Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

THI SĨ CỦA MÙA THU VÀ NÔNG THÔN – NGUYỄN KHUYẾN

Vì sao Nguyễn Khuyến được xem là thi sĩ của mùa thu và nông thôn  Việt Nam? Qua cuộc đời và thi ca của Nguyễn Khuyến, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
1/ Tiểu sử Nguyễn khuyến (1835 – 1909)
        Nguyễn Khuyến tên thật là nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, người ta thường gọi ông là tam nguyên Yên Đổ, vì ông sinh ở xã Yên Đỗ (Bình Lục, Hà Nam), lại đỗ đầu của cả 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình. Khi Pháp chiếm đóng toàn thể nước ta (1885) để giữ tròn tiết tháo của nhà nho, ông không chịu bám gót làm việc cho ngoại xâm nên đã từ quan về ở ẩn, chuyên dạy học cho tới khi mất (1909). Ông làm Quan đến chức Tổng Đốc Sơn Tây
2/ Về văn chương :
       Ông để lại cuốn Quế Sơn thi tập chữ Hán và nhiều bài thơ bằng chữ Nôm, ông làm nhiều bài thuộc nhiều thể loại : thơ, phú, hát nói, lục bát, song thất… Văn, thơ ông được sáng tác phần lớn trong thời kỳ ẩn dật (1).
3/ Ông là thi sĩ của mùa thu :
        Với chùm thơ thu nổi tiếng (Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu) . Nguyễn Khuyến quê ông ở Bắc phần Việt Nam, quê hương với bốn mùa đầy đủ. Tôi nhớ lại bài thơ Bốn mùa khi tôi còn học lớp tư (lớp 2) :
                          Mùa xuân ấm áp vui tươi,
                          Mùa hè oi ả mặt trời đỏ gay.
                          Mùa thu êm ái suốt ngày.
                          Mùa đông gió lạnh heo may mưa phùn
                                              ( tôi không nhớ tên tác giả)
          “Mùa thu êm ái suốt ngày”, nghe thật là quyến rũ nên mùa thu và thi nhân gắn bó duyên nợ với nhau tự thuở nào , hơn nữa cảnh làng quê Bắc phần mùa thu với trời trong xanh cao vời, một làng quê với nhiều ao chuôm bờ giậu, ngỏ trúc quanh co… toát lên vẻ đẹp hiền hoà , khiến hồn thơ của ông một nhà nho yêu quê hương dân tộc đã hoà với thiên nhiên, đã nói lên tiếng lòng của dân tộc việt, không bị lệ thhuộc bởi cảnh thu xa lạ của Trung Hoa, ông đã vượt ra khỏi khuôn sáo ước lệ của những thi nhân thời ấy hay dùng, dù rằng ông vẫn dùng thể thơ đường luật, thất ngôn bát cú để diễn tả hồn thu Việt Nam trong chùm thơ thu của ông. Ông đã từ quan trở về với làng mạc, ông gần gủi với thiên nhiên, với cảnh sống thanh bần, với trăng gió là của kho vô tận, với thơ rượu là thú tiêu khiển
                               Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
                               mắt lão không viền cũng đỏ hoe
                               rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
                              độ dăm ba chén đã say nhè
                                                                  ( thu ẩm )
Chỉ cần ánh trăng xuyên qua khung cửa cũng đủ cho nhà thơ cảm hứng
                      “Song thưa để mặc bóng trăng vào”
Cảnh thu của ông không u ámvới lá vàng bay lả tả mà
                         “trời thu xanh ngắt mấy từng cao”                     
 nhẹ nhàng với
                         “cần trúc lơ thơ gió hắt hiu”
Cảnh thu đưa hồn ông nhẹ lâng tuôn tràn cảm xúc, nhưng ông không xa rời thực tế mà vẫn nghĩ:
                       “ nhân hứng cũng vừa toan cất bút
                        nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”
(ông Đào là Ông  Đào Tiềm một thi hào xưa chán cảnh luồn cúi của quan trường)
Ông còn có thú thả thuyền câu cá trên ao
                        “ ao thu lạnh lẻo nước trong veo
                          một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
                                                          (Thu điếu)
Thật sự ông có chủ đích đi câu cá đâu, vì cả bài thơ có nhiều “từ vô nghĩa”  dạng thể đơn như : veo, ngắt hoe… dạng thể kép như : lơ thơ, heo hắt, trong veo… gợi cho sự lạnh lẽo của mùa thu
         
