Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014


Viện UUC 
Giáo sư: TVK, Ph.D.
Sinh Viên: PNH
Ngày 14/11/2014

DÀN BÀI
Phần I:
Đề tài 2 (Midterm paper: Topic # 2):
            Xin bình luận về giải đáp của tác giả Reddish (xem phía dưới) và trình bày lập trường của bạn về sự soi dẫn cùng suy nghĩ phương pháp khởi đầu nào là đúng cho giáo lý này.
            (Điểm thưởng) Trình bày một quan điểm về giáo lý soi dẫn khác so với của giáo sư Erickson và của tác giả Reddish.


Dẫn nhập
A/ Bình luận về giải đáp của tác giả Reddish
B/ Trình bày lập trường về sự soi dẫn
C/ phương pháp khởi đầu nào là đúng cho giáo lý này.? 
Kết luận
Phần II:
            (Điểm thưởng) Trình bày một quan điểm về giáo lý soi dẫn khác so với của giáo sư Erickson và của tác giả Reddish.
Quan điểm chân chính về sự Thần cảm 
Định nghĩa
Thư mục
CácWebsite

BÀI LÀM

Phần I:
Dẫn nhập

            "Trong Kinh Thánh La-tinh (vulgate), chép động từ inspiro dịch trong Sáng thế ký 2:7 "hà sanh khí vào" II Ti-mô-thê 3:16 "soi dẫn", II Phi-e-rơ 1:21 "cảm động"; và tiếng chỉ tên inspiratio dịch trong II Sa-mu-ên 22:16 "gió", Gióp 32:8 "hơi thở", Thi Thiên 18:15 "gió", và Công vụ các sứ đồ 17:25 "hơi sống". Bởi sự mở mang bảng kê danh từ thần học, chữ nầy được một nghĩa riêng về những người chép Kinh Thánh hoặc chính các sách đó. Các sách Kinh Thánh được gọi là soi dẫn (inspiratio) vì là kết quả nhứt định của Ðức Chúa Trời bởi những người được Ðức Chúa Trời hà hơi. Những người chép Kinh Thánh gọi là được soi dẫn có Ðức Thánh Linh hà hơi vào, nên kết quả các công việc họ vượt quá quyền loài người mà thành ra quyền Chúa."[1]
            Soi dẫn hay hà hơi thường được định nghĩa là một ảnh hưởng siêu nhiên tác động trên hành động của các người chép Kinh Thánh bởi Thần của Ðức Chúa Trời, và những lời chép đó kể là đáng tin cậy vì đến từ Chúa. Kinh Thánh được soi dẫn tức là công việc của Thần của Ðức Chúa Trời trên những người chép các sách Kinh Thánh để họ không chép tự mình song là đến từ Chúa và những lời chép đó Ðức Chúa Trời tỏ cho loài người biết bản thể, ý muốn, công việc cũng như mưu định của Ngài. Qua điều này người viết rất mong mỏi được học thêm để hiểu thêm về Chúa, về ơn thần hựu của Ngài, quyền năng và sự tể trị của Thiên Chúa. Ngài không chỉ là Đấng chí cao, mà cũng là Đấng chí cận, Ngài bày tỏ cho thế gian và từng cá nhân sự cứu rỗi của Ngài nếu đồng ý tiếp nhận sứ điệp của Kinh thánh và sở hữu cho chính mình. Chúa muốn bảo tồn sự khải thị của Ngài  nên cần phải soi dẫn cho các trước giả Kinh thánh dùng lời của con người cũng như chữ viết của con người ghi lại những điều gì nhận từ Chúa một cách không sai lạc. Đây là bài viết giữa khóa môn Thần học Hệ thống I, người viết trình bày theo đề tài gồm những phần sau đây:

