính trung kiên, sùng bái thần tượng. Về mặt tâm linh, trẻ bắt đầu ý thức về nhu cầu thờ phượng, có khả năng hiểu về giáo lý, biết quan tâm đến người khác, vào độ tuổi này các em có thể trở thành chứng nhân đắc lực cho Chúa Jésus.
+ Lứa tuổi đầu thiếu niên (từ 12 – 14 tuổi): Hay còn gọi là thời kỳ tiền thanh niên, tuổi này là tuổi thay đổi, về thể chất biến đổi liên tục, về trí tuệ trẻ thường hay nhận xét, phê phán. Tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều, về mặt xã hội các em thường gắn bó với tập thể, thầy cô, bạn bè, nên tuổi này các em hay chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các bạn trang lứa. Các em bắt đầu bị bạn khác phái thu hút nên các em rất cần sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm vì tuổi này có nhu cầu về các sự điều chỉnh những cảm xúc mới. Thường có khó khăn trong việc giải quyết những thúc giục gia tăng về tình dục, có các sự e thẹn, mắc cở.
+ Giai đoạn từ độ tuổi 14 – 18: “Giai đoạn này có ít sự thay đổi thể chất hơn, sự thúc giục tình dục trở nên càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là con trai, và sự điều khiển mình trở nên khó khăn trong khi những nhu cầu tình dục bên trong thúc giục mạnh mẽ cần sự thân mật chia sẻ từ cha để em được bình quân, vì những sự cám dỗ nhục dục có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Đối với các em gái, chu kỳ kinh nguyệt kích thích cảm giác tình dục và nó thúc đẩy các sự quan hệ thể xác. Hiện nay có sự gia tăng gây sửng sốt đối với tình trạng mang thai ở tuổi chưa trưởng thành. Những đứa bạn đồng trang lứa cũng đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa lớn hơn nhiều trong thời kỳ này, khi chúng tìm cách thoát khỏi những ảnh hưởng, các giá trị, và những sự kiểm soát của cha mẹ.’’[13]
Trong suốt giai đoạn này, có nhiều cám dỗ hư hỏng dẫn đến hậu quả tai hại có thể là: tình dục, ma túy, và đua xe mô tô … do ảnh hưởng từ bạn bè và chính bản thân trẻ có nhận thức kém cỏi về đạo đức, trách nhiệm, sống tự do theo bản năng, ý thích của mình, sự quá cởi mở trong vấn đề tình dục trong xã hội hiện nay, tuổi trẻ thích tìm kiếm những thú vui riêng tư cho mình.… Ngày nay, biết bao nhiêu bậc phụ huynh đang lo lắng vì con cái mới 12, 13 tuổi mà đã có bạn trai, bạn gái. Một số em biết yêu quá sớm, bị lôi cuốn vào cám dỗ tình dục quá mạnh mà cha mẹ không biết làm thế nào để ngăn chận. Đây thật là một nan đề lớn, nan đề của xã hội ngày hôm nay là do lối sống không mục tiêu, không kỷ luật, không quan tâm đến luân thường đạo lý. Giới trẻ Việt Nam chúng ta cũng có một số đông sống như vậy, nếu xem mục Tìm bạn bốn phương, Gỡ rối tơ lòng trên các báo Việt nam, phản ảnh một tình trạng xã với tiêu chuẩn đạo đức xuống cấp, sống hôm nay không kể ngày mai, tương lai thế nào! Nhìn vào hiện trạng xã hội, khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Tại sao con em chúng ta ngày nay để ý đến người khác phái quá nhiều và muốn bước vào tình yêu quá sớm như vậy? Các em không những không hổ thẹn, không che giấu, không sợ bố mẹ mà trái lại hãnh diện và ngang nhiên làm theo điều mình muốn.
Để lý giải tình trạng này, phải nghĩ đến nhiều nguyên nhân khiến con em chúng ta ngày nay để ý đến tình cảm trai gái và vấn đề tình dục sớm hơn những thế hệ trước. Gồm có những nguyên nhân từ bên ngoài và những nguyên nhân bên trong:
            NGUYÊN NHÂN TỪ BÊN NGOÀI         

   1. Ảnh hưởng chung trong xã hội đối với nền đạo đức luân lý:

 Tiêu chuẩn đạo đức bị hạ thấp hơn những thế kỷ trước, ngày nay với sự xuất hiện của internet, đã đem thế giới xích lại gần nhau, tất cả mọi người tha hồ khai thác tùy thích theo mục đích của mình tích tắt chỉ bởi cái click chuột. Cộng thêm nền kinh tế thị trường, chất lượng cuộc sống tăng nhanh, phần đông con người tính toán định lượng qua của cải vật chất, bỏ qua giá trị đạo đức, quan niệm sống ích kỷ “Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”, đã đưa đẩy nhiều số phận con người lâm vào cảnh bần cùng, tù tội do lường gạt, do cả tin, do ham muốn làm giàu nhanh, do sống vội, chỉ biết trước mắt, không còn tin vào nhân quả (ai gieo nhân nào, thì gặt quả nấy), không tin thần linh, không tin có Thiên Chúa… cho nên con người có thể làm mọi sự.
