Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

GS. PHẠM NGỌC HUỆ
Tín ngưỡng thờ kính tổ tiên vốn là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt, đó cũng là một yếu tố văn hoá của cư dân thiên về tình cảm và trực quan hơn là lý trí và suy luận. Ðồng thời, thờ kính tổ tiên ở Việt Nam ngày càng được củng cố thêm bằng những cuộc giao thoa văn hoá. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có một quá trình hình thành, có một mảnh đất phát triển khá lý tưởng, để nó có thể trở thành một bản sắc văn hoá không thể thiếu của người Việt Nam.

Người theo Tín ngưỡng này rất xem trọng và thiêng liêng hóa người đã qua đời. Việc cúng giỗ và hôn lễ còn là biểu hiện một mối dây liên đới mật thiết giữa tổ tiên (người đã khuất) và con cháu (người còn sống), là điểm gặp gỡ giữa vũ trụ hữu hình và thế giới linh thiêng vô hình. Hồn tổ tiên vẫn lui về với gia đình khi con cháu đứng trước bài vị để lễ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, vì tin rằng tổ tiên vẫn hiện hữu bên cạnh họ và có thể chi phối mọi sinh hoạt lớn bé trong đại gia đình tông tộc. Ðồng thời, tổ tiên cũng là mối dây liên kết mọi thành viên trong cùng một dòng tộc, dòng tộc nào càng quan tâm chu đáo với tổ tiên thì dòng tộc đó càng gắn bó với nhau chặt chẽ hơn. Theo truyền thống, dân Việt thờ cúng tổ tiên là hành động tưởng nhớ người thân đã qua đời, cũng có nghĩa là thực hành đạo hiếu, để con cháu không quên cội nguồn, về sau người ta thêm vào sự thờ phượng và cúng bái.

Thực hành đạo hiếu của người theo Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là 

phù hợp với thực hành đạo hiếu của Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, theo 

Cơ Đốc giáo, để trở nên người con thảo hiếu, là phải lo lắng, chăm 

sóc ông bà, cha mẹ lúc còn tại thế. Tổ tiên cũng là con người, đều 

là tạo vật của Đức Chúa Trời nên không có quyền ban phước hay 

giáng họa. Vì thế, chỉ kính chớ không nên thờ. 

          TRÍCH TRONG Chứng đạo trong bối cảnh Việt nam
NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.