A/ Bình luận về giải đáp của tác giả Reddish
            Mitchell Reddish cho rằng một phần khác biệt hiểu biết về sự soi dẫn của Kinh thánh khởi đầu từ cách thức nhìn vấn đề. Thường thì sẽ khởi đầu với Đức Chúa Trời là lẽ thật và không thể sai lầm. Giả thiết "Đức Chúa Trời là lẽ thật và không thể sai lầm" sẽ logic với lập luận theo Tam đoạn luận: Lời thật, của Đức Chúa Trời là lẽ thật, Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng là lẽ thật, cảm thúc (hay hà hơi, hoặc soi dẫn) cho người viết viết những lẽ thật theo sự dẫn dắt của Chúa nên Kinh thánh là viết Lời của lẽ thật, từ đó Kinh thánh là Lời của Chúa. Nếu Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn, thì Kinh Thánh sẽ dự vào bản chất của Ngài, là lẽ thật sẽ dẫn đến điều đúng và không sai lầm. Một Đức Chúa Trời toàn vẹn không thể tạo ra một Kinh thánh không trọn vẹn. Theo hiểu biết này, sự linh cảm bảo đảm rằng mọi dữ kiện sẽ không sai lầm – dù lịch sử, khoa học, điạ lý hay thần học. Trong quan điểm này thì có thuyết rằng Đức Chúa Trời đọc mỗi lời cho tác giả (con người) viết và họ chỉ thuần túy là người ghi chép. Reddish cho rằng quan điểm sự soi dẫn cho từng lời (verbal plenary) có hai lầm lẫn quan trọng: 
            * Thứ nhất, khi đọc Kinh thánh với sự phê bình (critical) cho thấy, Kinh thánh không hoàn toàn thoát khỏi sai lầm về lịch sử, điạ lý và khoa học. Nếu chỉ có nguyên bản là được soi dẫn, chứ không phải Kinh thánh trong dạng hiện tại, thì giáo lý soi dẫn không có hữu ích cho Cơ-đốc-nhân hôm nay.
            * Thứ nhì, với quan điểm soi dẫn cho từng lời là đặt trọng tâm (locus) của sự hà hơi ở nơi những người viết Kinh thánh. Nhiều tác phẩm Kinh thánh là sản phẩm của tiến trình dài bao gồm nhiều nguồn, nhiều chủ bút, và nhiều số bản của công trình. Kinh thánh, trong nhiều trường hợp, là sản phẩm của tập thể hơn là công trình của cá nhân tác giả. Thuyết thẩm quyền dựa trên đọc cho viết xuống (dictation) thất bại vì nó không được ủng hộ bởi chính bằng chứng từ Kinh thánh.
            Thật ra, giáo lý về sự soi dẫn không phải do các nhà thần học áp đặt cho Kinh thánh, mà trái lại, đây là sự dạy dỗ của chính Kinh thánh "...Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn..." (2Tim 3:16). Một kết luận ra từ dữ liệu trong Kinh thánh, cũng giống như mọi nhân chứng khác Kinh thánh làm chứng cho chính mình, Khải 22:19, tóm tắt những lời Kinh Thánh chép về sự soi dẫn như sau: * Những người chép Kinh Thánh, khi nào nói đến, xưng rằng mình chép bởi quyền trực tiếp của Chúa. * Dẫn chứng rằng có cả những lời không phải chỉ những ý thôi, đều được soi (I Cô-rinh-tô 2:7-15). * Cả thái độ của Chúa Jêsus Christ đối với Cựu Ước, như lời Ngài phán tỏ ra, cả lúc trước khi chết và sau sự sống lại, chứng quyết lẽ thật và căn nguyên Cựu Ước là bởi Chúa, và Ngài chỉ rõ Ngũ Kinh thật thuộc Môi-se. * Khi hứa sẽ tỏ ra nhiều điều sau khi Ðức Thánh Linh đến (Giăng 16:12-15), Chúa dọn đường cho Tân Ước. * Những người chép Tân Ước vẫn coi Cựu Ước như có quyền và soi dẫn bởi Chúa.
            Reddish cho rằng cách giải đáp câu hỏi về soi dẫn là quy nạp (inductive), vì nên để cho bằng chứng của Kinh thánh định đoạt cái dạng và nội dung của giáo lý. Thật vậy, xưng nhận rằng Kinh thánh được soi dẫn là xác nhận rằng qua những tác phẩm này, con người đã gặp Đức Chúa Trời, Đấng bày tỏ chính Ngài cho dân sự và cộng đồng đã tạo ra các kinh thánh.
            Vế thứ hai của 2Tim 3:16 "...Có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị dạy người trong sự công bình". Lợi ích của Kinh thánh cốt ở trong sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, phục hồi, huấn luyện trong sự công chính, hầu cho tín hữu có kim chỉ nam của chiếc la bàn chỉ phương hướng đi cho đúng với những điều Kinh thánh dạy. Để có được khả năng, thành thạo, được trang bị hoàn hảo trong mọi lãnh vực để làm nên nhân cách hay bản thể của người ấy. Kinh thánh không phải để trưng bày mà Kinh thánh là Lời của Chúa là Đấng sống nên Kinh thánh thánh phải được dùng trong cuộc sống. Toàn câu Kinh thánh 2Tim 3:16 là lời chứng trong Kinh thánh dạy toàn thể Kinh thánh đã đến từ Đức Chúa Trời để chỉ cho con người cách sống theo ý Chúa.