Ngày nay, đa số dễ dãi và cởi mở hơn về vấn đề tình cảm nam nữ. Vấn đề này không chỉ bàn đến cách riêng tư, kín đáo mà được nói đến ở mọi nơi nhất là trên phim ảnh, nhiều đoạn phim ngắn được lưu vào điện thoại di động các em chuyền nhau xem... Con em chúng ta vì thế đã nghe và biết trước tuổi. Ngày trước, có thể xác định móc thời gian từ năm 1975 trở về trước, các bậc phụ huynh cẩn thận giữ gìn danh dự cho gia đình bản thân, dòng họ và nêu gương tốt cho con cái trong đời sống tình cảm và đạo đức, khác hẳn với những gì chúng ta nghe và nhìn thấy hôm nay.

 2. Ảnh hưởng của gia đình cha mẹ:
Nhiều người ngày nay thay vợ đổi chồng một cách dễ dàng, khiến con cái không có một mẫu mực tốt đẹp để noi theo, không có người chăm sóc hướng dẫn khi đương đầu với cám dỗ.
 3. Ảnh hưởng của phim sex và sách báo đồi trụy:
Với sự phổ biến và lan tràn của những phim ảnh và sách báo đồi trụy, ngày nay giới trẻ biết rất sớm và rất nhiều về vấn đề tình yêu nam nữ và tình dục. Qua những sách báo bày bán tràn lan, thậm chí còn được chiếu trên tivi, gây sự tò mò cho giới trẻ, khiến chúng muốn tìm biết và đã đầu độc tâm trí con em chúng ta cách lập đi lập lại. Các em nghĩ đó là chuyện bình thường và khi cơ hội đến, các em sẽ làm theo y như những gì các em đã nghe, đã thấy.
 4. Do áp lực từ bạn bè:
 Hầu hết câu chuyện của các em thiếu niên khi gặp bạn bè đều quay quanh vấn đề bạn trai bạn gái. Nội dung các câu chuyện như: Ai đi với ai, ai đang chạy theo ai và các em đang thầm yêu trộm nhớ ai. Thật ra đây cũng là điều bình thường, tuy nhiên, ngày nay con em chúng ta bàn về vấn đề này với một thái độ khác, các em không nói đến tình yêu mơ mộng, cao thượng, xây dựng trên nền tảng tình yêu được rung động bởi con tim, nhưng lại nói đến vấn đề tình dục nam nữ thực dụng nhiều hơn. Nên những người độ tuổi thiếu niên đua nhau có bạn trai bạn gái và thử nghiệm tình dục từ đó vấn đề này trở thành nan đề chung cho lứa tuổi thiếu niên.

            NGUYÊN NHÂN TỪ BÊN TRONG
 1. Những phát triển trong cơ thể:
 Hormone gia tăng trong cơ thể đang phát triển, nên bị kích thích nhiều về vấn đề sinh lý dẫn đến việc chú ý nhiều hơn về vấn đề tình dục. Các em ở thành thị cũng phát triển sớm hơn những em sống ở nơi thôn dã. Đó là lý do vì sao các em yêu đương sớm hơn những thế hệ trước.
 2. Thiếu tình yêu của cha mẹ:
 Nếu cha mẹ ít hay không gần gủi con, các em sẽ cảm thấy thiếu tình thương nên sẽ tìm nơi lấp chỗ trống vắng này từ bạn bè, thường là nơi người bạn khác phái. Khi yêu các em dễ bị lôi cuốn vào quan hệ thân xác nhiều hơn là tình yêu thuần túy và trong sạch. Tình yêu đôi lứa là vấn đề cần yếu cho đời sống, nhưng khi chúng bước vào tình yêu quá sớm, các em sẽ gặp nhiều trắc trở và thất vọng hơn là vui thỏa và hưởng phước hạnh vì thiếu kinh nghiệm. Các em sẽ có những quyết định thiếu khôn ngoan, đem lại thiệt thòi và đau khổ cho chính các em.
