Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

BẢY PHƯỚC HẠNH TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN

"Sách Khải Huyền là sách kết thúc trong cả bộ Kinh thánh Cựu và Tân Ước, và cũng kết thúc với "7 Phước" (1:3; 14:13; 16:15; 19:9; 20:6; 22:7 & 14).

Sách Khải huyền vào thời tác giả nó chỉ đơn gỉan có nghĩa là sự cất đi, sự che phủ một vật được giấu kín, cũng như việc vén màn khỏi vật được che đậy. Sách nầy chủ yếu bày tỏ mục đích của Đức Chúa Trời trong lịch sử, đặc biệt trong sự đoán phạt trên kẻ gian ác trên đất và ban phước Ngài cho người công bình. Trong sách Khải Huyền có 7 phước được ghi như sau :
1/ 1:3        2/ 14;3        3/ 16:15           4/19:19            5/ 20:6        6-7/22:7,17

I/ Phước thứ nhất 1 : 3
Có thể gọi câu nầy là phước hạnh của việc đọc, nghe và vâng giữ lời Thượng Đế. Đây là lời chúc phước đầu tiên trong số 7 lời chúc phước. Hội Thánh đầu tiên đã sống trong tình trạng nóng nảy trông chờ sự tái lâm của Đấng Christ, hơn nữa Giăng bảo “thì giờ đã đến rồi”, mặt khác không ai biết giờ nào tiếng kèn sẽ đến để được cất mình lên khỏi đất nầy, với niềm hy vọng đó phước hạnh nầy được loan ra để mọi người biết cách đi vào với Thượng đế đời đời. Nhưng trong bối cảnh nầy người “đọc” là người đọc sách nầy công khai trước Hội Chúng, chứ không phải là đọc sách cho riêng mình.

II/  Phước thứ hai 14:13
Phước thay cho những người là người chết trong Chúa” có thể gọi đây là phước hạnh trong thiên đàng cho các cơ đốc nhân trung tín với Chúa cho đến cuối cuộc đời của họ. Với cụm từ “từ rày” chỉ về một thời điểm thì nó chính là “bây giờ” của việc cứu chuộc của Chúa (đối chiếu 12:10). Đây là lời hứa rất khích lệ “có kèn đến từ trên Trời rằng….và việc lành mình theo sau”. Giăng nói về việc làm của tín hữu tại Êphêsô về sự lao khổ và nhịn nhục của họ (2:2) ; Ông nói về việc làm của tín hữu tại Thi-a-ti-rơ (2:19). Ý ông muốn nói rằng: khi từ bỏ đời sống nầy tất cả những gì mang theo là chính mình, là cá tính đã được thử thách luyện  lọc phản chiếu chính Chúa, thì đó là người được phước hạnh thứ hai nầy.

III/ Phước hạnh thứ ba 16:15
Đây là phước hạnh của những người tỉnh thức như trong ví dụ về “10 người nữ đồng trinh” (Mat 25:1-11). “Hãy tỉnh thức vì các ngươi không biết  ngày, cũng không biết giờ” (Mat 25:13), (I Tê 5;8) khuyên “nhưng chúng ta thuộc về ban ngày…” phước hạnh sẻ đến với những kẻ sống trong sự sáng thuộc linh , giữ mình luôn cảnh giác và tỉnh thức.

IV/ phước hạnh thứ tư 19:9
Phước lành thứ tư dự báo về đỉnh điểm của các mối liên hệ giữa Chúa Cứu Thế và những người thuộc về Ngài, những kẻ được mời đến dự tiệc cưới chiên con là những người tin theo Ngài. Theo các đời trong Kinh Thánh lễ cưới khá đơn giản, nhưng tiệc cưới là hội hè vui vẻ tiếp theo đó mất hết mấy ngày. Viễn cảnh Khải Thị 19:9 họ cũng sẽ được dự vào tiệc cưới chiên con, không loại trừ khả năng có cả thức ăn nữa (Mat 8:11  -  Luca 22:16)

V/ phước hạnh thứ năm 20:6
          Câu 6 mô tả đặc quyền của cơ đốc nhân tận trung với Chúa Cứu Thế, gồm 3 điều: Đối với họ thì sự chết đã bị đánh bại hoàn toàn, sự chết thứ hai không còn quyền hành trên họ nữa. Sự chết thuộc thể đối với những người nầy không còn là sự đáng sợ nữa vì đó chỉ là cánh cửa mở vào sự sống đời đời.
Họ sẽ làm Thầy Tế lể của Thượng Đế và Chúa Giêxu. Theo như người Do Thái, Thầy Tế Lể là người độc nhất có quyền vào để ra mắt Thượng Đế, là đặc quyền lớn lao của nhửng người trung tín với Chúa Giêxu. Họ sẽ đồng cai trị với Chúa.

VI/ Phước hạnh thứ sáu : 22:7
Đoạn 22 nầy gây ấn tượng mạnh mẽ bởi cụm từ “Ta đến mau chóng” (22:7,10,12,20) Chúa Jésus nhắc lại rằng sự tái lâm của Ngài sẽ không trì hoãn lâu nữa. Ngài chúc phước cho những người đọc và tuân theo những gì Giăng đã viết trong Khải Thị.

VII/ Phước hạnh thứ bảy : 22:14
Những kẻ giặt áo mình được vào trong thành cũng giống như phước cho những người giữ các điều răn Ngài. Cụm từ nầy vạch rõ phần của con người trong sự cứu rỗi và chính Chúa Jésus đã cung cấp phần ân điển ấy, và cũng bởi sự hy sinh của Chúa con người mới dược tha tội.

Những lời chúc phước nhắc nhở chúng ta sách Khải Huyền là một bức thư và những bài học trong đó là dành riêng cho từng cá nhân, chỉ nhờ ân điển của Chúa Jésus mà người ta mới có thể chiến thắng để nhận được phần thưỡng như đã mô ta trong sách KhảiThị và phần của chúng ta phải luôn luôn mở rộng đời sống mình để tiếp nhận.
TÔN KÍNH THIÊN

tinlanhvaxahoi@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.