Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

SUY NGHĨ VỀ CÂU CHÂM NGÔN 3:1

SUY NGHĨ VỀ CÂU CHÂM NGÔN 3:1

NCS TSMV PHẠM NGỌC HUỆ

Tiếng Việt: “Hỡi con, chớ quên sự khuyên dạy ta, lòng con khá giữ các mạng lịnh ta (Châm ngôn 3:1)

Tiếng Anh: “My son, do not forget my teaching, but keep my commands in your heart,”

Tiếng Do Thái:
“,שלי ההוראה את תשכח אל, בני
,שלך בלב שלי הפקודות על לשמור אבל”

So sánh:

Hỡi con, chớ quên sự khuyên dạy ta, lòng con khá giữ các mạng lịnh ta (Châm ngôn 3:1)

Hỡi con: בני. Chớ quên (do not forget): תשכח אל. Tấm lòng của con (your heart): שלך הלב. Mạng lịnh của ta (my commands): שלי פקודות.

. Hỡi con = בני: Gồm chữ bet, nun và yod. Mang ý nghĩa bet là nhà, nun là cá và yod là bàn tay. Người viết hiểu rằng: Người ta sống thì cần có một mái nhà, như câu tục ngữ Việt Nam nói rằng: ‘‘Sống có cái nhà, chết có nấm mồ’’. Con người có đôi bàn tay để lao động ra của cải vật chất để sinh sống. Nun (ב) nghĩa là cá, như là một biểu tượng về thực phẩm cho con người. Tay bắt cá mà sinh sống (bán hay ăn). Bet là bánh, cũng là lương thực, hiện diện trong từ vựng hỡi con, là một từ có nghĩa của sự nuôi dưỡng sự sống cho con người.

Cá được nhắc nhiều lần trong Kinh Thánh, khi Đức Chúa Giê-su bắt đầu chức vụ, Ngài chọn một số môn đệ là những người đánh cá (Ma-thi-ơ 4:18-22). Có lần sau một buổi truyền giảng,  Đức Chúa Giê-su đã làm phép lạ trên năm cái bánh và hai con cá để cung cấp thức ăn cho một đoàn dân đông hơn năm ngàn người (Ma-thi-ơ 13:44-50). Một lần khác, Chúa đã làm phép lạ tương tự như lần trước, hóa bánh và cá làm thức ăn cho cả đoàn dân rất đông khoảng bốn ngàn người nam, chưa tính phụ nữ và trẻ em (Ma-thi-ơ 15:29-39).

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, nét vẽ đơn sơ hình con cá giống như chữ alpha (α), là mẫu tự đầu tiên trong tiếng Hy Lạp.  Kinh Thánh chép về Chúa như sau: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là thứ nhất và là sau chót, là đầu và là rốt.” (Khải Huyền 22:13)

Trong lịch sử Hội Thánh, khoảng ba thế kỷ đầu tiên, Cơ Đốc giáo bị bách hại. Những người tin Chúa không thể công khai bày tỏ đức tin. Theo truyền thuyết, để có thể nhận diện người cùng niềm tin Cơ Đốc nơi công cộng vào thời gian đó, người tin Chúa thường vẽ một vòng cung, giống như hình nửa con cá, trên đất.  Nếu một người lạ vẽ thêm một vòng cung nữa, thành hình một con cá; cả hai nhận ra nhau là người cùng niềm tin nơi Đức Chúa Giê-su.

Hình ảnh cá là một biểu tượng mang tính văn hóa chứ không là biểu tượng tôn giáo của Cơ Đốc Giáo. Tuy nhiên, nếu một người nghe Lời Thiên Chúa, cứ ở trong nhà Ngài thì sẽ được phước hạnh trong Chúa, nên Chúa khuyên và đây cũng là mạng lệnh, “hỡi con!”. Thêm nữa, con người là đối tượng yêu thương của Thiên Chúa, nên Ngài quan tâm kêu gọi mọi người hãy ở trong nhà của Cha để nhận được sự sống đời đời.

. Chớ quên (do not forget) = תשכח אל: Đây là lời dặn dò, cũng mang tính cách là mệnh lệnh, do có cữ “chớ”, “chớ quên”. Có nghĩa, hàm ý răn dạy.

. Tấm lòng của con (your heart) = שלך הלב: Chúng ta phải cầm giữ sự khôn ngoan bằng tấm lòng và thể xác của mình. Khi chúng ta giữ Lời Đức Chúa Trời trong lòng thì tấm lòng của chúng ta sẽ trở thành nguồn của sự sống.

. Mạng lịnh của ta (my commands) = שלי פקודות: Gia-cơ 4:7-8 nói rằng: “Vậy HÃY PHỤC ĐỨC CHÚA TRỜI; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, CÓ AI HAI LÒNG, HÃY LÀM SẠCH LÒNG ĐI.”

Con người đến gần Đức Chúa Trời để Ngài đến gần với họ. Chúng ta không thể phục sự Ngài ở đằng xa, và không biết Ngài. Chúng ta chỉ phục sự Đức Chúa Trời mà chúng ta vâng lời và trao phó chính mình chúng ta cho Ngài. Kinh Thánh cảnh báo ai có hai lòng, thì hãy làm sạch lòng đi, vì không thể vừa thờ phượng ma quỉ, vừa thờ phượng Đức Chúa Trời được.

Châm ngôn 3:1, là Lời của Thiên Chúa phán với con dân Ngài, về việc hãy giữ và chớ quên điều răn của chính Ngài. Những từ ngữ cần lưu ý là: Hỡi con, chớ quên, tấm lòng của con, mạng lịnh của ta.

NCS Tiến Sĩ Mục Vụ PHẠM NGỌC HUỆ