Thiếu niên là tương của đất nước, của Hội Thánh Đức Chúa Trời. Là người tư vấn, cần biết đặc điểm phát triển của các em nhất là tuổi thiếu niên để biết được hoàn cảnh, gia đình, hoài bão của em hầu có thể giúp đỡ các em một cách cụ thể và hữu hiệu. Điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con cái mình, nhất là khi con mình đang sắp bước vào tuổi dậy thì, trưởng thành không phải là lời khuyên mang tính cách giáo điều, hay kỷ luật thật nghiêm, cũng không phải là việc giữ vững lập trường, hay là gần gũi, thân mật làm bạn với chúng nó… Mà điều quý nhất để tặng cho con cái mình là một sự bảo đảm kiên định rằng cha mẹ “ba mẹ là người, nên không phải là hoàn hảo, trong cuộc sống thỉnh thoảng cũng có cãi lẫy, giận hờn với nhau, nhưng ba mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh nhau và bên cạnh các con.” Cũng cần cho con cái biết rằng, trách nhiệm và nghĩa vụ của hôn nhân là tận hiến cho nhau đến trọn đời, như trong hôn lễ cha mẹ đã long trọng kết ước với nhau: “Dầu trong thuận cảnh hay nghịch cảnh, dầu giàu có hay nghèo khó, dầu đau ốm hay mạnh khỏe, cho đến khi sự chết chia lìa”. Cho con biết rằng gia đình được xây trên một nền tảng vững chắc là sự thủy chung của ba mẹ và quan trọng nhất là gia đình có Đức Chúa Trời là Đấng ngự trị, chăn dắt. Bởi vì trẻ con ngày nay đang sống trong một thế giới đầy biến động và bất an. Để chúng có lòng tin mà suy nghĩ và hành động, quyết định xây dựng tương lai mình cách bền vững không yêu cuồng, sống vội, sống thực dụng chỉ biết việc trước mắt. Các em rất cần sự tư vấn để, tạo thành những kiến thức bổ ích làm hành trang trong niềm tin và hy vọng để các em bước vào đời với cái nhìn lạc quang:
Người tư vấn phải tìm hiểu trẻ qua cách tiếp xúc với trẻ, theo dõi trẻ  lúc trẻ sinh hoạt bình thường.
Tư vấn trẻ em khác với người lớn, vì trẻ em không đủ khả năng tự phát biểu hay tự nhận thức về cảm nhận và sự thất vọng mình. Trẻ em đáp ứng với tình yêu và sự kiên quyết. Đừng quên trẻ em cũng là người, có cảm nhận, nhu cầu, và thiếu tự tin. Chúng cần được đối xử nhạy cảm, quan tâm, thiện cảm, ấm áp và tôn trọng.[14]
           
Những điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể cho con cái:
            Phản ứng chung của cha mẹ khi biết con còn nhỏ mà đã có bạn trai bạn gái là la mắng và ngăn cấm. Tốt nhất là đừng ngăn cấm cách thô bạo, khi cha mẹ ngăn cấm các em sẽ không dễ dàng từ bỏ mà sẽ tiếp tục một cách lén lút. Khi đó càng khó kiểm soát hơn. Cần giải thích cho con biết đó là điều tự nhiên phải đến nhưng con phải cẩn thận, mối quan hệ bạn bè khác phái phải minh bạch như được phép gặp nhau tại nhà, đi chơi chung với một người thứ ba, không được đi riêng chỉ hai người với nhau, không được đi nếu chưa có phép của cha mẹ... Nếu có thể được, liên lạc với cha mẹ em kia, hai gia đình nói chuyện với nhau, cùng giúp nhau hướng dẫn bảo vệ con. Điều không nên làm là lên án hay đổ lỗi cho nhau. Khi cha mẹ cởi mở thông cảm, con cái sẽ không che giấu mà chúng tin tưởng tâm sự vì có chỗ dựa vững chắc để tin cậy mà gửi gấm tâm sự cùng những đều các em thắc mắc cần có lời giải đáp và sự hướng dẫn đúng đắn từ người lớn, cha mẹ có nhiều cơ hội để giúp con hơn.
Về phía cha mẹ đôi khi cũng có những nan đề như: Người làm cha – mẹ với bề bộn công việc như: Làm dâu, làm việc kiếm tiền để giải quyết cuộc sống… mất rất nhiều thời gian thì còn bao nhiêu thời gian để dạy con cái! Nên đôi khi con cái lớn lên như cây, như cỏ không được uốn nắn từ cha – mẹ, hay cha – mẹ chỉ dạy con trong lúc rảnh rang, nghe khỏe trong mình, hay khi con cái phạm lỗi mới có sự rày la quát nạt, lúc này có cha – mẹ lầm tưởng rằng đây là sự dạy dỗ. Việc dạy dỗ không đúng cách khiến bầu không khí gia đình càng căng thẳng, tệ hại hơn. Cho nên trước khi kết hôn người nam cũng như người nữ cần có sự chuẩn bị mình, phải học hỏi nhất là các khóa học tiền hôn nhân. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mầy làm nên”, lại có câu khác cũng được truyền tụng nơi cửa miệng của nhiều người “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư – Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. cho thấy rằng một người lớn lên ngoài ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình, nhà trường còn có ảnh hưởng rất lớn từ xã hội. Môi trường xã hội có cả bạn bè trang lứa, người lớn tuổi hơn, có cả tôn giáo ảnh hưởng trên tư tưởng con người rất nhiều. Đối với Cơ-Đốc nhân việc học Kinh Thánh là điều cần thiết nhất vì Kinh Thánh như là kim chỉ nam hướng dẫn con người đi đúng con đường chân lý mà nhân loại cần phải noi theo lẽ thật của tạo hóa. Trong Kinh Thánh có nhiều tấm gương tốt để con người noi theo, nhiều gương xấu con người cần xa lánh. Những lời dạy dỗ được mặc khải từ Thượng Đế vẹn toàn.
