Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

GIẢI THÍCH VÀ NHẬN ĐỊNH: "Sự hiểu biết về Tân Ước..."

 "Sự hiểu biết về Tân Ước đòi hỏi một kiến thức cơ bản về Cựu Ước, lịch sử cũng như văn chương trong thời gian giữa hai giao ước".
Nhận định: "Sự hiểu biết về Tân Ước đòi hỏi một kiến thức cơ bản về Cựu Ước, lịch sử cũng như văn chương trong thời gian giữa hai giao ước". Nhận định này cho thấy rằng có sự liên kết chặc chẻ giữa Cựu Ước và Tân Ước, toàn thể lịch sử là việc làm của Thượng Đế, qua những thời kỳ được chép trong Kinh Thánh Cựu Ước. Các sách Cựu Ước bao trùm nhiều lãnh vực văn chương, lịch sử, tôn giáo. Người theo Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Cơ Đốc Giáo đều tìm thấy nguồn gốc mình trong Cựu Ước. Thượng đế đã tỏ chính Ngài trong hết thảy mọi vấn đề cá nhân và quốc gia, để dạy loài người biết về Đấng Tạo Hóa, hầu chuẩn bị cho cả thế gian và sẳn sàng cho Đấng Cứu Thế sẽ đến. Trong linh trình thiên thượng nầy là dân tộc Hê-bơ-rơ, xứ Israel được Ngài chọn. Học Cựu Ước, cho thấy các sách lịch sử  không chỉ là các ký sự của dân Do thái mà còn cho thấy rằng Thượng Đế mặc khải chính Ngài cho loài người qua Cựu Ước. “Kinh Thánh không chỉ là một tài liệu lịch sử ghi nhận một số biến cố xa xưa tác động đến một số người Do thái và người ngoại bang. Kinh Thánh có ý nghĩa nhiều hơn như thế. Kinh Thánh là sự kết hợp của lịch sử và thần học[1].
Chính Chúa Jésus và các môn đồ Ngài đã rất quen thuộc với những tác phẩm cổ này, mà về sau được kinh điển hóa thành Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ…Những tác phẩm này bao gồm các sách từ Giô-suê cho đến II Các Vua trong bản Kinh Thánh của chúng ta, cùng với các sách tiên tri quen thuộc khác, như là Ê-sai, Giê-mê-ri, Ê-xê-chi-ên và mười hai sách tiểu tiên tri. Chính Chúa Jésus cũng đã trích dẫn nhiều chỗ trong một số sách này, nên chúng ta suy luận rằng Ngài công nhận thẩm quyền của các sách đó[2].
          Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan trọn vẹn, Ngài là tác giả các sách Cựu Ước và Tân Ước, Ngài đã sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước, Tân Ước được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước. Nếu chỉ đọc Tân Ước ít nghiên cứu về Cựu Ước thì không thể hiểu được sự mặc khải của Đức Chúa Trời, về chính Đức Chúa Trời và mục đích của Ngài muốn làm gì cho loài người. Trong Tân Ước cho thấy phần lớn Chúa kêu gọi từng cá nhân một, nhưng ở Cựu Ước nhấn mạnh đến sự kêu gọi cả tập thể gia đình, cộng đồng xã hội, cả quốc gia, đặc biệt là quốc gia Y-sơ-ra-el, trong khi đó Tân Ước lại thể hiện sự kêu gọi tất cả con người trên thế gian. Cơ đốc giáo ngày nay xao lãng Cựu Ước hơn Tân Ước, vì cho rằng Cựu Ước là thời của Luật Pháp, Thượng Đế của Cựu Ước như một Thượng Đế ưa thịnh nộ và phán xét và Tân ước là thời của Tin Lành, Đức Chúa Trời của tình yêu và ân sủng. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho biết rằng Thượng Đế đã hành động trong suốt cõi lịch sử loài người, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của tình yêu, từ xưa đến nay không bao giờ thay đổi, Ngài nhân từ, công chính… hay khuyên nhủ con dân Ngài (Phục 4:1; 6:25), Giê-rê-mi (Giê-mê-ri 9:23-24), Sứ đồ Phao lô đã trích Cựu Ước và gọi Ngài là “Cha thương xót (2Cô 1:3).
Thời gian giữa hai giao ước (Cựu Ước và Tân Ước) gọi là thời kỳ yên lặng vì không để lại dấu ấn tiên tri nào, kéo dài hơn 400 năm. Trong giai đoạn này người Do thái chịu ảnh hưởng của các thế lực lớn trong vùng, những các sự kiện xảy ra lúc ấy đã đem lại cho dân Giuđa thời Chúa Jésus một hệ tư tưởng rõ nét về lịch sử cũng như văn chương. Phong trào Hy-lạp hóa đã khiến Cựu Ước dịch ra tiếng Hy-lạp để người Do thái có thể đọc được (bản dịch Bảy mươi), các sách Tân Ước được viết bằng tiếng Hy-Lạp là ngôn ngữ quốc tế thời bấy giờ. Ảnh hưởng văn hóa Hy-lạp trên người Do thái tại Palestine và các nơi không đồng nhất: Ở thành phố, thành phần trí thức, thương nhân ủng hộ vì muốn thăng tiến nên sống theo tư tưởng và nếp sống Hy-lạp; còn ở nông thôn thì lại có khuynh hướng bảo thủ, giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại tin tưởng vào cách sống phân biệt, cách ly.