B/ Trình bày lập trường của bạn về sự soi dẫn
            "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắn sẵn để làm mọi việc lành" (II Tim 3:16-17).

            Bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô xác định "Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn..." (II Ti-mô-thê 3:16).  Như vậy, Đức Thánh Linh soi sáng, dẫn dắt để các trước giả viết một cách chính xác, vô ngộ sứ điệp Đức Chúa Trời ban cho họ, hầu truyền lại cho loài người.
            Một trong những bằng cớ chính xác chứng minh Kinh Thánh được soi dẫn là các lời tiên tri. Các lời tiên tri trong Cựu Ước về Chúa Giê-xu đã được ứng nghiệm trọn vẹn trong Tân Ước. Nhất là bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ Các Sứ Đồ luôn luôn lặp lại những chữ "để được ứng nghiệm lời tiên tri." Như Chúa Giê-xu giáng sinh bởi một nữ đồng trinh (Ma-la-chi 1:22-23), tại thành phố Bết-lê-hem nước Do Thái (Ma-la-chi 2:1-6). Lánh nạn qua Ê-díp-tô (Ma-la-chi 2:13-15), Chúa về Na-xa-rét (Ma-thi-ơ 2:13-15). Giăng Báp-tít dọn đường cho Ngài (Ma-thi-ơ 3:1-3), Chúa bắt đầu chức vụ (Ma-thi-ơ 4:12-16), chữa lành mọi tật bệnh (Ma-thi-ơ 8:17), giảng dạy một cách có quyền năng (Ma-thi-ơ 12:17-21; 13:14-15,35; 15:7-8). Vào thành Giê-ru-sa-lem (Ma-thi-ơ 21:4-5), Chúa bị phản bội (Giăng 13:18), bị bán với giá 30 miếng bạc (Ma-thi-ơ 7:9-10), chịu chết (Giăng 19:25,36-37) sống lại (CV 2:24-28), thăng thiên (CV 2:32-35).
            Bằng chứng sống động là kinh nghiệm của tín hữu trải qua mọi thời đại cho đến ngày nay. Hễ ai vâng theo lời Kinh Thánh mà ăn năn tội, tin nhận Chúa Giê-xu thì tội được tha linh hồn được cứu, được thánh hóa, được sự sống mới, có một đời mới. Mọi lời hứa của Chúa trong Kinh Thánh được ứng nghiệm cho họ, khiến họ giống "như cây trồng gần dòng nước, sinh bông trái theo thì tiết, lá nó cũng chẳng tàn héo" (Thi-thiên 1:2-3) hay giống "như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy, ngộ khi trời nắng chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì mà cứ ra trái không dứt" (Giê-rê-mi 17:7-8). Kinh thánh ghi lại Lời Chúa, Ngài soi dẫn, giúp con cái Chúa sống kết quả, sung mãn mỗi ngày.
            Hiện nay 2Tim 3:16 "Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn. Có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bằng" vẫn còn giá trị tin tưởng tuyệt đối. Điều này cũng cho thấy Đức Chúa Trời yêu ai thì Ngài yêu đến cuối cùng, Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài luôn luôn giữ lời hứa của Ngài (Minh họa, Kinh thánh cho thấy sự ứng nghiệm qua lời của các tiên tri của Chúa, cụ thể là sự Giáng sinh của Chúa Jésus...). Chứng minh rằng sự soi dẫn của Chúa cho trước giả viết Kinh thánh, sự hà hơi biến những Lời thánh, ơn thần hựu của Chúa giữ gìn những Lời sống giúp cho những người được thánh hóa hiểu được những ý định của Ngài từ khi Kinh thánh được viết xuống cho đến hôm nay vẫn còn như ngày đầu, dù rằng Kinh thánh đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, tái bản nhiều lần nhờ vào ơn thần hựu của Chúa bảo tồn Lời của Ngài.
           