Việc nuôi con, làm gương cho con cái rất quan trọng, nhất là việc nhận con nuôi, đừng nghĩ rằng cha mẹ nuôi là người ban ơn vĩnh viễn cho con nuôi mà tùy tiện hành xử mất văn hóa, thiếu tình thương đối với chúng. Con trẻ ảnh hưởng từ môi trường sống của cha – mẹ – ông – bà rất nhiều. Con cái có mắng cha – mẹ hay không? Có ngoan cố, tùy tiện làm điều mình thích bất chấp sự răn dạy của người lớn hay không?, còn tùy lúc chúng còn sống lệ thuộc mình.
Thí Dụ: Tôi nghe người hàng xóm kể lại chuyện cô A không biết ơn bà B, bà B già rồi mà khi cho tiền bà B cô A hay vừa cho vừa chửi (vì bà B không có chồng, nhận cô A là đứa trẻ mồ côi làm con nuôi của mình). Tôi mới hỏi: Khi hồi A còn nhỏ bà B có vừa nuôi vừa chửi không? Người hàng xóm nói: Có, tại cái tật bà B như vậy. Tôi hỏi thêm: Thế A có cho tiền bà B không? – Có. Tôi nói: Vậy đúng rồi. Bà B là tấm gương cho A làm theo. Trong thâm tâm cô A nghĩ rằng cho tiền chẳng qua là trả lại nợ chứ hàm ơn thì không vì bà B nuôi cô A là chỉ để “dưỡng già”! Thật sự nuôi một đứa trẻ, rồi nó cũng lớn lên đừng để những dấu ấn không ngọt ngào ấn trong tấm lòng con trẻ.  
Con cái bắt chước cha – mẹ, đúng hơn là ảnh hưởng từ người nào gần nhất. Cũng như người viết, nuôi con không gọi các con là “mầy”, dù khi chúng lầm lỗi. Từ đó các cháu cảm nhận chữ “mầy” và chữ “con” khác nhau. Gọi chúng bằng “con”, chúng có cảm giác bao giờ cũng được sống trong tình yêu đằm thắm, bao la của mẹ một cách bình yên. Tuy nhiên, người làm cha – mẹ dù có khéo léo mấy cũng “không nhìn thấy được cái chóp mũi của mình”, đó là những hạn chế của con người. Nên rất cần tiếp cận những chuyên gia: Dinh dưỡng, tâm lý,… Khi chưa biết Chúa tôi hoàn toàn tìm kiếm những kiến thức của con người, phạm trù đạo đức cũng của con người. Sau khi là Cơ Đốc nhân tôi tìm đến sự khôn ngoan được ghi chép trong Kinh Thánh, tôi học hỏi nhiều và được biến đổi, tôi nhìn đời, nhìn người cách vị tha hơn, đem tình yêu đến cho người lân cận, như Lời Kinh Thánh là Lời của Chúa, Lời Chúa có quyền năng biến đổi lòng người. Trong Kinh Thánh có nhiều lời khuyên để cha mẹ dạy dỗ con cái mình và dạy dỗ chính bản thân mình:
Trong Ê-phê-sô 6:4, cha mẹ không được chọc giận con cái mình, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng. Nên khen ngợi chúng nhiều hơn nữa, tuy nhiên, đừng tạo cho con cái cảm giác tự mãn, kiêu căng mình là số một. Giúp con phát triển về cả hai phương diện thể xác và tinh thần vì tuổi thơ ấu và tuổi thiếu niên là khoảng thời gian quí báu để con cái thâu lượm kiến thức đồng thời tạo cho chúng những thói quen hữu ích. Ngoài việc cho con học chính khóa thì cũng nên cho con học bơi lội, chơi thể thao, đi xe đạp, biết chịu khó làm những việc phục vụ cho bản thân mình,... cha mẹ cũng nên cho con cái học ngoại ngữ nhằm phát triển và nuôi dưỡng óc tò mò, tinh thần hiếu học của chúng, và làm sao tạo cho chúng biết quí trọng sự học, giá trị tinh thần cao hơn mọi giá trị vật chất.
Châm ngôn 22:6 “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó.”
Châm ngôn 29:15, cũng dạy chúng ta rằng một đứa trẻ không được dạy dỗ và hướng dẫn sẽ làm cha mẹ phải hổ thẹn.
Phục truyền luật lệ ký 6:5–9: “5Ngươi phải hết lòng, hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. 6Các lời mà tra truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; 7khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi trỗi dậy; 8 khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; 9cũng phải viết các lời đó trên cột nhà và trên cửa ngươi”. Câu 5 – 6  là điều kiện Chúa đòi người đứng ra dạy Lời Chúa, người hướng dẫn Lời Chúa cho con em phải có. Đời sống người dạy Lời Chúa phải như là bức thư sống để người học đọc được những điều Chúa muốn dạy, nghĩa là phải yêu Chúa bằng trọn con người của mình, phải hết lòng, hết ý, hết sức. Điều đó đòi hỏi ý chí, hành động, thực hành những điều ta dạy không phải là lời nói suông mà là đức tin và sự vâng phục.