Trong thời gian giữa hai giao ước dài hơn 400 năm được gọi là thời gian yên lặng. Tuy nhiên, nhiều biến động về chính trị, văn hóa, tôn giáo ảnh hưởng đến người Do thái tại đất nước Palestine do: Sự thống trị của Ba-by-lôn kết thúc, lại khởi đầu thời đại của đế quốc Ba-tư. Những nổ lực bành trướng của người Ba-tư về phía Tây vào Châu Âu đều thất bại. Năm 336 TC, Alexander Đại đế lên ngôi cai trị Hy-lạp và đánh bại người Ba-tư trong trận Issus năm 333 TC. Khoảng ba năm sau đó, Năm 330 TC, toàn đế quốc Ba-tư rơi vào tay Alexander Đại đế, người Do thái được đối xử tốt, dân Do thái ở Ai cập đông hơn dân Do thái ở Palestine. Văn hóa Hy-lạp xâm nhập rộng rãi trong Palestine, nhiều thành phố mọc lên ở các vùng phía Đông sông Giô-đanh, tạo thành vùng Đê-ca-bô-lơ (Decalolis), khu vực mười thành phố được đề cập trong Mác 5:20; 7:31. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy-lạp, chức tế lễ bị thoái hóa thành chức vụ có tính cách hình thức lễ nghi. Tuy nhiên, cũng có điều tiêu cực khi Do thái chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy-lạp, như “vào năm 168 – 167 TC, vua Seleucid là Antiochus IV (Epithanes) bắt ép người Do thái theo văn hóa Hy-lạp (dâng heo trên bàn thờ trong đền thờ), việc này đưa đến phong trào của anh em Mác-ca-bê và đưa đến thời kỳ tự trị ngắn bởi dòng họ Hasmonean[3]. Sau đó, lại có nội chiến và loạn lạc (78 – 65 TC), thì đế quốc La-mã  xuất hiện, nền độc lập của Gui-đa bị chấm dứt.
Đế quốc La-mã có đặc tính là nổi tiếng về việc duy trì luật pháp và trật tự với các tổng trấn, tiềm năng quân sự ưu việt, tạo được thời kỳ hòa bình dưới thời Sêsa Au-gút-tơ (63 TC – 14 SC), đã xây dựng một nền quân chủ bằng cách đặt ra thể chế công dân La-mã (công dân hạng nhất – Fist citizen), tuy nhiên, luân lý thì suy đồi, tôn giáo hình thức, triết học thiếu sức sống, giao thông với thần linh….Palestine vào thế kỷ đầu tiên với chính quyền Do thái có Hê-rốt Đại vương được La-mã bổ nhiệm (37 – 4 TC), đây là triều đại có việc tàn sát trẻ con, con trai từ hai tuổi sấp xuống (Mat 2:16); Hê-rốt Antipa (4 – 39 SC) giết Giăng Báp-tít vì Hê-rô-đia (Mat 14), Chúa Jésus gọi là “chồn cáo” (Luca 13:32)…Về tổ chức tôn giáo dưới quyền quản trị của Thượng tế và Hội đồng quản hạt, đền thờ trung tâm tại Jé-ru-sa-lem (đền thờ Hê-rốt), dân chúng tụ tập về dự trong ba lễ lớn: Lễ Vượt qua, Lễ Ngũ tuần, Lễ Lều tạm). Nhà Nguyện mọc lên, nhấn mạnh việc cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Người Do thái tin Cựu Ước là sách của Thượng Đế, họ đang trông đợi Chúa Cứu thế đến để giải cứu (Lu 2:25 – 40). Đại đa số không muốn đồng hóa bởi văn hóa mới du nhập này, họ muốn theo luật pháp Môi-se. Văn chương “mạt thế” (apocalypticism) dần dần thịnh hành, với các đặc tính sau: - Thế giới hiện tại không thể cứu vãn được. – Đời này sẽ bị xụp đỗ và thay thế bởi một thế giới mới. – Chúa sẽ phục sanh và ban thưởng cho người trung tín. – Các cấp bực thiên sứ chiến tranh chống lại kẻ thù của Chúa.
Sự hiểu biết về Tân Ước đòi hỏi một kiến thức cơ bản về Cựu Ước, lịch sử cũng như văn chương trong thời gian giữa hai giao ước. Vì nếu chỉ nghiên cứu Tân Ước mà xao lãng Cựu Ước thì không thể nào hiểu được sức mạnh của Lời Đức Chúa Trời, bởi vì Cựu Ước nối liền của người bình dân, nhất là những người không trực thuộc văn hóa nền Tây phương. Cựu Ước truyền thông tình yêu và sự nhân từ của Chúa; Kinh Thánh Tân Ước có cả sứ điệp Phúc âm, có cả sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đem Phúc âm của Chúa cho cả nhân loại (Mat 28:19-20)(Mác 16:15)…Chúa Jésus và các sứ đồ thường trích dẫn Cựu Ước trong khi giảng dạy. Học cả Cựu Ước lẫn Tân Ước sẽ dẫn chúng ta đến chỗ tin cậy và vâng phục Chúa cách trọn vẹn, Đức Chúa Trời đã làm việc xuyên suốt từ thời sáng thế đến ngày nay không ngưng nghỉ dù rằng trong thời kỳ yên lặng giữa hai giao ước về phương diện lời tiên tri, nhưng trong dòng lịch sử Đức Chúa Trời đã chuẩn bị “Khi kỳ đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp”(Gal 4:4). Ngài đến để làm trọn Luật pháp và lời tiên tri của Đức Chúa Trời (Mat 5: 17 – 19).
TĐ NGỌC HUỆ
HT CƠ ĐỐC LIÊN HIỆP TOÀN CẦU




[1] SGK, Tìm hiểu Tân Ước, Viện UUC, tr 52.
[2] Sđd, tr 61
[3] Sđd, tr 23

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.