Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

HƠI THỞ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Con người được dựng nên từ bụi đất và hơi thở của Đức Chúa Trời mang ý nghĩa như thế nào? 


Sáng 2: 7 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình ngừơi, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.

Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình ngừơi
 Hà sanh khí vào lổ mũi
Người trở nên một loài sanh linh.

Bụi đất: Thể vô cơ, vô tri, vô giác nhưng là vật chất do Đức Chúa Trời tạo nên.
Sanh khí của Đức Chúa Trời hà hơi vào biến vật chất vô tri đã được nắn theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời thành Loài sinh linh. Cho thấy có yếu tố thần thượng biến hóa.
Hay nói cách khác Đức Chúa Trời đã dựng nên thân thể loài người.
Đức Chúa Trời dựng nên linh hồn. (Sáng 2:7b)Vì vậy, loài người có hai phần đặc biệt : thân thể và linh hồn.

Hơi thở của Đức Chúa Trời mang ý nghĩa
        Ngài đã ban cho con người sự sống của Ngài, Ngài tạo ra con người khác với tất cả các loài, khác loài vật, có một ý nghĩa rất lớn nhất. Vì loài vật chỉ có giác hồn, giác hồn không có tính trường tồn nó sẽ bị tiêu mất đi khi con vật chết đi. Còn ngược lại linh hồn bất tử "Và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó" (Truyền Ðạo 12:7).
a. Loài người được Chúa hà sinh khí vào lỗ mũi mà trở thành một loài sanh linh (Sáng 2:7).
b. Loài người được Đức Chúa Trời dựng nên giống như hình Ngài và tượng Ngài, là giống như bản tánh thánh khiết và công nghĩa của Ngài. (Sáng1:26)
c.  Loài người được quyền quản trị muôn loài mà Đức Chúa Trời  đã dựng  nên."... hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất (Sáng 1:28).
          d.  Chỉ có loài người được thông công với Đức Chúa Trời  và tôn thờ Ngài.(Sáng 4:26).IICôrinhtô 7:1: "Hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, chúng ta đã có lời hứa dường ấy, thì hãy làm cho mình sạch khỏi sự dơ bẩn xác thịt và phần thần linh, lại lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta". Đây nói về hai phần trong con người  cần được Thánh Khiết, cả về thân thể lẫn linh hồn. Chính thân thể là Đền thờ của Chúa.
Mathiơ 26:41: "Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối". Hêbêrơ 12:9: "Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn…". Đây nói về hai phần: Phần xác và phần hồn.

Kinh Thánh cho biết con người có ba phần kết hợp nhau: Thể xác, hồn và linh.

+ Tê-sa 5:23 "Nguyền … xin linh, hồn và thân thể của anh em …" Câu nầy rõ ràng cho chúng ta thấy con người có 3 phần khác nhau.
+ Hê 4:12 "Vì Lời  Đức Chúa … sắc hơn gươm hai lưỡi thấu vào đến nỗi chia hồn, linh, cốt tủy phân biệt tư tưởng và ý định trong lòng”.

1. Linh giúp con người ý thức về Thượng đế, là khả năng tương giao với Thượng đế. 
2. Hồn giúp con người tự ý thức về mình, là khả năng làm một người có nhân cách. 
3. Thân thể giúp con người ý thức về thế giới, là khả năng giúp con người hiểu biết qua các giác quan. Thân thể cấu thành do bụi đất nhưng không vì thế mà mang tính thấp hèn vì tạo vật khi Chúa tạo xong Ngài chiêm ngưỡng và bảo là tốt lành.

I/ THỂ XÁC CON NGƯỜI:
Đây là một bằng cớ kỳ diệu về sự sáng tạo. Thân thể con người gồm có 5 giác quan. Mọi cảm giác sảng khoái, đau khổ, buồn bã hay các khả năng khác đều được biểu lộ trong và qua cơ thể.
Thể xác là trung gian thích ứng cho đời sống tâm linh và có tính cách cá nhân, tuy yếu đuối nhưng tự nó không là nguyên nhân gây sự xấu xa mà nó dưới sự điều khiển của hồn và linh. Nghĩa tích cực là nhờ thể xác con người mới có được hành động tôn thờ hay khước từ Thượng Đế để với chỉ một kiếp duy nhất nầy quyết định cho chúng ta đi vào thiên đàng hay hỏa ngục. Nhưng mục đích của Đức Chúa Trời tạo ra con người không phải để cho đi vào hồ lữa mà ngược lại với bản tánh yêu thương Ngài không muốn cho ai chết mất trong tội lỗi của mình. Cho nên hơi thở của Đức Chúa Trời hà hơi vào thân xác chuyển sự vô tri hay sự không hiểu biết của con người được mang thần tính của Đức Chúa Trời, nhờ đó mà thể xác biết hành động đúng, biết quỳ xuống mà tung hô danh thánh của Ngài (Hơi, gió, thở biếu tượng của Đức Thánh Linh).
Áp dụng: Bản ngã xác thịt khi còn là con người tội lỗi. Qua đức tin tiếp nhận Chúa sẽ được Ngài biến hóa trở thành người có sự sống mới từ Chúa.

II/ HỒN CON NGƯỜI 
Hồn là sự tự ý thức, nó chỉ về đời sống cá nhân.
Theo ngôn ngữ Hê-bơ-rơ HỒN là trung tâm nhu cầu thiết yếu của một người. Hay nói cách rộng ra từ ngữ nầy có nghĩa là thèm muốn, có thể là thèm khát sự sống, sự tranh đấu như lòng chúng ta mong ước…
Kinh thánh nói về một linh hồn mơ ước, một linh hồn khát khao (Thi 42:2), một linh hồn buồn rầu (Gióp 30:25), một linh hồn yêu thương (Nhã ca 1:7). Hồn dường như là phần con người ở giữa xác và linh, nhưng không phải là hai phần đó trộn lại, dầu đôi khi dường như nó có các tính chất của nhau.
Hồn gắn liền hai thế giới thuộc thể và thuộc linh. Công việc của hồn là hiệp tác những hoạt động của hai phần khác nhau.

III/ LINH CON NGƯỜI  
Tâm linh giúp con người ý thức về Đức Chúa Trời, tương giao với Ngài. Đức Chúa Trời hà sanh khí vào A-đam ban cho ông Linh (gió, hơi thở). "Tâm linh tiếp nhận những xúc cảm bên ngoài và những sự việc vật chất qua hồn và thể xác, nhưng nó thuộc về một mức độ cao hơn. Linh là trung tâm của nhân cách con người. Đức Chúa Trời hoạch định linh con người được Đức Thánh Linh ngự và cai trị, để giữ con người tiếp xúc liên tục với Ngài và duy trì mọi sự.
Mang ý nghĩa: Đức Chúa Trời là Linh (Giăng 4:24) và linh con người là phần giống Đức Chúa Trời nhất. Điều nầy được thể hiện trong sự bảo đảm về sự cứu rỗi của chúng ta. Rô-ma 8:16 "Chính Đức Thánh Linh làm chứng … rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời".

Trong sự Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người cho thấy rằng đối với cơ-đốc-nhân không công nhận thuyết tiến hóa. Vì thuyết tiến hóa phải trên cơ sở hữu thể đã được tạo thành rồi, trong khi đó Kinh Thánh dùng động từ Bara chỉ duy nhất một lần, và chỉ dùng cho Đức Chúa Trời khi Ngài tạo dựng ông A-dam. Ngài làm hiện hữu mà trước giờ chưa từng hiện hữu. 

God Bless You.            
 Phamhue










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.