Với lứa tuổi ấu nhi: Có rất nhiều cách và chúng ta có thể bắt đầu ngay khi các em ấu nhi học nói, nên dạy cho các em học thuộc lòng các câu Kinh Thánh ngắn. Nhiều người đã làm như thế và đã đạt được những kết quả đầy khích lệ, các em đã thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh và các em đã bắt đầu “giấu Lời Chúa ở trong lòng để không phạm tội cùng Chúa”[15]. Đến khi các em lớn hơn, cần giải thích cặn kẽ những câu Kinh Thánh mà chúng đã thuộc để chúng áp dụng Lời Chúa vào trong cuộc sống. Cũng  nên dạy cho các em biết rằng ai làm theo Lời Chúa sẽ được phước, đời sống của người đó ngày càng được tươi vui, bình an và phước hạnh hơn dù thuận cảnh hay nghịch cảnh, vì Lời Chúa được ươm trồng từ khi các con còn thơ ấu. Khi đã giấu lời Chúa trong lòng, lời Chúa sẽ tác động đến tâm trí, tấm lòng và hành vi của chúng. Cho nên chúng ta nên lấy Lời Chúa làm nguyên tắc sống cho mình. Chúng ta bắt đầu nhìn mọi vật theo quan điểm của Đức Chúa Trời, điều hoàn toàn khác xa với điều chúng ta suy nghĩ. Chúng ta khám phá ra nhiều điều về bản thân và người khác mà chúng ta không thể học cách nào khác
Dạy Lời Chúa cho con trẻ: “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm” (Hê-bơ-rơ 4:12). Khi chúng ta dầm thấm trong nguồn nước sống là lời Đức Chúa Trời thì Chúa sẽ biến đổi lòng, ý tưởng, và cuộc sống của chúng ta. Những khó khăn trong cuộc sống là những thử thách, trong những khó khăn đó có cả việc khó khăn của nuôi dạy con. Mỗi giai đoạn con cái lớn lên cha mẹ đều gặp những nan đề riêng như: Lúc con còn thơ ấu, chúng hay bị bệnh, sự hiểu biết của chúng rất giới hạn nên người làm cha mẹ phải để mắt không rời hầu bảo vệ chúng không gặp bất cứ nguy hiểm nào để tránh những tật chứng ảnh hưởng vĩnh viễn trên đời sống khiến chúng trở thành phế nhân. Không những lo lắng về mặt thể chất mà bỏ qua phần bồi dưỡng tâm linh cho trẻ, giúp trẻ nhận biết điều đúng và sai. Khuyến khích trẻ tìm hiểu, thưởng thức về thơ ca nhạc họa để giúp tâm hồn em hướng thượng, xây dựng cho em một tâm hồn biết rung động nhạy cảm với thế giới chung quanh…Tuy nhiên, những điều cha mẹ biết là tốt, muốn hướng dẫn các em đến, không phải tất cả các trẻ đều nghe theo và thực hiện, mà có trẻ nghe, trẻ không thậm chí có em còn chống nghịch lại, từ đó nan đề thường xảy ra.
Nan đề không đơn giản tự nhiên xuất hiện mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào. Tuy đôi lúc có vẻ như vậy, nhưng chính xác hơn, phải nói rằng những nan đề xuất phát từ toàn bộ vô số những yếu tố. Các yếu tố này có thể là quá khứ hoặc hiện tại, và cách chúng dẫn tới nan đề còn tùy vào ảnh hưởng trên cá nhân cùng phản ứng của cá nhân đối với chúng.[16]
Trong nội tâm trẻ tình trạng ưa thích – ghét bỏ rất hỗn loạn, khiến trẻ mệt mõi vì phải nghe cha mẹ làm điều mình không ưa thích (như dậy sớm để chuẩn bị bài vở trước khi đến trường…) mà lại không được làm những chuyện mình thích (như ngủ nướng…). Các em cũng biết ghét tội lỗi, nhưng hay phạm tội (em biết yêu mến Chúa nhưng vẫn tham chơi không thích gò mình vào kỷ luật, vẫn ham tiền để đi chơi trò chơi điện tử, thích đi nhà thờ nhưng chưa chắc đã từ bỏ việc đánh nhau, nói dối…). Các em thấy mình vừa thiện, vừa ác khiến tâm trí các em hoang mang. Cho nên rất cần người tư vấn am hiểu, để hướng dẫn các em từng bước một để các em có một nền tảng đạo đức biết hướng đến và làm những việc thiện lành, biết khắc phục bản năng động vật của bản thể sẳn có trong một thân thể con người để các em biết vươn lên tầm cao mà làm người đúng nghĩa của một người.