C/ phương pháp khởi đầu nào là đúng cho giáo lý này.
            Mitchell Reddish cho rằng một phần khác biệt hiểu biết về sự soi dẫn của Kinh thánh là khởi đầu từ cách thức nhìn vấn đề. Thường thì sẽ khởi đầu với Đức Chúa Trời là lẽ thật và không thể sai lầm. Giả thiết "Đức Chúa Trời là lẽ thật và không thể sai lầm". Bằng phương pháp qui nạp với giả thiết "Đức Chúa Trời là lẽ thật và không thể sai lầm". Là phù hợp theo bằng chứng lập luận từ Kinh thánh đã tự biện minh qua câu Kinh thánh 1Ti-mô-thê 3:16, 17. Tuy nhiên, Kinh thánh cũng ghi lại những lời nói dối của Sa-tan (Sáng 3:4-5), nhưng Kinh thánh ghi thật chính xác. Kinh thánh cũng có một số câu trích của người chưa được cứu (Tít 1:12)...Nhưng sự đa dạng này được ghi lại thật rỏ ràng.
            "Dầu nhiều người theo nhiều quan điểm thần học khác nhau sẽ sẳn sàng nói Kinh thánh được soi dẫn (hay còn gọi là sự linh cảm, sự hà hơi), nhưng người ta thấy ít có sự đồng nhất về điều được gọi là sự soi dẫn, có người tập trung sự soi dẫn vào cho những trước giả; người khác tập trung vào các tác phẩm; lại có người khác qui cho người đọc. Có người liên hệ sự soi dẫn với sứ điệp tổng quát của Kinh thánh; một số khác thì liên hệ với các tư tưởng, lại có người khác nữa liên hệ đến những từ ngữ. Một số khác bao gồm cả tính không sai lầm, nhiều người khác lại không tin như vậy."[2]
            Thật sự, chúng ta cần Đức Chúa Trời hướng dẫn suốt đời, từ thuở thanh xuân cho đến lúc bạc đầu. Người viết Thi-thiên nói: “Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời chúng tôi đến đời đời vô-cùng; Ngài sẽ dẫn chúng tôi cho đến kỳ chết” (Thi 48:14). Giống như người viết Thi-thiên, tín đồ Đấng Christ khôn ngoan không ngừng trông cậy nơi Đức Chúa Trời để được Ngài hướng dẫn.[3]
           
            KẾT LUẬN
            "Lòng khiêm nhường là đất mầu mỡ, là nơi phát triển phần thuộc linh và sinh ra trái của sự soi dẫn để biết phải làm điều gì. Lòng khiêm nhường cho phép tiếp cận với quyền năng thiêng liêng để hoàn thành điều cần phải được làm. Một người bị thúc đẩy bởi ước muốn được khen ngợi hay thừa nhận thì sẽ không hội đủ điều kiện để được Thánh Linh giảng dạy. Một người ngạo mạn hoặc để cho cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của mình thì sẽ không được Thánh Linh hướng dẫn một cách mạnh mẽ."[4]
            Phi-e-rơ cũng viết trong bức thư của ông và nói rằng, “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” (II Phi-e-rơ 1:21). Đó là điều rất quan hệ để thấy rằng những tác giả viết Kinh thánh đều được cảm động bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Không những tư tưởng được soi dẫn, nhưng mỗi lời cũng được soi dẫn.[5]
            Kinh thánh như là kim chỉ nam trong chiếc la bàn, chỉ cho người ta đi đúng hướng, theo những lời dạy trong Kinh thánh. Nhưng phải có lòng mềm mại, khiêm nhường để nhận lãnh và làm theo. Tất cả những gì Kinh thánh được soi dẫn để viết một điều, đó là Đấng Christ. Mục đích tối hậu của sự soi dẫn là Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống. (Giăng 20:31)
            Phần II:
            (Điểm thưởng) Trình bày một quan điểm về giáo lý soi dẫn khác so với của giáo sư Erickson và của tác giả Reddish.
            Quan điểm chân chính về sự Thần cảm  [6]
            Định nghĩa: Sự thần cảm thiên thượng là sự làm việc của Đức Thánh Linh, để qua đó Ngài ban năng lực cho người nhất định nào đó nhận được sự khải thị từ nơi Đức Chúa Trời. Nhằm để nói hoặc viết ra qua ngôn ngữ và sắc thái riêng của họ, chính những Lời của Đức Chúa Trời mà không hề sai sót (2 Phi 1:21).
            Sự thần cảm nguyên vẹn: Hàm ý rằng mỗi phần trong 66 sách hợp tuyển thành Kinh thánh đều là công trình của sự thần cảm thiên thượng ở cùng một mức độ (2 Tim 3:16).
            Sự thần cảm từng lời: Hàm ý rằng sự thần cảm thiên thượng chạm đến từng lời trong Kinh thánh cho đến tận hình thái và chức năng ngữ pháp của nó (Ga-la-ti 3:16).
            Nhận xét:
            1/ Chỉ liên hệ với nguyên tác Kinh thánh, sự thần cảm thiên thượng chỉ liên quan với sự bày tỏ nguyên thủy và văn bản nguyên thủy của người phát ngôn và trước giả của Đức Chúa Trời. Các bản sao và bản dịch của nguyên bản Kinh thánh có thể có sai sót.
            2/ Sự thần cảm thiên thượng chỉ liên quan đến người phát ngôn của Đức Chúa Trời khi họ nói hoặc viết Lời của Ngài dưới tác động của Đức Thánh Linh. Sự thần cảm thiên thượng không liên quan đến các hành vi khác và các lời lẽ khác của họ trong cuộc sống (2Sa 7:3).
            3/ Dưới sự thần cảm thiên thượng, người nói và viết Lời Đức Chúa Trời được gìn giữ chẳng những khỏi các sự sai trật trong sự truyền đạt mà còn khỏi các sự thiếu sót nữa. Sự bày tỏ và các tác phẩm của họ là chính xác trong các giới hạn xác định một cách thiêng liêng. Họ cũng không nói hoặc viết quá những gì Đức Chúa Trời đã ấn định cho họ thực hiện.
            4/ Dầu Đức Chúa Trời không tỏ sự ưng thuận từng việc, từng lời của thiên sứ hay con người đã được ghi chép trong Kinh thánh, sự thần cảm thiên thượng vẫn bảo đảm cho các ký thuật hoặc hành vi và lời nói ấy (Sáng 3:4).
            5/ Dầu chúng ta không hiểu được thế nào và thế nào mà Đức Thánh Linh đã dùng những con người có thể sai lầm để thực hiện các ký thuật không thể sai lầm, điều đó cũng chưa đủ cho chúng ta kết luận rằng Ngài đã không làm như vậy. Có lẽ chúng ta chưa bao giờ hiểu được về Ngài một cách trọn vẹn trên bất cứ vấn đề nào.
            6/ Vì cớ sự đầy đủ của Kinh thánh cho niềm tin và phẩm hạnh của chứng ta và thể theo sự bày tỏ của Châm 30:5-6; 1Cô 13:8; và Khải 22:18-19, tôi tin rằng chẳng hề có sự khải thị đặc biệt nào khác được ban cho kể từ khi kết thúc kinh điển Tân Ước vào cuối thế kỷ thứ nhát.
            7/ Kinh thánh bày tỏ rằng mọi sự bày tỏ đặc biệt từ thiên thượng có nguồn gốc từ Đức Chúa Cha (Khải 1:1), được chuyển giao sang người đại diện là Đức Chúa Con (Gi 1:1), và được mặc lấy ngôn ngữ loài người bởi sự làm việc của Đức Thánh Linh trên con người (1 Cô 2:13; 2 Phi 1:21) là người phát ngôn của Đức Chúa Trời (Phục 18:18).
            8/ Đức Chúa Trời ít khi truyền phán qua người chưa được cứu (2 Sử 35:21-22; Gi11:49-51).
           