Một sự vắng lặng trước cảnh đó con người dể thoát tục, hoà với trời cao đất rộng. Toàn bài thơ cho ta thấy một cụ già nhàn tản tựa gối ôm cần câu không màng đến thế sự. Đi câu cũng để ngắm cảnh làng quê hay để thả hồn hoài niệm, để đau xót cho hiện tại trước cảnh nước mất nhà tan. Ông từ quan lui về ở ẩn năm 51 tuổi (1885) và ông mất năm 1909, là hơn 20 năm ông sống hoà đồng với giới bình dân nông thôn, nơi ông sinh ra và lớn lên, nên ông đã có những tâm tình như họ, tư tưởng như họ, tiếng nói như họ, làm thơ cho cảnh sống của họ nên ông được xem là Thi sĩ của nông thôn.
4/ Thi sĩ của nông thôn:
           Ông bỏ quan trường về làng dạy học. Tôi nhớ lại các cụ Đồ xưa không phải qui định học trò vào học là phải đóng tiền niên liễm, nguyệt liễm gì cả, mà các mẹ của học trò có gì góp nấy: khi thì tay dẫn con đầu đội thúng gạo, khi thì tay nảy, vai mang vật thực gì đó mà gia đình mình có được đến để dâng thầy, gữi gấm con mình ở lại học đạo thánh hiền với mong mõi sau nầy con sẽ hiển đạt làm rạng rở tổ tông. Chính vì sản vật tự nông thôn đã gắn liền ông vào đời sống của nông thôn , ông cũng có cái lo như :      
- Lo mât mùa :
                         Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua
                         Chiêm mất đồng chiêm, mùa mất mùa.
Đã mất mùa nhưng những cái lo triền miên đâu miễn được
                        Phần thuế quan thu phần trả nợ
                        nửa công đứa ở, nửa thuê bò
 - Lo lụt
                       Quai mễ thanh liêm đã lở rồi
                        Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi
Cuộc sống không phải chỉ có cái lo lắng cực nhọc mà củng còn có những cái lo lắng khác là lo … tết, lo nhưng vui
                       “Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
                          Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt
Năm được mùa thì ông cũng chung vui thở phào nhẹ nhỏm
                          Năm ngoái năm kia đói miệng chết
                          Năm nay phong lưu đã ra phết
Ở ông có nhiều đức tính rất quí giá, ông không nghĩ mình là một quan tổng đốc về hưu, với tình làng nghĩa xóm tất cả là anh em không phân biệt sang hèn
                         Anh em làng xóm xin mời cả
                           Xôi, bánh, trâu, heo cũng gọi là
                          Chú Đáo xóm Đình lên với Tớ
                          Ông Tư xóm Chợ lại cùng ta
          Về phương diện nghệ thuật ông dùng lối văn giản dị dể hiểu. Ông dùng cảnh thiên nhiên nông thôn làng quê nơi ông sống, ông không khuôn sáo ước lệ để tưởng tượng cảnh nơi xa như các thi sĩ đương thời hay vay mượn cảnh trời trung quốc mùa thu thì phải có lá vàng, rừng phong nhuốm màu u buồn tê tái… Mùa thu ông tả đúng là trời thu Bắc Việt: trời thu thì “xanh ngắt”, nước thì “ nước biếc” nước cũng trong xanh, ao thu với làn nước “trong veo”… thơ văn ông đọc lên nghe thuần tính chất Việt Nam với “ngỏ trúc quanh co”, “ ngỏ tối đêm khuya đóm lập loè” “lưng dậu phất phơ màu khói nhạt”.
          
Giá trị nghệ thuật của thơ vốn tuỳ thuộc vào đặc tính của ngôn ngữ, của lối diễn đạt tình ý và của quan niệm thẫm mỹ riêng biệt của mỗi dân tộc. Nguyễn Khuyến đã dùng bình cũ Trung Hoa (thơ đường luật) để chứ đựng rượu mới cất lên từ những chất men nghìn đời ấy của dân tộc Việt Nam nên ông rất xứng đáng là nhà thơ của nông thôn và nét đăc trưng của ông là chùm thơ thu muôn thuở. Ông đã vượt khỏi khuôn sáo của lối văn chương điển cố, cổ điển để sống với thực cảnh, nhờ vậy văn chương của ông không khô khan mà lại có năng lực truyền cảm đi vào tận cỏi lòng người, hơn nữa với bút pháp tân kỳ, đặc thù phát sinh từ lòng đất mẹ, nhà thơ Yên Đỗ đã Việt hoá hoàn toàn sở đắc Hán học của mình và chỉ với 3 bài thơ nôm vịnh thu cũng đủ để gây dựng trong giới thức giả đương thời một niềm tin tưỡng vững chắc vào khả năng diển đạt thẫm mỹ thi ca của tiếng Việt, dọn đường cho các nhà thơ mới, thế hệ thơ 30 – 45 sau nầy. Dù hơn 100 năm qua tiếng thơ của ông giờ đọc lên nghe như là mới có hôm nào, cũng làng quê ngỏ trúc, cũng gió mát … cũng trăng thanh…
                                                     Ngọc Huệ - Diệp Lục Tố tinlanhvaxahoi@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.