Những người tư vấn đó có thể là người lớn trong dòng họ bà con, xóm giềng, trong Hội Thánh mà có đời sống đạo tốt lành theo nghĩa biết tôn trọng luật pháp quốc gia, biết thờ kính Đức Chúa Trời, chớ không phải theo trường phái vô thần. Bên cạnh đó thầy cô cùng với cha mẹ là người ảnh hưởng đến các em về mọi phương diện để hình thành nên nhân cách của trẻ. Thầy cô ở trường dạy trẻ và thời gian trẻ đi học là có hạn định, tuy nhiên trẻ có mối quan hệ với gia đình là vĩnh viễn, cho nên vai trò làm cha mẹ rất quan trọng và chịu trách nhiệm liên đới về đạo đức với con cái đến khi lìa bỏ cõi đời mới hết (thí dụ: khi biết một tội phạm người ta cũng muốn biết luôn hắn quê quán nơi đâu, là con của ai…). Trong gia đình cũng nên tạo cho nhau thói quen giao tiếp tốt, điều này thuận tiện cho việc chia sẻ vui buồn, lo lắng. Làm giảm bớt sự căng thẳng trong gia đình, giúp cho từng thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn => gia đình hạnh phúc, con cái thuận phục cha – mẹ, ông bà => lớn lên là những công dân sống hữu ích cho xã hội. Mọi sự giao tiếp đặt trên cơ sở tôn trọng nhau, nâng đỡ, dạy dỗ trong tình yêu vô vị lợi. Trong các giai đoạn của đời người, lứa tuổi thiếu nhi và thiếu niên là rất quan trọng vì lứa tuổi này các em học hỏi nhiều điều, những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự suy nghĩ, hình thành nên tính cách, định hình nên nhân cách của một người. Trong Tân Ước, thiếu nhi là đối tượng quan trọng trong công tác giáo dục. Việc giáo dục không chỉ qua lời nói mà còn qua cách sống có nghĩa là cha mẹ phải làm gương sáng cho con cái noi theo.
Đối với cha mẹ cần ý thức sự khác biệt, có một khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, không đòi hỏi con phải có suy nghĩ giống mình, cần hiểu rõ những thay đổi và tâm trạng tuổi thiếu niên để thông cảm, khuyến khích, nâng đỡ, hướng dẫn thay vì la rầy. Yêu thương con bằng tình yêu tình yêu vô điều kiện, nói chuyện với con không nên nổi nóng, đập bàn đập ghế, không hù dọa chúng. Cha mẹ cần có mối liên hệ tốt nhất với con qua đối thoại, cởi mở trong mọi vấn đề: học vấn, bạn bè, gia đình, các nan đề xã hội, tuổi trẻ, mơ ước tương lai của con... giúp các em nhận diện nan đề bằng những câu hỏi gợi mở liên quan đến trường học, giải trí, sở thích yêu ghét, điều lo âu…Giúp các em đặt mục tiêu cho đời sống. Tạo sự cảm thông, niềm tin cậy để các em có thể giải bày tâm sự. Ở lứa tuổi này đặc biệt là tình cảm có sự chuyển giao, thí dụ: Trong gia đình nếu ông bố như là một hung thần thì các em sẽ có thể không thích được người nam tư vấn mà thích sự dịu dàng của người phụ nữ hơn, khi tiếp xúc với người tư vấn là nữ trẻ dễ bộc lộ hơn. Ở tuổi này các em chưa biết tìm sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài như sách vở hay các mục gở rối trên báo chí, mà thường tâm sự với người thân cận mình vì những người này sẳn sàng hy sinh cho trẻ thời gian và sự ấm áp.
Cha mẹ, thầy cô giáo không phải là các nhà tư vấn chuyên nghiệp nhưng rất hữu hiệu.
Carkhuff  đã thực hiện một số nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng những người nhận được giúp đỡ từ những người giúp đỡ nghiệp dư (được huấn luyện hay không được huấn luyện) cũng có được kết quả tốt hoặc tốt hơn so với các khách hàng của những nhà tư vấn chuyên nghiệp. Điều này khiến Carkhuff và những người như ông khẳng định rằng những người không chuyên cũng có thể là những người giúp đỡ hiệu quả. Rõ ràng, những người giúp đỡ nghiệp dư có nhiều thời gian hơn, chu đáo hơn và bày tỏ sự quan tâm chân thành hơn so với những người chuyên nghiệp. Lý do là vì những người giúp đỡ nghiệp dư không xem sự giúp đỡ của họ là công việc phải làm mà là hành động của lòng nhân ái mà họ muốn thể hiện.[17]
Tính hợp lý đằng sau tiến trình giúp đỡ là người giúp đỡ phải tập trung vào con người chứ không phải nan đề. Cho nên người giúp đỡ không bắt đầu bằng cách tìm cách giải quyết nan đề mà là lắng nghe và tìm hiểu thân chủ.[18]
“Kỹ thuật không chữa lành được. Thành công là sự cân bằng cá nhân giữa lòng chân thành và động cơ của người được tư vấn, cùng với kỹ năng, sự sáng tạo và khả năng thích nghi của tư vấn viên” (Vô Danh).