Thư mục:
1/ Barnabas, Dịch ra tiếng Việt Thần Học Cơ Đốc Thực Hành. Nguyên tác Kregel Publications và GS.TS. Floyd H.Barackman. Practical Christan Theology.  Năm 2011
2/ Kinh thánh
3/ Sách Giáo Khoa
Các Website:
[1] http://www.thuvien.eu/book/kt/Toan_Bo/TDKT_1222.html
2 https://sites.google.com/site/codocnhandn/kinh-thanh/than-hoc-can-ban/giao-ly-cua-kt-ve-su-soi-dan
3 http://wol.jw.org/vi/wol/d/r47/lp-vt/2008282
4 https://www.lds.org/general-conference/2012/04/how-to-obtain-revelation-and-inspiration-for-your-personal-life?lang=vie
5 http://httlgiadinh.org/Tin-Tuc/Gia-Dinh/227/Tim_Hieu_Kinh_Thanh_-_Bai_3_-_Su_Khai_Thi_Su_Soi_Dan_Su_Soi_Sang.aspx




[1] http://www.thuvien.eu/book/kt/Toan_Bo/TDKT_1222.html

[2] https://sites.google.com/site/codocnhandn/kinh-thanh/than-hoc-can-ban/giao-ly-cua-kt-ve-su-soi-dan
[3] http://wol.jw.org/vi/wol/d/r47/lp-vt/2008282
[4] https://www.lds.org/general-conference/2012/04/how-to-obtain-revelation-and-inspiration-for-your-personal-life?lang=vie
[5] http://httlgiadinh.org/Tin-Tuc/Gia-Dinh/227/Tim_Hieu_Kinh_Thanh_-_Bai_3_-_Su_Khai_Thi_Su_Soi_Dan_Su_Soi_Sang.aspx
[6] Barnabas, Dịch ra tiếng Việt Thần Học Cơ Đốc Thực Hành. Nguyên tác Kregel Publications và GS.TS. Floyd H.Barackman. Practical Christan Theology.  Năm 2011. Tr 15-16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.