Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

GIÁO HOÀNG VÀ NỀN TẢNG TRONG KINH THÁNH

TĐ NGỌC HUỆ
          Kinh thánh không hậu thuẫn cho việc thiết lập chức vụ giáo hoàng. Những lý do không có nền tảng trong Kinh Thánh cho thấy rằng sự bớt ra và thêm vào Kinh Thánh đã có từ xưa, làm sai Lời Chúa đã trở thành truyền thống của một số giáo hội. Tuy nhiên, sự hãnh diện, tự đắc vì được “tông truyền” đã ru ngủ những người ở trong vinh quang đời này. Thế và quyền không những cám dỗ người trần gian mà còn quyến rũ cả những người “TU”. Chức vụ và quyền lực giáo hoàng theo thời gian mới hình thành, trong hội thánh ban sơ, hồi hội thánh Các Sứ Đồ không có. Chế độ giáo hoàng trải qua nhiều thời kỳ phát triển quyền lực (440 – 1050). Hội nghị Sardica năm 342 lần đầu tiên gán vị trí đứng đầu Hội thánh cho giám mục La mã.
Hoàng đế Valentinian III đã công nhận vị trí đứng đầu của La mã và giám mục của nó bằng sắc lệnh năm 445. Kinh thánh cho thấy Chúa Jésus không làm “chính trị”, tuy nhiên giáo hoàng lại làm, như việc Leo the Great (440-461) đã điều đình với Attila vua Hung nô để chúng rút lui không chiếm La mã. Việc này nâng cao quyền lực của ông. Ông là giám mục đầu tiên nói rằng giám mục La mã là người kế vị sứ đồ Phi e rơ, vì vậy có quyền cai trị Hội thánh!. Phải là “giám mục La mãmới là người “kế vị sứ đồ Phi e rơ”!.
Gregory I (590-604): đã đàm phán hòa bình với người Lombard ngăn  chặn sự xâm lăng của họ. Lúc quyền lực tại La mã bỏ trống, ông đã nắm quyền lãnh đạo chính trị tại Ý, bắt đầu cho những hoạt động thế gian của giáo hoàng.
Gregory VII (1073-1085): Làm cho quyền của giáo hội vượt trên quyền của vua. Innocent III (1198-1216): được bầu làm giáo hoàng năm 1198, đã nâng quyền thế gian của giáo hoàng lên cao nhất. Được xem là người sáng lập thực sự của nước Giáo hoàng. Ra lệnh chọn người kế vị tại Đế quốc La mã thánh. Thắng trong xung đột với vua John nước Anh. Triệu tập hội đồng Lateran IV năm 1215 thiết lập quyền tối cao của giáo hoàng.
Trong thời kỳ suy thoái của Giáo hoàng (1294-1517), thời kỳ phân chia (1378-1417), sau khi giáo hoàng Gregory XI, vị giáo hoàng cuối cùng ở Avignon, trở lại Rôma và chết, viện hồng y đã chọn một giáo hoàng người Ý là Urban VI. Các hồng y Pháp đã rời thành phố và bầu một giáo hoàng khác, Clement VII. Vậy là bắt đầu thời kỳ có hai giáo hoàng, một tại Rô ma, một tại Avignon. Như vậy theo ý của giáo hoàng Leo the Great (440-461) cho rằng “giám mục La mã mới là người “kế vị sứ đồ Phi e rơ”!, đã thay đổi không như ý muốn của con người.
Lời hứa của Chúa Jésus (Mat 16:19), sau lời tuyên xưng của Phi-e-rơ do Cha soi sáng, Chúa Jésus hứa giao chìa khóa Nước Thiên Đàng cho ông, theo ý nghĩa biểu tượng thì chính ông sẽ mở của Nước Trời cho nhiều người hay nói cách khác là Phi-e-rơ là người đầu tiên giảng Tin lành cho mọi người. Chính thực như thế, trong ngày lễ Ngũ Tuần với bài giảng đầu tiên  đã mở cửa Thiên Đàng cho 3.000 người Do thái (CV 2: 40-41), Phi-e-rơ là người đầu tiên giảng Tin Lành công khai cho người Do Thái.
QUAN ĐIỂM:
1.Chức vụ Giáo hoàng: Lấy nền tảng trên Ma-thi-ơ 16?, Giáo hoàng là người thầy, người lãnh đạo vô ngộ; Là chủ, là đầu hội thánh; không có sự đệ trình của giáo hoàng thì không có sự cứu rỗi. Đây là sự tập trung quyền lực vào con người
2.Tháp ba tầng: a- Thẩm quyền toàn diện của giáo hoàng (Total Authority); b- Thẩm quyền có thể kế truyền (Transferable Authority); c- Thẩm quyền La-mã (Roman Authority: phân biệt với Constantinople).
THẨM QUYỀN TOÀN DIỆN:
Niềm tin: Đấng Christ ban cho Phi-e-rơ một thẩm quyền toàn diện, đầy đủ để răn dạy tất cả hội thánh đương thời.
Lời dạy Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 16: 22 – 23 cho biết là hoàn toàn sai lầm, vì Phi-e-rơ có khi bị gọi là Satan thì không thể nào là giáo hoàng vô ngộ được. Ma-thi-ơ 18: 1 cho biết các môn đồ còn hỏi rằng ai là lớn, nghĩa là Phi-e-rơ cũng không được ban cho làn thẩm quyền toàn diện. Galati 2: 11 – 14, nếu Phi-e-rơ là lớn thì Sứ Đồ Phao-Lô không thể công khai sửa sai Phi-e-rơ trước mặt mọi người như thế.
THẨM QUYỀN CÓ THỂ KẾ TRUYỀN:
Niềm tin: Phi-e-rơ có thể truyền thẩm quyền giáo hoàng cho người khác và cứ như thế cho đến ngày nay Giáo hoàng là người kế vị Phi-e-rơ.
          Nền tảng Kinh Thánh: Với một giáo lý quan trọng như thế, không thấy Kinh Thánh đề cập đến như thế họ đã đi theo con đường của người Pha-ri-si đã làm có nghĩa là thêm lời truyền khẩu vào Kinh Thánh, một hành động sai lầm hoàn toàn.
          THẨM QUYỀN LA-MÃ:
Niềm tin: Phi-e-rơ là Giám mục đầu tiên của la-mã. Vì thế các giám mục tại La-Mã mới có thể kế truyền chức vụ giáo hoàng chứ không phải các giám mục nơi khác (Constantinople, Alexendrie…)
Nền tảng Kinh Thánh: Không có nền tảng nào trong Kinh Thánh, mà đây là sản phẩm tranh chấp quyền hành giữa các giám mục.

Chứng minh bằng nền tảng Kinh Thánh, cho thấy các quan điểm về giáo hoàng không có nền trong Kinh Thánh là đã làm sai Lời Chúa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.