            Tuy nhiên, cha mẹ không thể đơn phương thực hiện mọi việc để giải quyết nan đề của trẻ, mà để cải thiện tình trạng tồi tệ trong nan đề là trẻ phải có khuynh hướng độc lập và tự do trong kiểm soát hợp tác cùng những thành viên khác trong gia đình mà giải quyết nan đề, nhằm giúp con em có trách nhiệm và trưởng thành hơn. Thí dụ: Cha mẹ cùng con cái thảo luận, lập bản ghi nhớ giao kèo về bổn phận con phải thực hiện như: Lễ phép đối với cha mẹ, hòa thuận với anh chị em, giúp cha mẹ làm việc trong nhà, đi thưa về trình về nhà trước hoặc đúng giờ. Đi học đều đặn, làm bài đầy đủ, giới thiệu cho cha mẹ biết bạn bè của mình, phong cách ăn mặc đứng đắn, xứng hợp là Cơ Đốc nhân, đi thờ phượng Chúa đều đặn. Trong khi thực hiện bổn phận thì trẻ cũng có một số quyền hạn như: Nói chuyện điện thoại, tham dự những sinh hoạt xã hội lành mạnh (làm từ thiện, đi cắm trại với lớp học…), đến chơi nhà bạn với sự đồng ý của cha mẹ.
Khen thưởng là điều không thể thiếu khi trẻ làm đúng với bản ghi nhớ, là cách thể hiện sự công nhận con cái ngày trưởng thành hơn và cũng là cách tôn trọng chúng, vì nhu cầu được tôn trọng trong lứa tuổi thiếu niên rất lớn. Có khen thưởng thì ắt có kỷ luật nếu trẻ vi phạm bản ghi nhớ, kỷ luật không nặng hơn lỗi lầm con vấp phải, kỷ luật cũng đã được thỏa thuận trước với con trong bản ghi nhớ, phải làm đúng mỗi lần con vi phạm, không bỏ qua vô cớ khiến trẻ lờn mặt. Điều nên tránh là kỷ luật con trong cơn nóng giận của cha mẹ và việc rất cần thiết là ôn hòa giải đáp điều chúng thắc mắc. Kết thúc việc kỷ luật trong lời cầu nguyện, khuyến khích con nói “Con xin lỗi,” xin lỗi cha mẹ, xin lỗi Chúa Jésus vì lỗi chúng đã phạm. Luôn luôn cùng cầu nguyện đơn giản sau khi kỷ luật để cho con trẻ biết rằng chúng đã được tha thứ.
KẾT LUẬN
Con cái được xem như là những món quà từ Đức Chúa Trời mà chúng có thể đem lại sự vui thích lẫn sự đau xót, chúng đang trong quá trình lớn lên rất cần được sự quan tâm của người lớn trong gia đình và ảnh hưởng nhiều nhất là từ cha – mẹ. Cha mẹ có trách nhiệm làm gương cho bọn trẻ trong cách cư xử Cơ Đốc trưởng thành. Cần vun xới, tài bồi cho mình cũng như cho trẻ phát triển nhiều bông trái Thánh Linh[19], để có sự mềm mại tràn đầy yêu thương trong cách dạy con trẻ. Bảo vệ con cái về mặt tinh thần, thể chất, cảm xúc, chính là một trong những trách nhiệm của cha mẹ. Đó chính là một phần trong nhiệm vụ Thiên Chúa trao cho người làm cha làm mẹ để nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái của mình và nhất là khi chúng còn nhỏ. Cha mẹ đứng giữa chúng và những gì có tính cách đe dọa sinh ra nguy hiểm, phải bảo vệ và che chở chúng khỏi những điều xấu. Cha mẹ luôn muốn dạy cho con cái những điều tốt như tính cách hiếu hoà, yêu thương, thông hiểu, bao dung, tôn trọng và biết chấp nhận. Dạy con trẻ theo gương Chúa Jésus, khiêm tốn, chấp nhận người khác, và tránh tự cho mình là tốt lành, là quan trọng số một mà xem thường người khác. Cha mẹ luôn mong muốn trẻ có được tình yêu thương vô điều kiện của Chúa Jésus, tin tưởng Chúa và mong muốn giúp đỡ người khác như Chúa…
Việc truyền đạt những bài học cuộc sống này không thể chỉ thể hiện bó gọn trong môi trường học tập tại trường mà còn phải cần đến sự trải nghiệm, giao tiếp gặp gỡ người khác để trò chuyện với họ, chấp nhận những điểm tương đồng và khác biệt nơi người khác cũng như cách ứng xử và thể hiện tình yêu thương đối với người khác rất cần thiết để giáo dục tính hòa đồng, chấp nhận những sự thay đổi của hoàn cảnh, của con người và môi truòng chung quanh. Những bài học cuộc sống này được học theo thời gian và trải nghiệm rất nhiều để con trẻ hiểu và trưởng thành, sẽ giúp chúng khôn ngoan, mạnh mẽ, sâu sắc và thông hiểu hơn và sẽ giúp chúng chuẩn bị tốt hành trang trên đường đời. Trong cuộc sống cha mẹ không thể lường hết được tất cả những gì con trẻ sẽ tiếp xúc, sự chuẩn bị tốt sẽ có ích hơn khi đối diện với những thách thức chúng có thể đối mặt. chúng biết đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm giải quyết những áp lực xung quanh hoặc những tình huống khó khăn xảy đến.
            Việc nuôi dạy con và hướng dẫn của cha mẹ khi còn còn thơ ấu đến tuổi thiếu niên là nhiệm vụ quan trọng nhất, nên cần đầu tư thì giờ và năng lực. Bên cạnh việc cha mẹ dành thời gian để dạy dỗ con cái, điều rất cần làm là cha mẹ ưu tiên dành thời giờ cầu nguyện Chúa ban ơn phước cho con và cho mình. Cha mẹ nên suy nghĩ thật cẩn thận vai trò làm cha mẹ khi hành động. Đừng xem con trẻ là sự nối dài của chính mình. Hãy yêu thương và tín cẩn chúng cũng nên đặt niềm mong đợi ở con để chúng thực hiện thoả mãn kỳ vọng của cha mẹ tạo nên nguồn vui thỏa với con cái. Con cái không phải là của sở hữu của cha mẹ, mà nó có sự tự do riêng điều tốt nhất mà cha nẹ làm cho con là để chúng tự do ở trong tay Đức Chúa Trời. Con cái có bổn phận đối với cha mẹ đó là sự vâng lời, phải kính nể và tôn kính cha mẹ, quan tâm, lắng nghe và vâng lời cha mẹ “Hỡi kẻ làm con-cái, hãy vâng-phục cha mẹ mình trong Chúa, vì đều đó là phải lắm. Hãy tôn-kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất” (Ê-phê-sô 6:1-3), ấy là điều răn duy nhứt có một lời hứa kèm theo.
“Hết thảy con cái ngươi sẽ được Đức Giê-hô-va dạy dỗ, và sự bình an của con cái ngươi sẽ lớn” (Êsai 54:13).
DMIN-02 PHẠM NGỌC HUỆ
THÁNH KINH VIỆN VIỆT NAM
https://www.thevbi.net/gi-o-s---o-n
********************************************************************
SÁCH THAM KHẢO
1/ Anthony Yeo, Bàn tay giúp đỡ - Cách đối phó với nan đề, © 2005 Union College of California, Nguyên tác: A Help ing Hand.
2/ Dr.Gary Collins, SGK 2, Viện UUC.
3/ Kinh Thánh.
4/ Phương pháp dạy thiếu nhi, Sách lưu hành nội bộ, không nơi XB, NXB.
5/ SGK 1, Tâm Vấn Cơ Đốc, Viện UUC.
Các website:


[1] Châm ngôn 23:13–14.
[2] Châm ngôn 22:15.
[3] Châm ngôn 22:6.
[4] Châm ngôn 6:23.
[5] Châm ngôn 15:5.
[6] Hê-bơ-rơ 12:9.
[9] Các cơ chế tự vệ.
-         Sự dồn nén: kiềm chế những lo lắng lại, che giấu không để lộ ra ngoài.
-         Sự phóng chiếu: chuyển những cảm xúc của mình lên người khác.(tâm sự)
-         Sự chối bỏ: từ chối, ví dụ không chấp nhận những lo lắng sợ hãi đang tồn tại trong bản thân.
-         Sự thoái bộ: thoái lui về giai đoạn trước, có những hành vi thuộc lứa tuổi trước đó (hiện tượng trẻ con hóa).
-         Sự tạo lập hành động (phản ứng): chuyển những cảm xúc ví dụ lo âu thành hành động (Lo về kết quả học tập – học bài).
-         Sự phá bỏ: chuyển những cảm xúc lo âu thành sự hung dữ  (Lo về kết quả học tập – đi uống rượu)
-         Sự thăng hoa: chuyển lo âu, sợ hãi thành các sản phẩm có ích cho xã hội (Ví dụ: nhà thơ Xuân Diệu chuyển cảm xúc thất tình thành thơ)
-         Sự mơ mộng: thỏa mãn những mong muốn trong giấc mơ.
[11] Dr.Gary Collins, Chương 11 Nuôi Dạy Con và Hướng Dẫn Của Cha Mẹ, trang 5/15. Tuần học 6, SGK2 Viện UUC
[12] Phương pháp dạy thiếu nhi, Sách lưu hành nội bộ, Không nhà XB, năm XB
[13] SGK 2, Tuần học 7, Môn học Tâm Vấn Cơ Đốc, Chương 12, tr 2. Viện UUC
[14] SGK 1, Tâm Vấn Cơ Đốc, Chương Nuôi dạy con, Tuần học 7, Viện UUC, tr. 5.
[15] Thi thiên 119: 11
[16] Anthony Yeo, Sđd ,Trang 62
[17] Anthony Yeo, Bàn tay giúp đỡ - Cách đối phó với nan đề, © 2005 Union College of California Nguyên tác: A Help ing Hand, trang 20.
[18] Anthony Yeo, Sđd., trang 48.
[19]Nhưng trái của Thánh Linh ấy là, lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ , hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (Ga-la-ti 5:22).